Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Pdf 13

Nguyễn Văn Huy Page 1 of 32 Chương 1: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1.1. Văn hóa và văn hóa học
1.1.1. Văn hóa và các khái niệm có liên quan
a. Quan niệm về văn hoá
 Ở phương Đông
 Người Trung Quốc quan niệm:
- Khổng Tử, nhà triết – luân lý ở thời Xuân thu (thế kỷ VI trước C.N) nói đến “văn”
là cái do người làm nên, không tự nhiên mà có.
- “Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” - Tính kế
làm lợi trong mười năm, không chi hơn trồng cây; tính kế làm lợi trong trăm năm không chi hơn
trồng người – bồi dưỡng nhân tài.
- Quẻ “Bi” trong “Chu dịch”: “Quan hề nhân văn dĩ hóa thiên hạ” - xem dáng vẻ con
người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ.
- Lưu Hướng (năm 77 – 76 B.C): “văn trị giáo hóa" – dùng “văn” để “hóa”.
→ Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là không phục tùng, dùng
văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
 Ở Việt Nam:
- Theo chiết tự của tiếng Hán: Văn: đẹp; hóa: trở nên, biến cải => làm cho cái gì trở
nên đẹp có giá trị là văn hóa.
- Theo nghĩa rộng: văn hóa là những tập quán đặc biệt, có tính điển hình đối với từng
nhóm người nhất định trong một phạm vi nhất định. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo.
- Theo nghĩa hẹp: văn hoá còn được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian
+ Giới hạn theo chiều sâu: văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó
(nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật ).
+ Giới hạn theo chiều rộng: văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong

đẹp hơn.

 Các định nghĩa văn hoá
Hiện nay, số lượng khái niệm văn hóa có thể lên tới con số hàng nghìn, bởi thực tế “văn hóa”
có rất nhiều cách hiểu và mỗi nhà nghiên cứu tìm hiểu ở một khía cạnh nào đó thì sẽ đưa ra một khái
niệm thiên về lĩnh vực mình nghiên cứu.
 Định nghĩa văn hoá của UNESCO (1992):
- Theo nghĩa rộng: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người
khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng ta xét đoán
được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý
thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
vượt trội lên bản thân”.

3
- Theo nghĩa hẹp: “Văn hoá là tổng thể những hệ thống biểu cảm (ký hiệu) chi phối
cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù (so với cộng đồng
khác).
 Một số học giả Mỹ: “Văn hoá là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp
sống của một cộng đồng dân tộc”.
 GS. Trần Quốc Vượng (trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam,
Nxb KHXH, H.,1996) còn nhấn mạnh thêm: “Văn hoá bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá
một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai…) theo
cộng đồng ấy”.
 GS. Đào Duy Anh viết trong Việt Nam văn hóa sử cương (Nxb Tp HCM, tái bản,
HCM.,1992): “Theo giới thuyết của Félix Sartiaux thì văn hoá, về phương diện động, là cuộc tiến
triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xã

- Từ văn minh trong tiếng Pháp là Civilisation, trong tiếng Anh là Civilization: đều có nghĩa
là hoạt động khai hóa, làm cho thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Chúng có chung nguồn gốc Latin là
civitas với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh là thị dân, công dân.
- Hán – Việt: văn là vẻ đẹp tia sáng của đạo đức biểu hiện ở:
minh là sáng chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.
 Các quan niệm về văn minh
 Trong tiếng Đức từ “văn minh” để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức
đô thị và có chữ viết.
 W. Đuran sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã
hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức quản lý và hoạt động
văn hoá.
 Theo F.Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn
minh là Nhà nước.
 Các học giả Anh, Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm “văn hoá” và “văn
minh” để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần – vật chất riêng cho mọi tập đoàn người.
 Theo GS. Trần Quốc Vượng: văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá
về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.

Như vậy, các cách hiểu về văn minh có những vấn đề cơ bản sau:
+ Văn minh là sự sáng tạo của văn hoá.
+ Văn minh là một trình độ phát triển nhất định của văn hoá.
+ Văn minh chỉ một trình độ kỹ thuật.
+ Văn minh đặc trưng cho 1 không gian văn hoá tương đối rộng lớn.
+ Văn minh phải đặc trưng cho một thời gian văn hoá tương đối dài.
→ Tất cả các vấn đề này được thể hiện trong 4 yếu tố cơ bản: đô thị, chữ viết, nhà nước,
trình độ kỹ thuật.
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận
hành và tiến hóa xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy
tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét
đến. → Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người,

- Trong từ điển tiếng Việt: văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời.
- GS. Đào Duy Anh giải thích: “văn hiến là sách vở, là nhân vật tốt trong một đời”.
Nói một cách khác, “văn” là văn hóa, “hiến” là hiền tài. Như vậy, văn hiến thiên về những giá trị tinh
thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
- GS. Vũ Dương Ninh (trong Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, H., 1998) cho
rằng: dưới thời phong kiến ở phương Đông trước đây, khi chưa có chữ “văn minh” với nghĩa như
ngày nay thì chữ “văn hiến” thực chất là văn minh.
- GS. Cao Xuân Huy trong sách Tư tưởng phương Đông – gợi những điểm nhấn tham
chiếu, Nxb Văn học, H., 1995 đã nhiều lần dùng thuật ngữ “văn hiến” để chỉ thư tịch.

 Văn vật
- GS. Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc, chế độ. “Vật” ở đây là
từ chỉ “những cái có trong khoảng trời đất”, chỉ “sự”, và “sự” là “việc người ta làm, hoặc các nghề
nghiệp”.

6
- TS. Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều di tích lịch
sử và nhiều nhân tài trong lịch sử.
- GS. Trần Quốc Vượng cho rằng: “vật” trong văn vật là “vật chất”.
 Như vậy, văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử,
khái niệm này cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử.

d. Bảng so sánh các khái niệm “văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật”
Khái niệm
Văn hoá
Văn hiến
Văn vật
Văn minh
Mang tính siêu dân tộc (khu
vực, quốc tế).
Nguồn gốc
Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp.
Gắn bó nhiều hơn với
phương Tây đô thị.

1.1.2. Bản chất của văn hoá
- Theo Federico Mayor – Tổng giám đốc UNESCO – thì bản chất của văn hoá “Là sự thể
hiện và phản ánh một cách tổng quát và sôi động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng
đồng người) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diên xra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó
đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Văn hoá là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội của dân tộc và các quan
hệ kinh tế, cơ cấu kinh tế là nền tảng để phát triển văn hóa. “Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng,
những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”.
+ Văn hoá là lĩnh vực của các giá trị nhân văn, là sản phẩm của trình độ phát triển của
con người. “Vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người”.

7
+ Văn hoá do con người sáng tạo ra nhưng nó không mất đi cùng với các thế hệ người
tạo ra nó mà trái lại còn tạo lập được một phương thức nhằm gìn giữ các khả năng sáng tạo, các trình
độ chuẩn mực văn hoá của quan hệ xã hội.
+ Văn hóa mang tính dân tộc, các giá trị văn hoá của mọi dân tộc đều bình đẳng với
nhau.
+ Bản chất văn hoá gắn liền với lao động sản xuất, với khả năng sáng tạo của nhân
dân, với các chế độ kinh tế - chính trị - xã hội, với truyền thống mỗi dân tộc, với trình độ phát triển
của con người → Văn hoá là nội lực của mọi sự phát triển, đặc biệt, văn hoá luôn hướng tới sự phát
triển xã hội.

bố các giá trị.
 Phương tiện thực hiện: là hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới, bao gồm:
- Những giá trị đã ổn định: truyền thống
- Những giá trị đang hình thành
 Hệ quả:
- Văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách.
- Đảm bảo tính kế tục của lịch sử
- Tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục.

 Chức năng nhận thức: tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá. Nói cách khác, chức năng nhận thức
là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hoá, thiếu nó không thể nói tới chức năng nào khác.
 Nguồn gốc phát sinh:
+ Văn hoá hình thành và phát triển trong quá trình tương tác giữa con người với thiên
nhiên, với xã hội và với chính mình. Sự phát triển văn hoá gắn chặt với sự phát triển nhận thức.
Không có nhận thức thì không có văn hoá, không có phát triển.
 Phương tiện thực hiện là khả năng “nhận thức” của văn hoá.
 Hệ quả: chức năng nhận thức của văn hóa lại trở thành phương tiện, công cụ, con
đường để văn hóa thực hiện các chức năng các chức năng khác của mình.

 Chức năng giao tiếp
- Văn hoá là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người do vậy nó cũng là một hiện tượng
xã hội
 Nguồn gốc phát sinh: Do mang tính nhân sinh (con người sáng tạo ra văn hóa), văn
hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người và có tác dụng liên kết họ với nhau.
 Phương tiện thực hiện: bao gồm các thành tố của văn hóa như ngôn ngữ, phong tục,
tập quán…
 Hệ quả:
+ Đảm bảo tính liên hệ giữa người với người, giữa cộng đồng này với cộng đồng
khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác.
+ Quy định những chuẩn mực và nội dung giao tiếp giữa các đối tượng giao tiếp khác


 Chức năng giải trí
 Nguồn gốc phát sinh: nhu cầu giải tỏa tinh thần, thoải mái tâm lý, thư giãn cơ bắp
của con người… Đây là chức năng xuất phát từ mục tiêu hoàn thiện con người.
 Phương tiện thực hiện: các sáng tạo trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật, công nghệ
giải trí, làm đẹp, các hoạt động – sự kiện văn hóa truyền thống và đương đại
 Hệ quả: đời sống văn hóa, đời sống tinh thần, đời sống vật chất của con người ngày
càng được chú trọng và nâng cao.

1.1.4. Cấu trúc văn hoá
 Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Đây là cấu trúc mang tính cơ sở, đơn giản, không thể cho thấy hết được sự
phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa.

10
Bảng đối chiếu cách phân chia cấu trúc văn hóa của một số nhà nghiên cứu

Học giả

Quan niệm về cấu trúc của văn hoá
L. White
Công nghệ + Xã hội + Tư tưởng
Đào Duy Anh
Sinh hoạt kinh tế + Sinh hoạt xã hội + Sinh hoạt tri thức
Nhóm Văn Tân
Văn hoá vật chất + Văn hoá xã hội + Văn hoá tinh thần
M.S. Kagan
Văn hoá vật chất + Văn hoá tinh thần + Văn hoá nghệ thuật
Ngô Đức Thịnh
Văn hoá sản xuất + Văn hoá xã hội + Văn hoá tư tưởng + Văn hoá nghệ thuật
VĂN HÓA
ỨNG PHÓ
VỚI MÔI
TRƯỜNG
TỰ NHIÊN

- Tác động
tiêu cực
VĂN HÓA
TỔ CHỨC
ĐỜI
SỐNG
TẬP THỂ:

- Quốc gia
- Đô thị
- Nông
thôn VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI

- Tác động
tích cực

NHẬN
THỨC VỀ
CON
NGƯỜI
VĂN HÓA
TẬN DỤNG
MÔI
TRƯỜNG
XÃ HỘI:

- Tác động
tích cực NHẬN
THỨC VỀ
VŨ TRỤ


thương mại
Chú trọng đến tinh thần, tâm linh
Hình thái văn minh
Cảng thị
Nông nghiệp
Hướng tới
Cái dị biệt
Cái hòa đồng, dung hợp
Phương pháp tư duy
Tuyến
Trường
Thái độ đối với quá khứ
Thiên về cộng sinh
Thiên về ngưỡng mộ
Nguyên nhân của sự khác biệt giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây:
- Văn hoá phương Tây bắt nguồn từ những
thành bang bên bờ Địa Trung Hải. Những thành
bang ấy sống chính bằng ngoại thương, không biết
đến kinh tế tự cung tự cấp. Cơ sở cho sự giàu có
của cư dân ở đây là thương nghiệp. Họ vừa sản
xuất, vừa buôn bán, vừa bành trướng lãnh thổ.
Đồng thời, các thành bang đều có một đội ngũ trí
thức đông đảo → khiến cho châu Âu có thể khắc
phục được “phương thức sản xuất châu Á truyền
thống”.

- Văn hoá phương Đông hình thành trên cơ sở
nông nghiệp trồng trọt trên lưu vực của những con
sông lớn. Thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ thuộc
vào nông nghiệp và nông thôn. Thương nghiệp bị

cao ráo làm chỗ sinh sống của mình. Nhưng vì
nghề sống chính của họ là chăn nuôi gia súc nên
phụ thuộc vào nguồn cung cấp cỏ, họ đi hết cánh
đồng cỏ này lại sang cánh đồng cỏ khác. Vì vậy,
chỗ ở của họ không cố định, nay đây mai đó (du
cư), phương tiện sống (nhà cửa) cũng theo đó mà
được chế tác một cách tiện lợi nhất, dễ di chuyển,
dễ tháo dựng, cuộc sống của họ chỉ mang tính tạm
bợ.  Về mặt nhận thức, tư duy
- Cư dân nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên (nhiều yếu tố cùng một lúc không tách
bạch nhau). Do đó, đối với họ lối tư duy đặc trưng
là loại tư duy mang tính tổng hợp, kéo theo tính
biện chứng. Tổng hợp nhằm bao quát được nhiều
yếu tố, biện chứng là để tìm ra các mối liên hệ,
quan hệ giữa các yếu tố đó. Nét độc đáo này tạo ra
một tính cách con người, một nét bản sắc văn hóa
của cư dân nông nghiệp là ưa quan sát và đúc rút
kinh nghiệm để truyền đời cho con cháu.
- Ở cư du mục, do các yếu tố cấu thành
trong hoạt động nghề nghiệp chính của họ không
quá nhiều nên đối tượng quan tâm của họ không
tản mạn. Vì vậy, họ có lối tư duy mang tính phân
tích, mổ xẻ vấn đề hơn là gom tụ vấn đề. Tính
phân tích lại kéo theo nó tính siêu hình, tức là chú
trọng các yếu tố trừu tượng hóa tách chúng khỏi
các mối liên hệ mang tính biện chứng.

VĂN HÓA
GỐC DU MỤC

Đặc trưng gốc
Địa hình
Đồng bằng (ẩm thấp)
Đồng cỏ (khô ráo)
Nghề chính
Trồng trọt
Chăn nuôi
Cách sống
Định cư
Du cư
Ứng xử với môi
trường tự nhiên
Thái độ
Tôn trọng
Coi thường
Ước vọng
Mong muốn hòa hợp với thiên
nhiên
Tham vọng chế ngự tự nhiên Lối nhận thức tư duy
Trọng quan hệ - thiên về tổng
hợp và biện chứng
Trọng yếu tố - thiên về phân
tích và siêu hình
Chủ quan

trường xã hội
Trong tiếp nhận
Dung hợp
Chiếm đoạt và độc tôn
Trong đối phó
Mềm dẻo
Cứng rắn

1.2. Định vị văn hoá Việt Nam
Việt Nam ở góc tận cùng phía đông nam của phương Đông, thuộc loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp điển hình.
1.2.1. Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông nghiệp
 Nguồn gốc
 Môi trường sống của chủ thể văn hoá là vùng đồng bằng châu thổ nằm trong lưu vực các con
sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Mê Kông…

15
 Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều (nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo).
 Sinh hoạt kinh tế truyền thống: nông nghiệp trồng trọt (trồng lúa nước).
 Đặc trưng: Lo tạo dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, không xáo trộn, mang tính chất trọng tĩnh.
 Ứng xử với môi trường tự nhiên
Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với loại hình canh tác chính là nông
nghiệp lúa nước, điều này đã quy định cách ứng xử của người dân với môi trường tự nhiên với những đặc
điểm cơ bản như sau:
- Sống định cư: Kinh tế trồng trọt dẫn đến định cư lâu dài làm tiền đề cho việc cư dân cư trú theo đơn
vị huyết tộc.
- Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên.
→ Giữ gìn được môi trường sống tự nhiên nhưng lại khiến con người trở nên rụt rè, e ngại, thậm chí
tôn sùng tự nhiên.
 Về mặt nhận thức: Từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách giản đơn, qua kinh nghiệm


16
Lối nhận thức tư duy
Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong quan hệ), chủ quan, cảm
tính và kinh nghiệm
Tổ chức cộng
đồng
Nguyên tắc
Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
Cách thức
Linh hoạt, dân chủ, trọng
tập thể
Ứng xử với môi trường xã hội
Dung hợp trong tiếp nhận
Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó

1.2.2. Chủ thể và thời gian văn hoá
a. Chủ thể văn hoá Việt Nam
Chủ nhân của văn hoá Việt Nam ngày nay là dân tộc Kinh/Việt và 53 dân tộc anh em khác sống trên
lãnh thổ Việt Nam, trong đó Việt tộc đóng vai trò chủ thể.
 Nguồn gốc dân tộc:
 Thời sơ khởi: các tộc người Việt Nam ra đời trong phạm vi của trung tâm hình thành loài
người phía Đông, trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam – Australoid.
 Trong những thời kỳ tiếp theo:
- Vào thời đại đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), một dòng người thuộc đại chủng Á -
Mongoloid từ vùng Tây Tạng (dãy Hymalaya) thiên di về phía Đông Nam, đến khu vực mà bây giờ gọi là
Đông Dương (Indochine) thì dừng lại. Nơi đây, đã diễn ra sự hợp chủng giữa dòng người này với cư dân bản
địa Mélanésien (thuộc đại chủng Úc – Australoid hay đại chủng phương Nam). Kết quả là sự hình thành của
chủng Indonésien (còn được gọi là cổ Mã Lai hay Đông Nam Á tiền sử) với những đặc điểm như da ngăm
đen, tóc gợn sóng, tầm vóc thấp. Chủng người mới này đã tỏa đi sinh sống trên toàn bộ vùng Đông Nam Á cổ.

được xác định như sau:
+ Bắt đầu từ buổi ban đầu đến khoảng thế kỷ I trước Công nguyên.
+ Là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định, là thời kỳ hình thành và định vị của văn
hoá Việt Nam.
+ Là giai đoạn bản địa của văn hoá Việt Nam.

1.2.3. Không gian văn hoá
 Hoàn cảnh địa lý – khí hậu
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng lắm sinh mưa nhiều, độ ẩm cao.
Austroasiatic
(Nam Á, Bách Việt)
Austronésien
(Nam Đảo)
Nhóm Môn –
Khơ me
- Mnông
- Khơme
- Cơ ho
- Xtiêng…
Nhóm Chăm
- Chăm
- Raglai
- Êđê
- Churu…
Nhóm Việt –
Mường
- Việt
- Mường
- Chứt
- Thổ

 Xét trong phạm vi hẹp
- Không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt (từ phía nam sông
Dương Tử tới vùng bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay).
- Hiện nay, không gian văn hoá Việt Nam nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Việt Nam với 54 dân tộc anh
em thuộc các ngữ hệ khác nhau.
 Xét trong phạm vi rộng
- Nằm trong khu vực cư trú của người Indonésien lục địa (cạnh đáy là sông Dương Tử ở phía Bắc và
đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam).
- Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng là Dương
Tử Giang và Mê Kông.
 Xét từ trong cội nguồn:
 Không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hoá khu vực
Đông Nam Á (bao gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo).
 Sau đó, văn hoá Việt Nam từ cơ tầng Đông Nam Á gia nhập vào vùng văn hoá Đông Á
(Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) và nó có xu hướng nhạt dần tính chất Đông Nam Á, đậm dần tính chất
Đông Á.
 Các vùng văn hóa ở Việt Nam
- Hiện nay, ở Việt Nam có 3 phương án phân vùng văn hoá:
 Theo PGS.TS Ngô Đức Thịnh: có 7 vùng văn hoá
▪ Đồng bằng Bắc Bộ
▪ Việt Bắc
▪ Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ
▪ Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ
▪ Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ
▪ Trường Sơn – Tây Nguyên
▪ Gia Định – Nam Bộ
 Theo GS. Đinh Gia Khánh: có 9 vùng văn hoá
▪ Đồng bằng miền Bắc
▪ Việt Bắc
▪ Tây Bắc

Làm nương rẫy, trồng lúa cạn (ở sườn đồi, sườn núi thấp), gieo cấy lúa nước (ở thung lũng, đồng bằng châu
thổ và đồng bằng ven biển), với công cụ sản xuất là cuốc đồng, cuốc sắt, dùng sức kéo từ gia súc (trâu, bò),
thạo nghề đi biển và đánh bắt hải sản.
 Trình độ tổ chức xã hội: ở miền núi là bộ lạc, ở trung du và đồng bằng: dần vươn đến trình độ liên minh
bộ lạc.
 Các nền văn hoá tiêu biểu:
 Văn hoá Núi Đọ (Thiệu Hóa – Thanh Hóa) của người vượn (Homo – Erectus) ở sơ kỳ thời đại đá
cũ, cách đây khoảng 40 – 50 vạn năm.
 Văn hoá Sơn Vi (Lâm Thao – Phú Thọ) của người hiện đại (Homo sapiens) ở hậu kỳ đá cũ (20 – 15
nghìn năm trước Công nguyên).
 Văn hoá Hòa Bình kéo dài trong khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay (thời đại đá mới).
→ Điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nông nghiệp đã dần làm hình thành rõ nét tính địa
phương trong văn hoá ở từng phạm vi hẹp của mỗi khu vực cư trú.
b. Thời sơ sử
- Đó là thời kỳ của văn hoá Đông Sơn tỏa sáng.
- Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (ở miền Bắc), Sa Huỳnh (ở
miền Trung) và Đồng Nai (ở miền Nam).
Văn hoá Đông Sơn

20
Được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Được hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông
Hồng, sông Cả và sông Mã.
 Giai đoạn tiền Đông Sơn:
- Nguyên liệu chế tạo công cụ và vũ khí: đá, tre, gỗ, nứa, xương, sừng, đồng…. Đồ gốm đạt độ nung
cao hơn, dày hơn và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc.
- Sinh hoạt kinh tế: trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn, gà… Có sự giao lưu
mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế - xã hội (hoạt động trao đổi kinh tế, hoạt động trao đổi phi kinh tế
như tặng phẩm - vật phẩm tôn giáo), hoặc quan hệ hôn nhân, ngoai giao, xung đột và hòa giải.
- Đời sống tinh thần: làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặt
chẽ của các mô típ hoa văn trang trí (thể hiện sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác). Chôn cất

thay khố. Có một số loại áo như áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm. Trang phục lễ hội là váy lông
chim hay lá kết, khố dài thêu…

21
- Đồ trang sức làm bằng đồng, thủy tinh. Đeo đồ trang sức ở tay, cổ tay, chân.
- Đi lại bằng thuyền, bè trên đường sông và ven biển. Ngoài ra còn có đi bộ, mang vác trên
vai, trên lưng. Đã biết thuần dưỡng voi, dùng voi để chuyên chở.
 Văn hoá tinh thần:
- Hình thành những huyền thoại, thần thoại.
- Nghi lễ và tín ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước: tục thờ thần mặt
trời, mưa dông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ phồn thực khác (hát đối đáp trai – gái, đua thuyền, thả
diều…). Kéo theo đó là các lễ hội mùa, cầu nước…
- Tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh…
 Đặc điểm nổi bật thời kỳ này là tu duy lưỡng phân – lưỡng hợp: âm – dương, đực – cái.


Giao lưu văn hoá:
- Đây là thời kỳ mà sự giao lưu văn hoá diễn ra rất rộng rãi mà khách thể là văn hoá Sa
Huỳnh, văn hoá Đồng Nai, văn hoá của cư dân Nam Trung Hoa, văn hoá Đông Nam Á hải đảo, văn hoá Đông
Nam Á lục địa.
Sơ đồ hóa quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang Yếu tố ngoại

Quân sự
Hành
chính
Nhà nước
Văn Lang
Nguy cơ ngoại xâm và tổ

Văn hoá Sa Huỳnh
Được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa. Văn hoá Sa Huỳnh được phân bố
từ Đèo Ngang đến Đồng Nai.
- Tồn tại từ khoảng hơn 4.000 năm cách ngày nay cho tới thế kỷ I – II sau Công nguyên.
- Là sản phẩm của cư dân nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng ven biển cồn bàu. Chủ nhân văn
hoá Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo và có quan hệ cội nguồn và giao lưu với cư dân tiền Nam Á.
Văn hoá Đồng Nai
Được coi là một trong những cội nguồn hình thành văn hoá Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai –
Đa Đảo sinh sống vào những thế kỷ sau Công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Hiện nay, văn hoá Óc Eo
thường được gắn với vương quốc Phù Nam – một Nhà nước tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII ở châu thổ sông
Cửu Long. Nó được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ với bản sắc
riêng và sức sống mãnh liệt.
- Chủ nhân của văn hoá Đồng Nai sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau với những mô thức
sản xuất – văn hoá thích hợp.
1.3.2. Giai đoạn văn hoá Bắc thuộc - chống Bắc thuộc
Khởi đầu từ năm 179 trước Công nguyên (khi Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà – vua nước Nam Việt) cho
đến năm 938 – sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.
Các đặc trưng văn hoá cơ bản trong giai đoạn này:
 Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt – Hán với 2 xu hướng “Hán hóa” và “chống Hán hóa”
 Xu hướng “Hán hóa” với mục tiêu đồng hóa của phong kiến phương Bắc
▪ Ở lĩnh vực chính trị - xã hội: Nhà Hán di thực mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội
của Trung Hoa sang đất Việt: bắt dân Việt học tập, ăn, mặc, tổ chức xã hội, làm ruộng giống người Hán.
Đồng thời, di dân ồ ạt từ phương Bắc xuống sống lẫn với người Việt (dân Mã Lưu) để đồng hóa dân Việt qua
con đường huyết thống…
▪ Ở lĩnh vực tư tưởng: nhà Hán truyền bá các học thuyết, tôn giáo của phương Đông: đạo
Nho, đạo Lão – Trang… vào Việt Nam.
 Xu hướng chống Hán hóa của dân Việt
Từ đầu Công nguyên trở đi, nền văn minh Đông Sơn (mà sợi dây liên kết là Nhà nước văn
Lang – Âu Lạc với thiết chế xã hội là chế độ Lạc tướng) đã bị giải thể cấu trúc nhưng những “mảnh vụn” của
nền văn minh này cùng với “cái thần thái Đông Sơn” của nó không hề mất đi mà được hòa tan vào nền văn

với những văn hoá láng giềng khác ở Đông Nam Á cùng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.
 Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến văn hoá Óc Eo:
▪ Tôn giáo chủ yếu là Bàlamôn giáo và Phật giáo.
▪ Thờ linga – biểu tượng sinh thực khí nam.
▪ Kiến trúc vật phục vụ tôn giáo – tang ma: đền thờ, đền tháp, mộ hỏa táng…
1.3.3. Giai đoạn văn hoá từ năm 938 đến thế kỷ XVI

Bối cảnh lịch sử: Đây được coi là thời tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài từ năm 938 đến năm 1858.
 Các vương triều liên tục thay thế nhau xây dựng một quốc gia tự chủ.
 Đất nước được mở rộng về phía Nam
 Liên tiếp có các cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc và những cuộc chiến tranh bảo vệ
đất nước của cư dân Việt.
 Hai lần phục hưng văn hóa dân tộc
+ Lần 1: Thời Lý –Trần. Sự phục hưng này diễn ra sau khi đất nước được giải phóng khỏi ách
Bắc thuộc.
+ Lần 2: vào thế kỷ XV, sau khi giặc ngoại xâm (Minh) bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, từ thời Lê
Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông.
Đặc trưng văn hóa thời Lý – Trần:
 Văn hoá Lý – Trần chứng kiến thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo, Phật giáo trở thành
quốc giáo. Và cùng với nhu cầu xây dựng – củng cố nhà nước Trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt
Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với tinh thần bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu

24
cả Đạo giáo. “Tam giáo đồng nguyên” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hoá Việt Nam thời
Lý – Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.
 Tinh thần văn hoá Lý – Trần khai phóng đa nguyên phối hợp Phật – Nho – Đạo cùng các tín
ngưỡng dân gian khác kể cả ảnh hưởng của văn hoá Chămpa.
 Nền văn hoá bác học hình thành và phát triển. Đây là bước phát triển cả về số lượng và chất
lượng của nền văn hoá Đại Việt.
- Nền văn học chữ viết - Hán tự được hình thành với một đội ngũ tác gia hùng hậu (trí thức

- Tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng có sự thay đổi cả về lượng lẫn diện mạo.
1.3.4. Giai đoạn từ thế kỉ XVI – 1858
 Nho giáo bắt đầu suy tàn:

25
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Trên thực tế, nhà Mạc
chống lại tư tưởng độc tôn Nho giáo của nhà Lê nhưng từ trong tiềm thức giai cấp phong kiến vừa bảo vệ Nho
giáo vừa dùng Nho giáo làm kỷ cương cho đời sống xã hội.
- Thế kỷ XVIII đánh dấu sự tan vỡ của Nho giáo, mọi giá trị của Nho giáo đứt tung không có
cách gì có thể cứu vãn được. Sự suy sụp của Nho giáo kéo dài cho đến đầu thế kỷ XIX, mặc dù các thế lực
vương triều đã gắng sức củng cố địa vị của Nho giáo (Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức) nhưng vẫn
không thể khôi phục vị thế độc tôn của nó, hơn nữa, luồng tư tưởng nhân văn chủ nghĩa trong dân gian trỗi
dậy và phát triển mạnh mẽ.
 Du nhập Kitô giáo:
- Bắt đầu từ thế kỉ XVI, Kitô giáo du nhập vào nước ta theo chân các giáo sĩ Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo này qua các thời kỳ lịch sử có sự khác nhau: nhà
Nguyễn giai đoạn này, lúc thì cho phép hoạt động lúc thì cấm đoán ngặt nghèo.
 Thành tựu về văn học:
- Văn Nôm ngày càng phát triển với các tác gia: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều Tương ứng với sự phát triển của văn học
viết bằng chữ Nôm là sự phát triển của thể lục bát và song thất lục bát → Chưa bao giờ nền văn học dân tộc
lại đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thời kỳ này.
- Có cả một hệ thống văn Nôm khuyết danh.
- Sự nở rộ của các sáng tác dân gian: truyện cười, truyện trạng, tục ngữ, các hình thức diễn
xướng dân gian (hát tuồng, chèo, ả đào…).
 Về kiến trúc, sự trỗi dậy của Phật giáo, Đạo giáo khiến cho những thiết chế của các tôn giáo này
được xây dựng khá nhiều.
- Đình, đền, chùa khá phát triển, mang phong cách dân gian đậm nét. Kiến trúc đình làng phát
triển mạnh.
- Nghệ thuật tạc tượng thế kỷ XVIII đã đạt đến trình độ điêu luyện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status