Bài tập tình huống ôn thi Tốt nghiệp ngành Luật có đáp án - Pdf 13

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Vụ án 1
Văn Đình Phong (không có giấy phép lấy xe môtô) là người làm thuê cho gia đình anh Hà
Văn Tấn ở thành phố T. Khoảng 20 giờ ngày 13/10/2005, thấy chiếc xe Dream II của anh Tấn
để ngoài sân, chìa khóa vẫn còn cắm trong ổ khóa, Phong đã dắt xe của anh Tấn ra, sau đó
chạy theo hướng Quốc lộ 1A với ý định đi tìm nơi tiêu thụ. Khi đến KM 36 + 600, thuộc bộ
phận đường D, thành phố T, gần đoạn đường có dải phân cách hở để qua lại, Phong phát hiện
phía trước cùng chiều cách khoảng 10m có 1 chiếc Win do anh Nguyễn Văn Đón điều khiển
đang si-nal xin đường rẽ trái để vào đoạn đường phân cách hở. Do tốc độ cao và xử lý lúng
túng nên xe do anh Phong điều khiển đã đâm vào giảm xóc bánh trước của chiếc Win làm xe
này quay 90 độ trượt dọc theo đường 4,7m và đổ sang trái. Anh Đón bị văng ra khỏi xe, đập
đầu xuống nền đường bất tỉnh. Lợi dụng lúc mọi người đang tập trung cứu chữa cho anh Đón,
Phong cỡi xe biến mất, đem xe gởi nhà anh rể là Nguyễn Văn Kiệm rồi đi xe ôm về nhà mình.
Sáng hôm sau, Phong đến nhà Kiệm lấy xe đi tiêu thụ thì bị bắt giữ.
Anh Đón được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã chết sau khi phẫu thuật 4 ngày. Theo
kết luận giám định pháp y thì nguyên nhân nạn nhân chết là do vỡ hộp sọ, tụ máu lan tỏa dưới
màng cứng, dập vỡ não lớn.
Anh, chị hãy định tội danh trong vụ án này.
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
+ Đối với Văn Đình Phong:
Không có giấy phép lái xe.
Khoảng 20 giờ ngày 13/10/2005 thấy xe anh Tấn để ngoài sân mà chìa khóa vẫn còn
cắm trong xe.
Phong dẫn xe anh Tấn chạy theo QL 1A với ý định tìm nơi tiêu thụ.
Phong điều khiển xe với tốc độ cao và xử lý lúng túng nên đã đâm vào xe anh Đón,
anh Đón văng ra khỏi xe đập đầu xuống nền đường bất tỉnh.
Lợi dụng mọi người đang cứu anh Đón, Phong cỡi xe biến mất.
Đem xe gởi nhà anh rể là Nguyễn Văn Kiệm rồi đi xe ôm về nhà mình. Sáng hôm sau,
Phong đến nhà Kiệm lấy xe đi tiêu thụ thì bị bắt giữ.
b. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra

năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Phong có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đủ cơ sở kết luận Phong phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. ( Điều 202 BLHS )
d. Kết luận
Văn Đình Phong phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản ở Điều 138
BLHS và tội vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ Điều 202
BLHS
Vụ án 2
Đoàn Văn Thành là công nhân làm việc tại công ty IK Vina thuộc khu chế xuất Tân An
(doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Do biết được sự sơ hở trong việc quản lý sản phẩm của
công ty, Thành bàn với anh Nguyễn Văn Vinh, Tạ Minh Giang lấy sản phẩm của công ty đem
ra ngoài để Vinh, Giang mang đi tiêu thụ lấy tiền tiêu xài và được cả bọn đồng ý.
Khoảng 11h ngày 21/8/2004, lợi dụng lúc công nhân của công ty đi ăn cơm, Thành lẻn
vào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sản phẩm là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 kho
hàng bỏ trống của công ty, Thành đã lấy sẵn 2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vào
trong hai bao tải này, sau đó quăng qua cửa kính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờ
sẵn. Giang, Vinh mỗi người vác 1 bao. Khi Giang và Vinh đi đến cổng sau khu chế xuất thì bị
hai anh bảo vệ là Xuân và Yên phát hiện đuổi bắt. Do bị áp sát, Giang và Vinh quay lại chống
trả. Giang bỏ bao tải xuống đất quay lại đánh tới tấp vào anh Yên khiến anh Yên mất đà ngã
xuống đất, sau đó Giang vác bao tải bỏ chạy, thấy không thể chống đỡ được anh Xuân, Vinh
bỏ lại bao tải chạy ra ngoài đường. Nghe tiếng hô của 2 bảo vệ, các công nhân đã tập trung lại
tóm được 2 tên.
Anh, chị hãy định tội cho các bị can trong vụ án.
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:
* Đối với Đoàn Văn Thành:
Bàn với anh Nguyễn Văn Vinh, Tạ Minh Giang lấy sản phẩm của công ty đem ra ngoài để
mang đi tiêu thụ

Đối với hành vi của Đoàn Văn Thành. Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài
sản
+ Khách thể của tội phạm: Thành xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, tác
động xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ.
+ Khách quan của tội phạm: Thành có hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty lén lút, tránh
sự phát hiện của công ty bằng cách Thành lẻn vào bộ phận mài 3 của công ty lấy 1 số sản
phẩm là muỗng inox rồi bỏ lên xe đẩy đến 1 kho hàng bỏ trống của công ty, Thành đã lấy sẵn
2 chiếc bao tải nhỏ rồi đổ hết số muỗng đó vào trong hai bao tải này, sau đó quăng qua cửa
kính đưa ra ngoài chỗ Vinh và Giang đang chờ sẵn
+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi
+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Thành bị giới hạn về năng
lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Thành có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ
cơ sở kết luận Thành phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )
Đối với hành vi của Nguyễn Văn Vinh. Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp tài
sản
+ Khách thể của tội phạm: Vinh xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, tác
động xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ.
+ Khách quan của TP: Vinh có hành vi chiếm đoạt tài sản của ông công ty lén lút chờ sẵn
bên ngoài công ty để nhận sản phẩm mà anh Thành quăng qua cửa kính
+ Chủ quan của TP: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi
+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Vinh bị giới hạn về năng lực TN
HS vì vậy đương nhiên hiểu Vinh có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ
cơ sở kết luận Vinh phạm tội trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )
Đối với HV của Tạ Minh Giang. Điều 133 BLHS có quy định tội cướp tài sản
+ Khách thể của tội phạm: Vinh xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản cuả công ty, và quan
hệ nhân thân của người quản lý tài sản đó là anh Yên- bảo vệ công ty, điều 133 BLHS bảo vệ.
3
+ Khách quan của tội phạm: Giang có hành vi chờ sẵn bên ngoài công ty để nhận sản

Nhận được tin báo, anh Nguyễn Văn Mão là phó công an xã đến nhà bà Lan thì thấy Hải
đang đập phá. Anh Mão hỏi Hải lý do đập phá, Hải trả lời: “Tao thích thì tao đập, đập vỡ tao
đền, ông thích thì cứ lập biên bản !” Khi lập biên bản thì Hải bỏ đi ra ngoài khoảng 2-3 phút.
Lúc trở lại, Hải hùng hổ nói: “ Mày muốn chết sao mà lập biên bản ông? ”, rồi rút chiếc đục
cán gỗ ra đâm thẳng vào người anh Mão. Anh Mão tóm được tay cầm đục của Hải và giằng
co. Sau đó, anh Nõn và anh Luận lao vào đã lấy được chiếc đục trên tay Hải. Hải liền quay ra
lấy liền 1 vỏ chai Coca Cola bên cạnh tiếp tục đập anh Mão, nhưng bị mọi người xông vào
tóm lấy. Tổng trị giá thiệt hại do Hải đập phá là 200.000đ
Hỏi Hải có PT không? Tội gì? (nếu có)
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
Đối với Lê Văn Hải:
Khoảng 19 giờ ngày 29/12/2004 Lê Văn Hải cầm 1 chiếc đục cán gỗ hình lục lăng chọt
vào chiếc tủ kính bán hàng của bà Lan làm vỡ kính.
Hải trả lời anh Mão “ Tao thích thì tao đập, đập vỡ tao đền, ông thích thì cứ lập biên bản”
Hải bỏ ra ngoài sau khi quay lại Hải hùng hổ nói “ Mày muốn chết sao mà lập biên bản
ông?” rồi rút chiếc đục cán gỗ ra đâm thẳng vào người anh Mão
4
Hải quay ra lấy một vỏ chai Coca Cola bên cạnh tiếp tục đập anh Mão. Nhưng bị mọi
người xông vào tóm lại
Tổng trị giá thiệt hại do Hải đập phá là 200.000đ
b. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.
Đối với Lê Văn Hải :
Hành vi của Lê Văn Hải là hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, dùng vũ
lực, đe dọa anh Mão trong khi anh Mão đang thi hành công vụ, điều luật cần kiểm tra là điều
143, điều 257 BLHS
c. Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của
bị can.
Đối với hành vi của Lê Văn Hải. khoản 1 điều 143 BLHS có quy định tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Vụ án 4
Nguyễn Văn Trường là người làm công của nhà chị Nguyễn Thị Bình. Do Trường không
có nhà ở nên chị Bình cho Trường ở nhà của mình để trông nom nhà cửa khi chị đi vắng.
Thấy nhà chị Bình có tiền, nhân 1 lần chị Bình để quên chìa khóa két sắt ở nhà, Trường đã
tranh thủ đánh thêm 1 chìa để dùng. Thỉnh thoảng, khi hết tiền, Trường dùng chìa khóa mở
két sắt lấy vài ba trăm xài đỡ. Nhiều lần như vậy nhưng chị Bình không hề biết.
Cuối năm 2003, Trường có gặp chị Hoàng Thị Tình, làm nghề uốn tóc cùng quê với Trường.
Hai người yêu nhau và dự định đầu năm 2004 Trường sẽ về quê để cưới Tình. Tuy nhiên, đầu
5
năm 2004, mẹ Tình bệnh phải đưa vào viện, Trường biết tin nên mở két sắt lấy 5 triệu đồng
để đưa cho Tình. Tình hỏi tiền ở đâu ra, Trường thành thật nói cho Tình nghe, nhưng Tình
không nói gì lấy tiền đi đóng viện phí cho mẹ.
Đầu tháng 3 năm 2004, Tình nói Tình cần ít tiền chuẩn bị đám cưới. Trường đã mở két
sắt lấy 10 triệu đồng đưa cho Tình. Mấy hôm sau,Tình dẫn Trường đi xem 1 căn nhà ở ngõ H
và bảo người ta cần bán gấp với giá 290 triệu đồng và nói Tình đã dùng 10 triệu đồng mà
Trường đưa để đặt cọc mua nhà rồi. Trường đã về nhà mở két sắt lấy 30 tờ trái phiếu (10 triệu
đồng/1 tờ) và 50 triệu đồng để đưa cho Tình trả nốt tiền căn nhà và sắm sửa đồ đạc.
Ngày 14/3/2004, chị Bình đã đến trụ sở công an để trình báo sự việc và được công an
điều tra làm rõ.
Anh (chị) tính sao vụ này?
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:
Đối với Nguyễn Văn Trường:
Trường đã tranh thủ đánh thêm 1 chìa khóa két sắt ở nhà chị Bình
Nhiều lần Trường dùng chìa khóa đó mở két sắt lấy vài ba trăm xài khi hết tiền
Cuối năm 2003 Trường biết tin mẹ của Tình ( người yêu Trường ) bệnh, nên mở két sắt
lấy 5 triệu đồng đưa cho Tình.
Đầu tháng 3 năm 2004 Trường mở két sắt lấy 10 triệu đồng đưa cho Tình để chuẩn bị đám
cưới.
Trường về nhà mở két sắt lấy 30 tờ trái phiếu ( 10 triệu đồng/tờ) và 50 triệu đồng đưa

các bị can.
Đối với hành vi của Nguyễn Văn Trường. Điều 138 BLHS có quy định tội trộm cắp
tài sản
+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ sỡ hữu về tài sản của chị Nguyễn Thị Bình,
tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội được điều 138 BLHS bảo vệ.
+ Khách quan của tội phạm: Hành vi của Nguyễn Văn Trường có hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản của chị Nguyễn Thị Bình một cách trái pháp luật nhiều lần, và tài sản mà Trường
chiếm đoạt trên 365 triệu đồng đủ cấu thành tội phạm.
+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích vụ lợi
+ Chủ thể của TP: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Văn Trường bị giới hạn về
năng lực TNHS vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Văn Trường có đủ năng lực TNHS
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản, đủ
cơ sở kết luận Nguyễn Văn Trường PT trộm cắp tài sản ( Điều 138 BLHS )
Đối với HV của Nguyễn Thị Tình.
Hành vi thứ nhất. Điều 250 BLHS có quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có
+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự pháp luật, gây ảnh hưởng
xấu đến công tác phòng chống tội phạm, Tình có hành vi tiêu thụ tài sản do Trường phạm tội
mà có với số tiền là 5 triệu đồng
+ Khách quan của tội phạm: Tình có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản đã lấy được qua
người phạm tội là Trường với số tiền là 5 triệu đồng, hành vi này không có sự hứa hẹn thỏa
thuận trước đối với Trường
+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích tiêu thụ tài sản
+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị Tình bị giới hạn
về năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị Tình có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Tình phạm tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( Điều 250 BLHS )
Hành vi thứ hai của Nguyễn Thị Tình. Điều 138 và khoản 2 điều 20 BLHS

hưởng 70.000đ còn lại vào túi T.
Vụ này anh (chị) tính sao?
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
Đối với Nguyễn Thị T:
T đến huyện Y, tỉnh H tìm gái về phục vụ bán dâm tại nhà nghỉ của mình, không đúng quy
định như giấy phép kinh doanh mà UBND huyện X cấp cho Nguyễn Thị T.
Đêm 19/12/2008 tại nhà nghỉ của T, Công an huyện X bắt quả tang 3 cặp nam nữ mua bán
dâm và 1 gái khác đang chờ.
T đã tổ chức bán dâm trong vòng 3 tháng tại nhà nghỉ của mình là khoảng 270 lần.
b. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.
Đối với Nguyễn Thị T:
Hành vi của Nguyễn Thị T kinh doanh trái phép, không đúng với quy định trong nội dung
giấy phép đăng ký kinh doanh được Ủy ban nhân dân huyện Y cấp cho Nguyễn Thị T, và có
hành vi chứa gái mại dâm và môi giới mại dâm, các điều luật cần kiểm tra là điều 159, điều
254, điều 255 BLHS
c. Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của
bị can.
Đối với hành vi thứ nhất của Nguyễn Thị T. Điều 159 BLHS có quy định tội kinh
doanh trái phép.
+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm quyền quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh
doanh thương mại được điều 159 BLHS bảo vệ.
+ Khách quan của tội phạm: Nguyễn Thị T được Ủy ban nhân dân huyện Y cấp giấy phép
kinh doanh đăng ký kinh doanh các ngành nghề nhà nghỉ, cà phê, giải khát, dịch vụ karaoke,
mở nhà nghỉ nhưng Nguyễn Thị T đã có hành vi làm trái với giấy phép đăng ký kinh doanh
trên tự ý tìm gái mại dâm về phục vụ trong nhà nghỉ, không thực hiện đúng như ngành nghề
đã đăng ký và tìm gái mại dâm về phục vụ trong nhà nghỉ là trái pháp luật.
+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp vì vụ lợi
+ Chủ thể của tội phạm: căn cứ vào tình tiết vụ án không nói Nguyễn Thị T bị giới hạn về
năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu Nguyễn Thị T có đủ năng lực trách

d. Kết luận
Nguyễn Thị T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội kinh doanh trái phép tại điều 159
BLHS, tội chứa mại dâm điều 254 BLHS, tội môi giới mại dâm điều 255 BLHS
Vụ án 6
Nguyễn Thị Tư thường trú tại huyện C, tỉnh S. Vào lúc 11h trưa ngày 23/6/2004 Tư ra đốt
ruộng vừa gặt lúa xong, để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Sau khi châm lửa, Tư vào nhà. Khoảng
4h được tin báo, Tư cùng bà con ra xem thì thấy lâm trường P, rừng trạm đã bị cháy. Tư tức
tốc vào báo với Ban quản lý lâm trường. Tuy nhiên, mọi nỗ lực dập tắt lửa không có hiệu quả.
Kết quả 50 hecta rừng tràm bị thiêu trụi.
Lâm trường P do Lê Khương Hưu làm giám đốc, Trần Trọng Hỷ là phó giám đốc. Ngày
hôm đó thuộc ca trực “chòi canh” của Đỗ Quốc Đạt. Tuy nhiên, Đạt được Lưu Trọng Đài,
Trịnh Hồng Ấm rủ đi nhậu vì vừa đốt được tổ ong.
Hãy xem có ai PT trong vụ án cháy rừng này không?
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:
Đối với Nguyễn Thị Tư:
11 giờ trưa 23/6/2004 Nguyễn Thị Tư ra đốt ruộng vừa gặt lúa xong
4 giờ nhận được tin báo, chị Tư cùng bà con ra xem thì thấy lâm trường P, rừng tràm đã bị
cháy 50 hecta. Tư tức tốc báo với Ban quản lý lâm trường.
Đối với Đỗ Quốc Đạt:
Ngày 23/6/2004 là ngày anh Đạt trực, tuy nhiên anh Đạt đi nhậu.
b. Xác định khách thể loại và QPPL HS cần kiểm tra.
Đối với Nguyễn Thị Tư:
Hành vi của chị Nguyễn Thị Tư đốt ruộng vừa gặt lúa xong nhưng cháy lan qua rừng tràm
gây thiệt hại 50 hecta, điều luật cần kiểm tra là điều 145 BLHS
9
Đối với Đỗ Quốc Đạt:
Hành vi của anh Đỗ Quốc Đạt thiếu trách nhiệm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng làm
thiệt hại 50 hecta rừng, điều luật cần kiểm tra là điều 144 BLHS
c. Kiểm tra cấu thành thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liện hệ với hành vi của

tài sản ( Điều 145 BLHS )
Đỗ Quốc Đạt phải chịu TNHS về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến TS
nhà nước (Điều 144 BLHS)
Vụ án 7
Ông N làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. Trưa ngày 15 tháng 2 năm 2006, B
đến tiệm của ông N hỏi mua 1 số phụ tùng xe máy trị giá 4,8 triệu đồng. B bảo ông N cho
toàn bộ số phụ tùng đó vào 1 chiếc thùng ( loại thùng đựng bột ngọt Vedan) và yêu cầu dán
kín lại. Sau đó, B nói cần ra chợ mua 1 số đồ dùng khác rồi sẽ quay trở lại lấy hàng rồi trả
tiền. Một lát sau, B quay lại và chở thêm 1 chiếc thùng (đã dán keo) giống y như loại thùng
mà ông N đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông N vào nhà nghe điện thoại thì B
đã nhanh tay tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy thùng phụ tùng nói trên ( cú điện
thoại đó là do B đã sắp đặt để S (14 tuổi) là cháu họ của B gọi cho ông N từ trạm điện thoại
dùng thẻ từ). Khi ông N quay ra, B viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và 1 giờ
sau quay lại nhận hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy B quay lại, ông N sinh nghi nên mở thùng
ra xem mới biết bên trong chiếc thùng đó chỉ toàn là muối và rác thải từ chợ rau quả.
Hãy định tội danh cho B?
10
Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
Đối với B:
Trưa 15/2/2006 B đến tiệm ông N hỏi mua 1 số phụ tùng xe honda trị giá 4,8 triệu đồng.
B yêu cầu ông N cho tất cả phụ tùng vào 1 thùng giấy và yêu cầu dán kín. B nói với ông N
ra chợ và sau đó quay trở lại với 1 chiếc thùng giống chiếc thùng ông N sử dụng đựng phụ
tùng xe cho B.
Lợi dụng lúc ông N nghe điện thoại B nhanh tay tráo chiếc thùng của mình mang theo với
chiếc thùng ông N sử dụng đựng phụ tùng xe cho B.
B viện lý do không đủ tiền để trả ông N, nên hẹn về nhà lấy tiền và đi mất
b. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.
Đối với B:
Hành vi của B là lợi dụng lúc ông N nghe điện thoại B nhanh tay tráo chiếc thùng của

Bài làm
a. Tóm tắt và phân tích hành vi của các bị can trong vụ án:
Đối với A
A 25 tuổi, biết ông C thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu, do từng làm thuê nhà ông
C
A nói cho B biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C
11
A đứng sát hàng rào phía ngoài, A nhận tài sản lấy được của ông C từ B, rồi chạy nhanh ra
khỏi vườn.
A sai H ( 18 tuổi ) đến hốc cây để lấy số tiền đã giật được.
A cho H 100.000đ
A và B chia tiền lấy được của ông C và nhận được số tiền là 1.1500.000đ.
Đối với B
B 22 tuổi, lẻn vào vườn đến sau lưng ông C giật chiếc khăn ném cho A.
B nhận tiền từ A chia cho, với số tiền là 1.1500.000đ.
Đối với H
H 18 tuổi, đến hốc cây để lấy số tiền mà A và B dấu.
H thấy có 2 cọc tiền, một cọc là 2.000.000 đ , 1 cọc là 2.400.000 đ
H lấy cọc tiền 2.000.000 đ giấu đi để xài riêng
H đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đ
H nhận 100.000 đ từ A cho.
b. Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.
Đối với A
Hành vi của A là nói cho B biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C và nhận tài sản lấy
được của ông C từ B, rồi chạy nhanh ra khỏi vườn, xâm hại quan hệ sỡ hữu tài sản của ông C,
điều luật cần kiểm tra là điều 20 và khoản 1 điều 136 BLHS
Đối với B
Hành vi của B là lẻn vào vườn đến sau lưng ông C giật chiếc khăn ném cho A, xâm hại
quan hệ sỡ hữu tài sản của ông C, điều luật cần kiểm tra là điều 20 và khoản 1 điều 136 BLHS
Đối với H

mối quan hệ với nhau. A và B cố ý cùng thực hiện hành vi cướp giật tài sản của ông C, khi đó
A nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật, nhận thức được hành vi của B cũng là trái
pháp luật, nhận thức được hậu quả xảy ra và mong muốn xảy ra hậu quả là cướp giật tài sản
của ông C
Từ những phân tích trên chúng ta đủ cơ sở kết luận A và B có đồng phạm cùng thực hiện
hành vi trộm cướp giật tài sản (điều 20 BLHS )
Đối với hành vi của H. Khoản 1 điều 250 BLHS có quy định tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
+ Khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự công cộng, trật tự pháp luật, gây ảnh hưởng
xấu đến công tác phòng chống tội phạm, H có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản do A và B
phạm tội mà có
+ Khách quan của tội phạm: H có hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản đã lấy được qua
người phạm tội là A và B, hành vi này không có sự hứa hẹn thỏa thuận trước đối với A và B
+ Chủ quan của tội phạm: là lỗi cố ý trực tiếp mục đích tiêu thụ tài sản
+ Chủ thể của tội phạm: H 18 tuổi, căn cứ vào tình tiết vụ án không nói về ngày tháng
năm sinh của H, cũng không đề cập đến ngày phạm tội, và cũng không nói H bị giới hạn về
năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy đương nhiên hiểu H có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Từ những phân tích trên so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đủ cơ sở kết luận H phạm tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( khoản 1 điều 250 BLHS )
d. Kết luận
Căn cứ vào điều 20 BLHS cho thấy A và B đồng phạm với nhau về tội cướp giật tài sản
theo khoản 1 điều 136 BLHS. Trong đó A giữ vai trò là người tổ chức, B giữ vai trò là người
thực hành.
Căn cứ theo khoản 1 điều 250 BLHS, H phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có./.
13
14
15
I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?

chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể
hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì
dân)
7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát
triển của kinh tế.
Câu này tương tự câu 4 ạ. PL phải ban hành phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã
hội (có ăn mới làm luật được), PL phải phản ánh thực trạng xã hội. Ví dụ cụ thể như
là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991: Gocbachop chỉ chú trọng tới việc củng cố quyền
lực chính trị, chủ trương đa nguyên đa đảng mà không xem xét các điều kiện kinh tế,
PL không phù hợp với thực tiễn. Hoặc là gần đây nhất là nước ta có những văn bản
QPPL không đi vào thực tiễn: xe chính chủ, xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ ngày lẻ, xử
phạt mũ bảo hiểm dỏm
8. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
16
Điều này là sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình
phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát
triển xã hội.
9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
Cái này sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
10. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của
pháp luật.
Cái câu này trong phần lí thuyết về đặc điểm, phân loại QPPL có nói tới mà.
11. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con
người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật,
12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
cái này sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ
chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những

quyết định (quyết định vẫn là quyền lực kinh tế). Chẳng hạn trong các NN phương
Đông cổ đại chủ yếu là NN quân chủ chuyên chế, vua được xem như là Thiên tử, tư
tưởng, tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn. Quyền lực của Vua được duy trì một phần
cũng bởi tâm lí "sợ" các thế lực siêu nhiên của người dân. Điều này cũng thể hiện rõ
nét trong Nghệ thuật kiến trúc của văn minh phương Đông cổ đại: chủ yếu là các vị
17
thần không có thật, mang sức mạnh siêu nhiên Ví dụ điển hình như truyện Sơn
Tinh- Thủy Tinh của VN vậy.
20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế
và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị
đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp
thống trị.
giải thích tương tự câu 17.
21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.
Xem lại xã hội thời kì công xã nguyên thủy.
22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu này sai bởi tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng thể hiện trong PL của các Nhà
nước. Chỉ là phụ thuộc vào từng thời kì thì bản chất nào được thể hiện rõ nét, nổi trội
hơn thôi. Chẳng hạn trong thời kì chiếm hữu nô lệ thì tính giai cấp thể hiện rất mạnh
mẽ, PL công khai bảo vệ quyền lợi cho giai cấp trên, tính xã hội cũng được thể hiện
nhưng rất mờ nhạt, nó phản ánh thực trạng xã hội, dù ở mức độ rất ít nhưng cũng có
một số quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp dưới, người phụ nữ và một số giá trị
đạo đức trong xã hội: ví dụ như trong quan hệ hôn nhân gia đình có quy định người
vợ được quyền li hôn khi chồng ngoại tình (Bộ luật Hamurabi của Lưỡng Hà).
23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân
thủ pháp luật.
Rõ ràng sai nhé. Nhà nước là phạm trù thuộc về ý thức, NN chỉ là dạng thức,
phương tiện thể hiện sự tồn tại của quyền lực (tương tự như cái chai nước: vỏ chai
là NN, nước trong chai là quyền lực). NN của dân, dân thực hiện quyền lực thông
qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền. Các cơ

mới trong quá trình xét xử;
2) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết
hoặc vấn đề tương tự sau này
Phần I: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
CHUYÊN ĐỀ 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN
CÂU 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NN và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp của đời sống con người, được sinh ra
khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định trên những tiền đề của nó. Muốn hiểu
được bản chất của NN, pháp luật và các quy luật phát triển của chúng nói chung cần phải
làm sáng tỏ nguyên nhân và quá trình phát sinh của NN, pháp luật.
- Một số quan điểm trước Mác
NN là một hiện tượng xã hội phức tạp, để giải thích cho sự hình thành NN, đã có nhiều
quan niệm khác nhau:
+ Thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, NN là do thượng đế
sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy NN là lực lượng siêu nhiên và với quyền lực
vĩnh cưủ và sự phục tùng quyền lực này là cần thiết và tất yếu.
+ Thuyết gia trưởng cho rằng: NN là kết quả sự phát triển tự nhiên của gia đình, là hình
thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, vì vậy NN có trong mọi xã hội và quyền lực
NN về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
+ Thuyết khế ước xã hội cho rằng: Các học giả tư sản cho rằng sự ra đời của NN là sản
phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết là giữa những con người sống
trong trạng thái tự nhiên không có NN. Vì vậy, NN phản ảnh lợi ích của các thành viên
trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu NN phục vụ, bảo vệ lợi ích của họ.
+ Thuyết bạo lực cho rằng: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc của
thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ
quan đăc biệt để nô dịch kẻ chiến bại.
+ Thuyết tâm lý cho rằng: NN xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy
luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ…Vì vậy NN là tổ chức của những siêu nhân
có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
+ Thuyết “NN siêu trái đất”cho rằng: Sự xuất hiện xã hội loài người và NN là sự du nhập

1. Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc:
- Chế độ cộng sản nguyên thủy (CSNT) là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử
nhân loại. Đây là xã hội không có giai cấp, chưa có NN và pháp luật.
- Cơ sở kinh tế của chế độ CSNT là sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động.
- Cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là tổ chức thị tộc.
+ Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ơ giai đoạn đầu, các thị tộc tổ chức theo chế độ mẫu
hệ. Dần dần sự phát triển của xã hội đã tác động làm vai trò của người đàn ông thay đổi và
ngày càng nắm vai trò quan trọng trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ chuyển thành chế
độ phụ hệ.
+ Trong thị tộc mọi người đều tự do và bình đẳng. Không một ai có đặc quyền, đặc lợi
trong đối với người khác. Trong thi tộc có sự phân công lao động, nhưng đó chỉ là sự phân
công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ, chưa mang tính
xã hội
2. Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
b. Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ CSNT:
- Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính chất là quyền lực xã hội. Do xã
hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Không mang tính chất giai cấp và hệ
thống quản lý rất đơn giản.
Để quản lý thị tộc, xuất hiện hội đồng thị tộc, thành viên là những người lớn tuổi trong thị
tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, quyết định các vấn đề quan
trọng của thị tộc. Các quyết định thể thiện ý chí chung của các thành viên hội đồng trên cơ
sở sự tín nhiệm của thị tộc.
Các thành viên hội đồng thị tộc không có đặc quyền, đặc lợi mà cùng chung sống, cùng lao
động và cùng hưởng thụ như các thành viên khác. Họ có thể bị bãi miễn nếu không được tín
nhiệm. Từ chế độ thị tộc, phát triển thành bào tộc (liên minh các thị tộc) và bộ lạc (gồm
nhiều bào tộc).
- Thị tộc liên minh với nhau tạo thành bào tộc và bộ lạc. Bào tộc bầu ra Hội đồng bào tộc.
Hội đồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự (đã không phải là các thành viên
của bào tộc). Tổ chức quyền lực trong bào tộc và bộ lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên

cấp năng, xuất hiện nền sản xuất hàng hoá và thương nghiệp phát triển dẫn đến lần phân
công lao động thứ ba.
- Lần 3: Thương mại phát triển, xuất hiện giai cấp không tham gia sản xuất nhưng có
quyền lãnh đạo sản xuất và bắt người sản xuất phải phụ thuộc (thương nhân). Đồng tiền
xuất hiện, sự tích tụ của cải vào người giàu làm mâu thuẫn xã hội càng cao.
- Hầu hết những người nghèo khổ trong thị tộc, những tù binh trong chiến tranh trở thành
nô lệ và hợp thành giai cấp bị bóc lột.
- Quyền lợi của hai giai cấp này đối lập nhau và mâu chuẩn giai cấp ngày càng quyết liệt,
các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độ
thị tộc.
- Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới để điều hành và quản lý xã hội mới, tổ chức đó
do toàn bộ những điều kiện tồn tại của nó, là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về
kinh tế và dĩ nhiên là tổ chức thực hiện sự thống trị của gia cấp để dập tắt các xung đột công
khai giữa các giai cấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp. Tổ chức
đó chính là NN.
Tóm lại: Sau 3 lần phân công lao động xã hội lớn trong chế độ CSNT, của cải xã hội ngày
càng nhiều hơn xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp giữa
người giàu và người nghèo ngày càng quyết liệt, các quy phạm xã hội và quyền lực xã hội
thể hiện ý chí chung của toàn xã hội không còn phù hợp dẫn đến sự tan rã của chế độ thị tộc.
Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức có khả năng dập tắt các xung đột công khai giữa các giai
cấp hoặc là hướng sự xung đột đó theo một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó chính là NN.
Ăng - ghen khẳng định: “NN không phải là một thế lực gán ghép vào xã hội…. nó là sản
phẩm của xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định, nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó
21
bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó mà khơng sao giải quyết được, rằng xã
hội đã bị phân chia thành những cực đối lập khơng thể điều hồ mà xã hội đó khơng đủ sức
để giải thốt ra được…”( Các Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật năm 1962
trang 520, 521)
Như vậy: NN xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển
đến một giai đoạn nhất định. NN “khơng phải là quyền lực từ bên ngồi áp đặc vào xã hội”,

nền văn minh La mã và do nhu cầu thiết lập quyền thống trị trên đất đại La Mã chứ khơng
phải do nhu cầu đấu tranh giai cấp trong lòng xã hội Giéc manh. Khi NN được thiết lập,
trong xã hội Giécmanh vẫn còn chế độ thị tộc, bắt đầu có sự phân hố giai cấp nhưng chưa
rõ nét. NN Giéc manh xuất hiện là sự chuyển hố cơ quan thị tộc thành NN. Như Thủ lĩnh
qn sự chuyển thành nhà qn chủ, tài sản của dân cư biến thành tài sản của nhà vua, các
cơ quan thị tộc nhanh chóng chuyển thành các cơ quan NN. Cùng với q trình củng cố và
hồn thiện bộ máy NN, xã hội Giéc manh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.
CÂU 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC
a.Đặt vấn đề:
Vấn đề bản chất và ý nghóa của nhà nước luôn luôn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư
tưởng gay gắt nhất. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất đã "trở
22
thành trung tâm của mọi vấn đề chính trò và mọi tranh luận chính trò". Có rất nhiều quan
điểm khấc nhau về vấn đề nầy:
- Các quan điểm trước Mác:
+ Điển hình như các nhà tư tưởng cổ đại cho rằng: giàu nghèo, sang hèn và các đẳng cấp
trong xã hội đều do thượng đế tạo ra, đó là quy luật tự nhiên của mn đời và vì vậy cần có
một con người (vua) do thượng đế cử xuống, thay mặt trời bảo vệ trật tự chung.
. Các nhà theo tư tưởng gia trưởng lại cho rằng: NN tồn tại vĩnh viễn như gia đình, như
quyền lực của người gia trưởng đứng đầu gia đình.
. Bên cạnh đó, thuyết bạo lực xác định: NN ra đời đơ thị tộc chiến thắng nghĩ ra.
. Hay thuyết tâm lý lại cho rằng: NN ra đời do nhu cầu tâm lý của con người muốn sống
phụ thuộc vào các thủ lĩnh.
+ Khác với họ, các nhà tư sản coi sự ra đời của NN là một khế ước được ký kết trước hết
là giữa những con người sống trong hiện trạng tư nhiên khơng có NN. Với tư tưởng như
vậy, các nhà tư sản muốn đạt được 2 mục đích: khi coi NN được hình thành từ khế ước giữa
con người với nhau thì con người có quyền u cầu NN phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ
(tức là chống sự chun chế của NN phong kiến); đồng thời nhằm chống lại tư tưởng tơn
giáo phong kiến cho rằng NN do thượng đế tạo ra.
Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vơ tình hoc85 cố ý lãng

quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng.
+ Quyền lực kinh tế: giữ vai trò quyết định, là cơ sở bảo đảm sự thống trị giai cấp. Quyền
lực kinh tế thuộc về giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất trong xã hội, với tư liệu sản xuất
trong tay, chủ sở hữu có thể bắt người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Tuy nhiên,
quyền lực kinh tế khơng duy trì được quan hệ bóc lột nên giai cấp thống trị cần phải có NN
để củng cố quyền lực kinh tế với giai cấp bị bóc lột. Nhờ có NN, giai cấp nắm trong tay tư
liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị về kinh tế.
Chẳng hạn như đối với chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm trong tay hầu hết các
tư liệu sản xuất của xã hội, do đó chi phối tồn bộ hoạt động sản xuất của xã hội, buộc các
giai cấp khác đều phải phụ thuộc vào họ và giai cấp tư sản đương nhiên trở thành giai cấp
thống trị xã hội về mặt kinh tế, hay nói cách khác là họ nắm trong tay quyền lực kinh tế.
Tại điều 17 Hiến Pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN có quy đònh: “Đất đai, rừng
núi, sơng hồ, nguồn nước, tài ngun trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và
vùng trời…. là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu tồn dân”. Đó là tiềm lực kinh tế lớn của
NN VN
+ Quyền lực chính trị: là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
NN là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.
Với ý ngĩa đó, NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử
dụng NN là cơng cụ để thực hiện quyền lực chính trị. Ý chí của giai cấp thống trị thơng qua
NN trở thành ý chí của NN, ý chí của NN có sức mạnh buộc các giai cấp khác phải tn
theo một “trật tự” do giai cấp thống trị đặc ra, phải phục vụ lợi ích của gia cấp thống trị.
Làm như vậy, g/c thống trị đã thực hiện sự chun chính của mình đối với g/c khác. Cơng
cụ để thực hiện sự chun chính chính là NN.
Cụ thể: lịch sử đã chỉ ra rằng:
. Trong các xã hội bóc lột, nền chuyên chính của các giai cấp bóc lột đều có đặc điểm
chung là duy trì sự thống trò về chính trò, kinh tế và tư tưởng của thiểu số người bóc lột
đối với đông đảo nhân dân lao động. Các nhà nước bóc lột đều có chung bản chất là bộ
máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột: Nhà nước chủ nô là công cụ
chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của
giai cấp đòa chủ phong kiến, nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính của giai cấp tư

NN VN bảo vệ quyền lực về chính trị và kinh tế của mình trên cơ sở ban hành các quy
phạm PL và xác định lấy chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là tư tưởng thống trị
trong xã hội.
Ngày nay, các thế lực thù địch, chống chủ nghĩa xã hội ra sức phê phán, đả kích, cơng khai
bài bác, xun tạc chủ nghĩa Mac – Lenin, thậm chí còn kết tội ln HCM là người du nhập
chủ nghĩa Mac – Lenin vào Việt Nam là một sai lầm, là ngun nhân “đưa đất nước vào
vòng tối tăm, trì trệ, đổ vỡ, nhục nhã, đau đớn.” Từ đó họ lớn tiếng đòi Đảng ta “phải từ bỏ
học thuyết Mac – Lenin trước khi còn chưa muộn”. Chính vì vậy, phải ln ln kiên định
chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng HCM là vấn đề có tính ngun tắc đối với Đảng ta, là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tồn bộ cơng tác tư tưởng – lý luận của chúng ta.
Như vậy, NN là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị kinh tế, để thực hiện quyền
lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng. Thế nên khơng có
một NN nào là NN của tồn dân. NN tồn dân hay NN phi giai cấp là những quan điểm phi
khoa học.
** Tính xã hội của NN:
Ngồi việc thực hiện các chức năng trên, NN còn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác
nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Điều đó nói lên rằng
NN là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp lại vừa mang bản
chất xã hội.
NN là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thể hiện ở việc NN phải
chăm lo, tính đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng, ý chí của các giai tầng khác,
của mọi người dân khơng kể giống nòi, tơn giáo, dân tộc… Tất cả các NN khơng chỉ “khư
khư” bảo vệ lợi ích của mình, khơng chỉ phục vụ cho bản thân mình, mà còn phải chú trọng
đến an sinh xã hội (làm đường, xây trường học…), quan tâm đến những vấn đề chung tác
động đến xã hội. NN nào coi nhẹ vấn đề này NN đó khơng sớm thì muộn hiệu lực quản lý sẽ
suy giảm và dẫn đến suy vong.
Đấy là câu trả lời cho NN Việt Nam rất quan tâm đến những đối tượng chính sách trong
xã hội, có sự ưu tiên cho những đồng bào dân tộc ở Tây Ngun và miền tây Nam Bộ, có
chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, ưu đãi với các nhà đầu tư nước
ngồi…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status