phân tích và hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty tnhh một thành viên đóng tàu hồng hà – bqp - Pdf 13

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Để có những kiến thức và kết quả thực tế như ngày hôm nay, trước hết em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã
tận tình giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình
hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể
CBCNV của công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà dặc biệt là các cô chú
trong phòng tài chính – kế toán đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Th.s Đàm Hương Lưu đã tạo mọi
điều kiện tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình làm khóa luận, do thời gian nghiên cứu không dài và còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, khiếm
khuyết. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu 18
c. Phân loại theo hình thái sử dụng 18
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ATLĐ An toàn lao động
TCLĐ Tổ chức lao động
BQP Bộ quốc phòng
CNQP Công nghiệp quốc phòng
TSCĐ(HH, VH) Tài sản cố định (hữu hình, vô hình)

năm 2009 44
Bảng 5.3 Tình hình khấu hao tài sản cố định là thiết bị&ptvt, dụng cụ quản lý, tscđ vô
hình 46
Bảng 6: Tình hình trang bị chung tài sản cố định 48
Bảng 7: Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 49
Bảng 8: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Hồng Hà năm 2009
51
Bảng 9: Mức khấu hao trong năm từ 2008 – 2018 của máy hàn mig 60
Phụ biểu 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 công ty Hồng
Hà 64
Phụ biểu 02: Bảng cân đối kế toán năm 2009 công ty Hồng Hà 65
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một doanh nghiệp tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần
có nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ,… Tất cả chúng đều được
doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đầu
tư như thế nào sao cho phù hợp với khả năng cũng như tình hình thực tế tại công ty.
Quản lý tài sản cố định như thế nào để có thể giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn, duy trì
sản xuất liên tục, tạo ra nhiều sản phẩm và thu được lợi nhuận cao? Hiện nay vấn đề
này đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan
trọng của việc quản lý tài sản cố định, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH một
thành viên đóng tàu Hồng Hà cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Ths Đàm Hương Lưu
và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú
trong phòng kế toán – tài chính,, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích và hoàn
thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng
Hà – BQP” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ
1.1Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành
Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hồng Hà - BQP có trụ sở đặt tại Lê
Thiện – An Dương – Hải Phòng, tiền thân là nhà máy A173 được thành lập ngày
30/10/1965 tại cảng Phà Đen – Hà Nội, có nhiệm vụ cải biên canô, sà lan thành
phương tiện phá bom từ trường và sản xuất canô, sà lan trọng tải vừa và nhỏ phục vụ
cho nhiệm vụ quân đội thời kì đó.
Ngày 14/4/1996 Bộ Quốc Phòng quyết định đổi tên xí nghiệp A173 thành công ty
Hồng Hà, phát huy thành tích đã đạt được, năm 1998 công ty đóng thành công tàu tuần
tra vỏ hợp kim nhôm tốc độ cao lượng chiếm nước 25 tấn, tốc độ 26 hải lí/giờ trang bị
vũ khí hiện đại cho công an Hải Phòng. Đây là tàu tuần tra vỏ hợp kim nhôm lớn nhất
đầu tiên được đóng ở nước ta.
Liên tục từ năm 2000 đến 2006, Công ty đã bàn giao nhiều tàu tuần tra cao tốc cho
bộ đội biên phòng, cho Bộ công an, cho tổng cục Hải quan, Bộ Tư Lệnh Hải quân, tàu
vận tải 400 – 600 tấn cho cục vận tải – tổng cục hậu cần, tàu chiến giả dạng tàu cá cho
bộ đội đặc công, tàu dịch vụ nghề cá cho tỉnh Cà Mau, nhiều xuồng, canô phục vụ
nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.
Năm 2004 đóng thành công tàu CSB TT 200 vỏ thép cường độ chịu lực cao,
lượng chiếm nước 200 tấn tốc độ 36 hải lí/giờ, được hội đồng nghiệm thu BQP đánh
giá có chất lượng cao.
Đặc biệt, năm 2009 Công ty bắt đầu triển khai dự án tàu pháo đóng cho bộ tư lệnh
hải quân - đây là một mốc quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
mang tính chính trị tầm cỡ cho doanh nghiệp đại diện Bộ quốc phòng.
Ngày 30/10/2010 công ty đã tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống
(30/10/1965 – 30/10/2010), đón nhận huân chương độc lập hạng nhì và ra mắt công ty

Phòng
TCLĐ
Phòng
kế
hoạch
Phòng
tài
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành
chính
Phòng
KCS
Phòng
Công
nghệ
Phòng
chính
trị
Phân xưởng cơ điện Phân xưởng vỏ tàu Phân xưởng mộc - sơn
Các đội sản xuất trực tiếp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của công ty
Vai trò của Đảng ủy công ty: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, công ty Hồng Hà
thực hiện theo chế độ một thủ trưởng gắn với thực hiện chế độ chính ủy chính trị viên
trong quân đội nhân dân Việt Nam. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được Bộ
Quốc Phòng và tổng cục Công nghiệp quốc phòng giao.

- Phòng thiết kế công nghệ: Tham mưu, quản lý, thực hiện công tác thiết kế
công nghệ, thiết kế thi công; nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến cải tiến hợp lý hóa
công nghệ trong sản xuất; chủ trì thực hiện thẩm định thiết kế kĩ thuật: đề xuất và chủ
trì thực hiện chế thử các chi tiết sản phẩm: quản lý nghiệm thu chất lượng sản phẩm
trong lĩnh vực thiết kế.
- Phòng kĩ thuật: Thực hiện chỉ đạo và giám sát công tác kĩ thuật của các sản
phẩm theo thiết kế công nghệ; Tham mưu, quản lý, chỉ đạo công tác phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; tham mưu và chủ trì thực hiện công tác quản lý
máy móc thiết bị; chủ trì xây dựng và định mức vật tư kĩ thuật.
- Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện công tác đảm bảo nguồn vốn cho sản
xuất; tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, tài chính doanh nghiệp theo các
quy chế, quy định của nhà nước và Bộ Quốc Phòng; phối hợp với các phòng ban chức
năng thực hiện công tác thanh quyết toán sản phẩm với khách hàng.
- Phòng chính trị: Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác
chính trị, công tác cán bộ, công tác tổ chức quần chúng, công tác bảo vệ an ninh của
đơn vị.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Tham mưu đề xuất các biện pháp
quản lý, các giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; Chịu trách nhiệm
thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm; Quan hệ với cơ quan
đăng kiểm của nhà nước, quân đội để cấp giấy phép, chứng chỉ liên quan đến chất
lượng sản phẩm.
- Ban an toàn lao động: Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp; Quan hệ với cơ quan chức năng của
nhà nước, quân đội, thực hiện kiểm định các thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực…
- Phòng hành chính: Tham mưu và thực hiện công tác đảm bảo hậu cần phục vụ
sản xuất, đời sống, sức khỏe của người lao động trong đơn vị; Tham mưu và thực hiện
công tác hành chính, công tác canh gác bảo vệ đơn vị.
- Phân xưởng cơ điện: Thực hiện gia công , lắp đặt, sửa chữa các hệ thống thiết
bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị động lực của các sản phẩm đóng mới và sửa chữa theo
thiết kế kỹ thuật.

Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả sxkd của công ty những năm gần đây
DT bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Đồng
395.758.858.633 533.599.701.150 757.498.405.587
Chi phí sản xuất Đồng
381.335.468.100 473.451.513.549 685.979.502.680
Tổng lợi nhuận Đồng
12.588.675.081 14.082.597.607 18.387.278.512
Lương bình quân Đồng
3.328.063 3.948.162 4.430.510
Số lượng lao động Người
890 937 1040
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhận xét:
Như vậy, thông qua bảng trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây liên tục tăng:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 đạt giá trị
533.599.701.150 đồng tương ứng đạt 134,8% so với năm 2007, đến năm 2009 doanh
thu của công ty đã đạt 757.498.405.587 đồng tương ứng đạt 141,9% so với năm 2008.
Như vậy xét trên mặt doanh thu theo đánh giá chủ quan thì công ty luôn hoạt động có
hiệu quả, doanh thu liên tục tăng trong những năm gần đây.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí sản
xuất của công ty trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên, điều đó đã thể hiện
quy mô của công ty cũng liên tục tăng lên trong những năm gần đây, những thành tích
này là không hề nhỏ với một công ty đại diện Bộ Quốc Phòng.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên đáng kể trong những

Với nền kinh tế thị trường, nhiều DN hoạt động hiệu quả song cũng không ít gặp
khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đó là quy luật khắt khe của thị trường. Nó chi
phối đến mọi hoạt động của DN. Các thành phần kinh tế mang đậm bản sắc của thời
kỳ quá độ này tự do cạnh tranh và cùng phát triển bình đẳng. Bên cạnh các hoạt động
thu lợi nhuận, các DN còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tồn
tại và phát triển luôn là mục tiên hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để làm
được điều này đòi hỏi phải làm tốt công tác quản trị. Quản lý TSCĐ là một trong
những lĩnh vực mà nhà quản trị không thể bỏ qua. Các quản trị viên phải nghiên cứu
thực trạng về TSCĐ trong DN mình xem mức độ trang bị kỹ thuật, mức độ sử dụng về
số lượng của các loại TSCĐ hiện có trong DN ra sao? Tình hình hao mòn (hữu hình
hay vô hình) của chúng như thế nào? Mà nên áp dụng phương pháp trích khấu hao
theo phương pháp nào để có lợi nhất cho đơn vị mình?
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Có thể nói việc quản lý TSCĐ là tất yếu trong quá trình SXKD. Nếu không, khó
nắm bắt được tình hình thực tế của các loại TSCĐ, từ đó việc lập kế hoạch chiến lược
cho doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Rõ ràng TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ kế hoạch tăng trưởng,
mở rộng quy mô. Các công ty muốn tăng lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm các
phương thức quản lý và sử dụng TSCĐ hiện có sao cho khoa học và tiết kiệm, đồng
thời tăng cường đầu tư, mua mới các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại,
mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh cho DN mình trên cơ sở
lựa chọn được khúc thị trường mà DN có thế mạnh. Trong môi trường cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường, việc quản lý cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ sẽ tiết
kiệm được chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm từ đó
tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN.
1.3.1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Quản lý tài sản cố định đã trở nên tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Để thực hiện được công tác này ta phải đi phân tích được những

- Không thay đổi hình thái vật chất trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh
doanh
- Hư hỏng, giảm dần giá trị sau một thời gian nhất định thì phải thay thế
Các lực lượng vật chất đó hình thành một nhóm tài sản cần quản lý của doanh
nghiệp gọi là tài sản cố định.
Tuy nhiên trong thực tế, tư liệu này bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Có
nhiều loại tồn tại trong một thời gian dài, có loại tồn tại trong thời gian rất ngắn, có thể
là một vài thời kỳ. Mặt khác, cũng có những loại có giá trị rất lớn đến hàng trăm tỷ
đồng trong khi cũng có loại có giá trị tương đối nhỏ, chỉ vài trăn nghìn hoặc vài chục
nghìn.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thì chỉ coi những tư liệu lao
động chủ yếu là TSCĐ, tức là các tư liệu lao động sử dụng tương đối dài, giá trị tương
đối lớn. Còn lại những tư liệu lao động có thời gian sử dụng ngắn, giá trị thấp thường
là các công cụ thô sơ thì không quản lý như TSCĐ mà áp dụng phương pháp quản lý
thích hợp hơn.
Vậy TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất trong quá trình tham gia vào sản xuất
kinh doanh, đảm bảo điều kiện quy định là thời gian sử dụng tương đối dài, và có giá
trị tương đối lớn. Theo quy định hiện hành thì tài sản có thời gian sử dụng từ một năm
trở lên, giá trị trên mười triệu đồng là tài sản cố định.
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.3.2.2 Đặc điểm của tài sản cố định
- Sử dụng lâu dài trong kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất của một
đơn vị tài sản hữu hình trong quá trình sử dụng tài sản.
- Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn
dần vô hình hoặc hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo
ra.
Từ những đặc điểm trên đòi hỏi quản lý TSCĐ phải nghiêm túc thường xuyên

như dây chuyền công nghệ thiết bị động lực.
- Phương tiện vận tải truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt,
đường thủy, đường bộ,… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải,
thông tin.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm
(chè, cao su, cà fê,…), súc vật làm việc (ngựa, trâu, bò,…) và súc vật cho sản phẩm
(trâu, bò sữa,…).
+ Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể
biểu hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, có thời gian sử dụng hữu ích cho hoạt động
SXKD của Doanh nghiệp trong nhiều niên độ kế toán. Loại này bao gồm:
- Chi phí thành lập Doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn
bị thành lập Doanh nghiệp như chi phí thăm dò, chi phí lập dự án đầu tư, chi phí quảng
cáo,… Các chi phí này không có mối liên quan bất kỳ với một loại sản phẩm hay dịch
vụ khác của Doanh nghiệp.
- Bằng phát minh và sáng chế: Là các chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để
mua lại tác quyền, bằng sáng chế của nhà phát minh hay những chi phí mà Doanh
nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, thử nghiệm được Nhà nước cấp bắng
sáng chế.
- Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là các loại chi phí mà Doanh nghiệp tự thực
hiện hoặc thuê ngoài, thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển để lập kế hoạch
dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu dài của Doanh nghiệp.
- Lợi thế thương mại: Là khoản chi phí Doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị
thực tế của tài sản cố định hữu hình bởi các yếu tố thuận lợi cho kinh doanh như vị trí
thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng, danh tiếng của Doanh nghiệp.
- Quyền đặc nhiệm (hay quyền khai thác): bao gồm các chi phí Doanh nghiệp
phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản
xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng đã ký kết với Nhà
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cần thiết cho kinh doanh hay
hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng đang được dự trữ để sau
này sử dụng.
- Tài sản cố định phúc lợi: Là những TSCĐ của Doanh nghiệp dùng cho nhu cầu
phúc lợi công cộng như: nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ,…
1.3.3 Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp
* Đối với nền kinh tế
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp
nói riêng. Đó là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại của bất cứ một
quốc gia nào, một doanh nghiệp nào. Vì nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là
những tư liệu lao động chủ yếu được ví như “hệ thống xương cốt bắp thịt của quá trình
SXKD”. TSCĐ là khí quan để con người thông qua đó tác động vào đối tượng lao
động biến nó, bắt nó phục vụ cho con người.
* Đối với con người
Con người được hưởng thành quả cuối cùng của một hệ thống TSCĐ tiên tiến.
Nhờ có TSCĐ hiện đại mà quá trình sản xuất sẽ rút ngắn, lao động của con người
thuận lợi hơn, đỡ nặng nhọc hơn và có năng suất lao động cao hơn, kết quả sản xuất
lớn hơn, do đó mà điều kiện làm việc và đời sống được nâng cao.
* Đối với doanh nghiệp
Trình độ trang thiết bị TSCĐ quyết định năng lực sản xuất lao động, chi phí giá
thành, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thương trường. Nếu doanh nghiệp nào trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng quy
trình công nghệ tiên tiến sẽ giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu và cho ra những
sản phẩm chất lượng tốt và có sức hút cao đối với khách hàng.
* Đối với xã hội
Trình độ công nghệ sản xuất ở mức độ nào thì nói lên trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất ở mức độ tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này với thời đại
khác. Phương thức sản xuất cổ truyền khác phương thức sản xuất hiện đại ở chỗ sản

TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải trả khách hàng để tái sản
xuất giản đơn.
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá
trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu.
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mỗi cách đánh giá đều có ý nghĩa tác dụng riêng, cho phép chúng ta thấy mức
độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó đưa ra chính sách khấu hao thu hồi
số vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó ta có công thức sau:
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế
Giá trị hao mòn luỹ kế là tổng giá trị hao mòn TSCĐ tính từ lúc bắt đầu sử dụng
cho đến thời điểm nghiên cứu.
Đánh giá lại
TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách trước khi
đánh giá
x Hệ số giá
Trong đó:
Hệ số giá
=
Giá thị trường của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách
1.3.6 Khấu hao TSCĐ
1.3.6.1 Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh
đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí

Việc khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều
phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng.
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao đúng đắn là nội dung quan trọng trong
việc quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.
Thông thường có những phương pháp tính khấu hao sau:
a. Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)
Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phương
pháp này mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ được tính theo công thức:
Mức khấu hao năm
cho một loại TS
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Số năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao năm = 1
Số năm sử dụng
Số khấu
hao phải
trích kỳ
này
=
Số khấu hao
đã trích
trong kỳ
trước
+
Số khấu hao của
những tài sản cố định
tăng thêm trong kỳ
-
Số khấu hao của

Công thức : A
i
= NG
i
* K
khn
Trong đó: K
khn
= K
khdt
* H
dc
A
i
: Mức khấu hao năm sử dụng thứ i
NG
i
: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm sử dụng thứ i
K
khn
: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
K
khdt
: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính = 1/T
sd
H
dc
: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng
dưới đây:

Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số
lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản
lượng theo công suất thiết kế.
Đỗ Danh Duẩn – QTKDB K8
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, Doanh nghiệp xác định số lượng, khối
lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Mức khấu hao trích
trong tháng của
TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong
tháng
x
Mức trích khấu hao bình
quân tính cho một đơn vị
sản phẩm
Mức trích khấu hao bình quân tính
cho một đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong
năm. Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay đổi, Doanh nghiệp
phải xác định lại mức trích khấu hao TSCĐ.
1.3.7 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status