Cảm nhận về các bài thơ: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Nhàn, Đọc Tiểu Thanh kí doc - Pdf 12

Cảm nhận về các bài thơ: Tỏ lòng, Cảnh ngày
hè, Nhàn, Đọc Tiểu Thanh kí

Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng
Triều đại nhà Trần (1226-1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng
nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm
lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công
Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử
gia ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng –
thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn,
“Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán
Siêu.v.v… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng,
văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và
“Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương”.
Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công
của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh
tướng Phạm Ngũ Lão.
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang
dũng mãnh. Câu thơ “Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình tượng
kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang sơn) vừa mang kích thước thời
gian chiều dài lịch sử (kháp kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở “bình
Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa

phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh
như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng
dũng cảm. Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà tướng sĩ còn học tập
binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu “Khiến cho người người
giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở
cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…” để Tổ quốc Đại Việt được
trường tồn bền vững: “Non sông nghìn thuở vững âu vàng” (Trần Nhân Tông).
“Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng,
mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng,
trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các anh
hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông-A”.
Cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp gương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương."
Bài thơ 8 câu 57 chữ gồm một bức tranh cảnh ngày hè - 6 câu đầu và một lời
bình, suy ngẫm từ bức tranh ấy - 2 câu cuối.
Trong bức tranh đậm màu, nền trời chiều ráng đỏ, một ngôi lầu vắng lặng, cây
hoè cổ thụ ngoài sân tán xanh thẫm, che rợp, bên hiên nhà cây thạch lựu sắc đỏ. Vài
ba chú ve trên các cành cây. Ao sen hồng và xa xa là làng chài đang họp chợ. Có một
người ngồi trên lầu trâm ngâm.
Xem tranh, trước hết ta thấy một tư thế của con nguời ngồi đó. Câu mở đầu
“hóng mát” - ngoạn cảnh nhàn nhã, thảnh thơi.
Nên nhớ, đây là bức tranh thơ của vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc
một thời, từng “đau lòng nhức óc” vì vận nước từng cùng Lê Lợi “dựng cầu trúc ngọn

thở sống.
Cho nên vẽ bức tranh này đâu chỉ là chuyện của giác quan chuyên nghiệp họa
sĩ hay thi sĩ mà là năng lực, phẩm chất của tâm hồn - tâm hồn tinh tế, đằm thắm của
một con người hết mực yêu đời, say mê cuộc sống.
Bức tranh Cảnh ngày hè có một lời bình - một suy ngẫm đứng riêng, độc lập.
Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Mạch thơ từ hướng ngoại sang hướng nội. Từ miêu tả sang biểu cảm, khách thể
sang chủ thể. Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơ kết. Ấy
là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời.
Giấc mơ, đó là giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người
Phương Đông sống trong thời trung đại. Mong sao có một bậc vua hiền để được yên
ổn ấm no hạnh phúc. Trước hơn bốn trăm năm, thời Tiền Lê, Pháp Thuận đã phát biểu
"Vận nước như mây cuốn / Trời Nam mở thái bình / Vô vi trên điện các / Xứ xứ dứt
đao binh". Vận nước có rối ren thế nào cũng mong hai chữ thái bình, nhà vua đừng
làm điều gì nhiễu nhương thì khắp nơi đều hết nạn binh đao. Sau mấy mươi năm, vị
vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng mong muốn :
Nhà nam nhà bắc đều có mặt
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
Bây giờ đây, ưu tư thế cuộc, nhìn đời - từ cỏ cây, vạn vật đến sinh linh vui sống
như thế, Nguyễn Trãi lại khắc khoải khát vọng muôn năm này. Mong trị quốc, bình
thiên hạ sao cho dân giàu nước mạnh là giấc mơ của một bậc đại nhân.
Nếu giấc mơ kia là của bậc đại nhân, thì cái lõi tư tưởng của giấc mơ là của bậc
đại trí. Đó là tư tưởng “thân dân” (dĩ dân vi bản) từng được vạch rõ trong Bình Ngô
Đại Cáo - "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Đó là tư tưởng lớn. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy từng sôi sục trong hành
động, khắc khoải trong tâm tưởng, rát bỏng trong thi ca. Cả bài thơ 8 chữ, đến tận
dòng cuối cùng, chữ “dân” mới bật ra, song chính là cái nền tư tưởng, tình cảm của tác
giả, cái hồn của bài thơ. Là sợi chỉ dỏ xâu chuỗi cả 8 câu thơ lại.
Cảnh ngày hè (Gương báu răn mình số 43) không định giáo huấn chung. Trước

lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không
tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của
riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ
đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản
lĩnh:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những
vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực
chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một
bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với
một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng
định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định
nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính
toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm
tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà
thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù
hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng
vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở
xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào
thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo
danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn -
dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng
hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu –
Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận

Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc
sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con
đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con
người chân chính.
Cảm nhận bài thơ Đọc Hiểu Thanh Ký
Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ
chữ Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc
lộ những tâm tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ
"Độc Tiểu Thanh ký" những tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng,
gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh.
Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa
sự xót thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất
cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ
nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
Trong thơ văn trung đại, không phải ít hình ảnh những người phụ nữ "tài hoa
bạc mệnh", là nạn nhân của cái quy luật "hồng nhan đa truân". Người cung nữ của
Nguyễn Gia Thiều đa tài là thế:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương"
và: "Cờ tiên, rượu thánh ai đang
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm
Nhưng rồi rốt cuộc cũng chỉ bị nhốt nơi cung cấm mà nuối tiếc quá khứ, chán
nản hiện tại và lo sợ cho tương lai. Tuy nhiên, phải nói rằng chỉ đến Nguyễn Du mới
xuất hiện cả một lớp người mang trọn cái số kiếp bạc mệnh ấy: Kiều, Đạm Tiên,
người ca nữ đất Long Thành Số phận của họ nằm trong mạch cảm hứng chung của
Nguyễn Du và thể hiện tấm lòng nhân đạo bao la ở ông. Bởi thế dễ hiểu vì sao cuộc
đời Tiểu Thanh - một người con gái xa về thời gian, cách về không gian lại nhận được
sự cảm thông sâu sắc như thế từ nhà thơ. Tiểu Thanh cũng đầy đủ tài hoa, nhan sắc,
nhất là tài hoa văn chương, thơ phú. Cuộc đời cuối cùng cũng vùi chôn trong nấm mồ
khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái

Tiên, Tố Như tử làm truyện Thúy Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một, người
đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình
thật là cái mối thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy".
Quả thực cái sự vô tình, trớ trêu của tạo hoá với những kẻ tài năng đã trở thành mối
hận của muôn đời và khắp chốn.
Như vậy, tình thương của Nguyễn Du đối với Tiêủ Thanh là tình cảm của
những người tuy xa cách về hoàn cảnh nhưng lại tương đồng trong cảnh ngộ. Từ nỗi
thương mình mà xót xa cho người. Và từ sự thương cảm cho người lại tiếp tục gợi lên
bao băn khoăn, day dứt cho kiếp mình. Bởi một lẽ, Tiểu Thanh rốt cuộc còn có được
một Nguyễn Du tri âm tri kỷ rỏ lệ xót xa. ít hay nhiều linh hồn văn chương, nhan sắc,
tài hoa "hữu thần" ấy còn có được sự an ủi. Nhưng còn Nguyễn Du, cũng là kẻ "tài tử
đa cùng" lắm sự lận đận gian nan thì 300 năm sau biết còn ai trong thiên hạ tưởng
nhớ, tiếc thương. Đó là cái tâm sự băn khoăn không thể có lời giải đáp mà chỉ nhờ qua
trường hợp Tiểu Thanh, Nguyễn Du mới có cơ hội suy ngẫm và gửi gắm.
Bài thơ có kết cấu đặc biệt: hai câu đầu là cảnh vật, sự kiện, còn 6 câu sau nặng
một khối tình. Khối tình ấy xét riêng ra thì là sự xót xa cho số kiếp Tiểu Thanh và
những băn khoăn về cuộc đời chính tác giả. Nhưng ở tầng sâu khái quát nó là nỗi
niềm của cả một lớp kẻ sĩ tài hoa, tài tử mà nhân ái bao la.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status