Thuyết Minh về "Chiếc Áo Dài Việt Nam" doc - Pdf 12

Thuyết Minh về "Chiếc Áo Dài Việt Nam"

Trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của
riêng người Việt. Điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình
thành và phát triển chiếc áo dài.
Thời kỳ từ 1885-1915
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng áo dài
là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra
ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo
bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của
phương Bắc.
Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi
tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu
Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào
độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là xường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ
Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.
Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de
Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả
rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài,
áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài
được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt
Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa để tóc dài và vấn khăn như đàn bà".
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi
khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng
mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo,
mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba
hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên
ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc

Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội.
Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn
giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái
tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay
nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại
đến khoảng năm 1943.
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc
đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người.
Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân
dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ
giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ
biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo
cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá
chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài
cổ thuyền.
Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60,
áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo
may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo
thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian
này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại
đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến
60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.
Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo
dài có phần đơn giản hơn. Nhưng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn,
thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè quốc tế nghĩ tới như là một biểu tượng của
người phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo dài đầu
tiên. Sáu năm sau, tà áo dài xanh thướt tha đã đưa Việt Nam tới danh hiệu "Trang
phục truyền thống đẹp nhất" tại Tokyo, Nhật Bản.
Các nhà thiết kế đương đại thường "thí nghiệm" với các loại vải mới , các motif


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status