nghiên cứu triết học công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở việt nam một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết - Pdf 12


Nghiên cứu triết học
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở
VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT


đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chặng đường tiếp theo. Đến Đại
hội lần thứ VII (1991), việc chuẩn bị tiền đề để chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được hoàn thành cơ bản. Đặc biệt, tại
Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã thông qua Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, trong đó
lấy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn làm trọng tâm. Đại
hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) tiếp tục khẳng định: “đẩy mạnh hơn nữa
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ
các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”(1).
Đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực
trong kinh tế nông thôn cũng như trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội nông thôn. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc thể hiện sự bất
cập, hạn chế của quá trình này cũng đã xuất hiện và có diễn biến phức tạp, đòi
hỏi phải được nhận thức và giải quyết. Cụ thể là:
Thứ nhất, về cơ bản, quá trình công nghiệp hoá hiện còn chưa thúc đẩy sự phát
triển của nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Theo quy luật, trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cùng với sự phát
triển kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ chuyển dần từ thuần trồng trọt, sản
xuất lương thực sang đa dạng hoá cây trồng, rồi đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả, cây công nghiệp tăng dần;
trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp cũng
dần chiếm ưu thế. Nhưng thực tế phát triển ở nước ta thời gian qua cho thấy,
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu dưới
dạng làng nghề, phân tán rải rác khắp nơi với quy mô nhỏ và công nghệ đơn
giản. Nguyên nhân chủ yếu là do, trong nhiều năm, hầu như mọi nguồn lực ở
các địa phương đều tập trung cho công nghiệp hoá, mà có phần xem nhẹ hoặc
đầu tư chưa thoả đáng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nói cách khác,

số xã có mật độ dân số cao, trong đó có xã bị thu hồi 70 - 80% tổng diện tích đất
canh tác(2). Kết quả tổng hợp từ các địa phương cho thấy, có khoảng 10 - 20%
số hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất, khoảng 20% số hộ bị thu hồi 2/3 đất sản
xuất, còn lại khoảng 60% số hộ bị thu hồi 1/2 diện tích. Trung bình mỗi hộ nông
dân có khoảng 1,5 lao động và mỗi ha đất thu hồi sẽ ảnh hưởng tới việc làm của
trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong
những năm qua đã ảnh hưởng tới đời sống của 627.495 hộ gia đình, khoảng
950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân(3). Khi ruộng đất bị Nhà nước thu hồi để
sử dụng vào mục đích phát triển công nghiệp, các thành viên của nhiều gia đình
nông dân trở thành thất nghiệp ngay trên quê hương mình và sống dựa vào số
tiền đền bù đất bị thu hồi. Do không có kế hoạch đầu tư cho việc học nghề, tạo
việc làm mới nên số tiền đền bù rồi cũng bị tiêu dùng hết, người nông dân lại đổ
ra thành phố kiếm việc làm thuê, làm mướn
Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất
nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa được các cấp, các ngành
chức năng quan tâm đúng mức, vì tư tưởng cho rằng đó là việc của nông dân và
chính quyền địa phương. Việc thu hút lao động tại chỗ vào làm việc tại các khu
công nghiệp được xác định là ưu tiên số một, là trách nhiệm của các ngành, các
cấp và nhất là các địa phương có khu công nghiệp, là nghĩa vụ của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, nhưng trên thực tế chưa giải quyết được bao
nhiêu. Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở các doanh nghiệp trong
các khu, điểm công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 - 20%. Tình trạng thất nghiệp
trong nông dân đang trở nên phổ biến và là vấn đề xã hội cấp thiết cần được các
ngành chức năng quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn
định xã hội không chỉ ở khu vực nông thôn, mà cả khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, việc phát triển các khu công nghiệp vừa góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, song cũng có phần làm lãng phí đất đai. Rõ ràng là, trên cùng
một diện tích đất, đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn nhiều so với sản xuất thuần nông. Bình quân 1 ha đất nông
nghiệp chỉ sử dụng 4 - 5 lao động, tạo ra giá trị kinh tế khoảng 10 triệu

của nhóm hộ giàu sẽ gấp 6 - 7 lần thu nhập của nhóm hộ nghèo. Dân số ở nông
thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng
thu nhập quốc dân của 20% dân số sống ở thành thị. Sự phân hoá giàu nghèo làm
cho một bộ phận nông dân không đủ tiền chi trả những dịch vụ y tế, giáo dục,
không có điều kiện nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, xã hội, về đời sống
văn hoá tinh thần
Sự phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là điều
không thể tránh khỏi. Sự phân hoá này có ý nghĩa tích cực nhất định đối với sự
phát triển kinh tế. Bởi vì, nó kích thích các cá nhân phải phát huy tính chủ động,
sáng tạo, làm việc chăm chỉ, cần mẫn và tìm cách vươn lên làm giàu, tăng thu
nhập, nâng cao mức sống của mình để tránh rơi vào tình trạng đói nghèo. Do
vậy, trên một ý nghĩa nhất định, sự phân hoá giàu nghèo hợp lý là một biểu hiện
của công bằng xã hội được thiết lập, là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Nó kích thích người lao động tự nâng cao địa vị xã hội, mức sống… bằng chính
năng lực của bản thân họ. Điều này khác hẳn với sự cào bằng thu nhập trong
thời kỳ bao cấp dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, vì kẻ lười nhác và
người chăm chỉ, kẻ bất tài và người có năng lực đều được hưởng kết quả gần
như ngang nhau. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn đang tiểm ẩn
nguy cơ dẫn đến những phân hoá xã hội sâu sắc hơn về lối sống và vị thế xã hội,
về đẳng cấp và giai tầng; tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng các mâu
thuẫn xã hội, làm xói mòn và suy giảm quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã vốn rất
bền vững. Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn nước ta chưa gay gắt đến
mức trở thành nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội.
Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó sẽ là một nhân tố có khả năng dẫn
đến các xung đột, gây bất ổn định xã hội.
Thứ tư, một mặt trái khác của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, đó là làm
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của cộng đồng dân
cư ở nông thôn. Những năm qua, hoạt động của nhiều nhà máy trong các khu
công nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, tình trạng ô
nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp đang có những diễn biến hết sức phức

những mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và nền
kinh tế thị trường, nhiều giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông
thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn
hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở nông thôn. Một bộ phận nông dân bị tha
hoá về đạo đức, bắt đầu có dấu hiệu của lối sống thực dụng, coi trọng vật chất
hơn tình nghĩa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà không tính đến lợi ích của
người khác hoặc của cộng đồng. Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng
làng xã vốn hồn nhiên và chân chất dần bị chi phối bởi sự tính toán hơn thiệt.
Thậm chí, đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột nghiêm trọng giữa
anh em, bà con ruột thịt chỉ vì những lợi ích vật chất thuần tuý.
Trong những năm qua, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ,
cùng với sự xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở
các vùng nông thôn. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ở
nông thôn. Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện
nghe nhìn… đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh
niên lười biếng, “học đòi” trở nên hư hỏng. Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội
đã xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ
bạc, số đề, mê tín dị đoan, mại dâm cũng có chiều hướng gia tăng, đang tàn phá
sự bình yên của xã hội nông thôn và các gia đình nông dân. Một số loại tội phạm
nguy hiểm trước đây chưa từng xảy ra ở nông thôn thì nay đã xuất hiện và diễn
biến phức tạp trên diện rộng. Những phần tử này thường kích động, gây rối trật
tự công cộng,
Ngoài ra, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộc sống của
người nông dân cũng là một trong những lý do khiến các hoạt động mê tín dị
đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục, phát triển ở
nông thôn. Những hiện tượng này đôi khi hoà lẫn vào trong các hoạt động tôn
giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt, nạn “buôn thần, bán thánh” xảy ra khá phổ biến trong
đời sống tôn giáo - tín ngưỡng và trong một số lễ hội làng. Những hiện tượng này
không những làm giảm tính thiêng liêng, sự trong sáng của các sinh hoạt văn hoá,
tôn giáo và tín ngưỡng cộng đồng, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá

đền bù tối thiểu đối với đất nông nghiệp, gắn với chính sách tái định cư,
giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống của nông dân không còn hoặc còn ít
đất sản xuất; việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; sự thống
nhất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất đai.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện
và kiên quyết xử lý nghiêm túc, triệt để những tổ chức, cá nhân có hành vi
tiêu cực, tham nhũng, vi phạm luật đất đai nhằm tăng cường giáo dục, răn
đe đối với những người khác, đồng thời củng cố lòng tin trong nhân dân
vào tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hai là, các Bộ, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản
lý các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả quỹ đất cũng như lực lượng lao động tại chỗ; hạn chế đến mức
thấp nhất việc sử dụng đất nông nghiệp của nông dân để xây dựng khu
công nghiệp. Việc lập quy hoạch các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp phải được tính toán một cách toàn diện, phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả
nước. Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành
nghề, đặc biệt là phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương để
tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã được duyệt dự án và cấp đất
nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng dự án đã được duyệt; kiên quyết
thu hồi đối với những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, như cho thuê lại,
chuyển nhượng, đầu cơ đất, buôn bán đất hoặc để hoang hoá gây lãng phí.
Ba là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, gắn phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, ổn định đời sống người
nông dân. Trước hết, tập trung tổ chức lại và nhanh chóng chuyển nền
nông nghiệp sản xuất nhỏ dựa trên lao động thủ công, kỹ thuật và công
nghệ lạc hậu sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có quy mô hợp lý và

ưu đãi của Nhà nước để tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo
thêm nhiều việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường ở
các khu công nghiệp. Đến nay, khung pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường
trong khu công nghiệp nói riêng và trên cả nước nói chung đã và đang
được hoàn thiện, đặc biệt là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/7/2006, cùng với một số văn bản hướng
dẫn thi hành đã bước đầu phát huy tác dụng tích cực nhất định trong việc
quản lý và bảo vệ môi trường. Song, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn. Để việc bảo vệ môi trường thật sự đạt hiệu quả, thực
hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2010, tất cả các khu công nghiệp, khu chế
xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn
nữa việc xây dựng và ban hành các quy định chế tài pháp lý trong việc
quản lý môi trường, có những chế tài mang tính bắt buộc cao đối với chủ
đầu tư trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải. Bên cạnh đó, cần
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử
lý nghiêm theo pháp luật các doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam
kết về bảo vệ môi trường.
Năm là, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của các
nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng phương thức phù hợp và có
hiệu quả, một số nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển đã tiến hành
công nghiệp hoá thành công để trở thành nước công nghiệp phát triển chỉ
trong vòng vài thập niên. Chẳng hạn, Nhật Bản với phương châm “nông
nghiệp phát triển tạo đà công nghiệp hoá” đã gắn kết hài hoà giữa nông
nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị trong quá trình công nghiệp
hoá. Hàn Quốc với phương châm “công nghiệp đi trước, nông nghiệp theo
sau” đã chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn
phá nặng nề sang nền kinh tế công nghiệp chỉ trong vòng 20 năm. Đài

(5) Xem: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo tình hình hoạt động của khu
công nghiệp, khu chế xuất năm 2006, Hà Nội.
(6) Đó là phương pháp kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian cần
thiết để làm ra của cải bù đắp nhu cầu của người sản xuất - Lấy đi nhờ làm
thêm giờ, tăng sức lao động.
(7) Là phương pháp áp dụng công nghệ, giảm chi phí lao động cần thiết để
sản xuất một đơn vị sản phẩm, giảm thời gian lao động cần thiết để bù đắp
nhu cầu của người sản xuất - Giá trị gia tăng nhờ tăng năng suất lao động.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status