Chuyên đề : thực Trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín sacombank chi nhánh Long Biên - Pdf 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LONG BIÊN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Hữu Nghị
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Trang
Lớp : Tài chính doanh nghiệp Pháp
Khoá : 48
Khoa : Ngân hàng – Tài chính
Hệ : Chính quy
Mã SV : CQ483006
Hà Nội – 05/2010
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu
Chương I: Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại
1.1. Khái quát chung về rủi ro lãi suất 1
1.1.1. Các loại hình rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại 1
1.1.2. Khái niệm rủi ro lãi suất 3
1.1.3. Các hệ số phản ánh rủi ro lãi suất 3
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất 6
1.1.5. Ví dụ về rủi ro lãi suất với các vị thế khác nhau của ngân hàng 9
1.2. Quản lý rủi ro lãi suất 12
1.2.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro 12
1.2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất 14
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 17

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị chi nhánh Long Biên đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề.
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TMCP: Thương mại cổ phần
TCKT, TCXH: Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
A: Lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
GAP: khe hở rủi ro lãi suất
TH: trường hợp
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biêủ 1.1: Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố khác lên lãi
suất thị trường
13
Bảng 2.1: Lãi suất huy động có kỳ hạn cho cá nhân áp dụng cho khu vực Hà
Nội và phía Bắc
26
Đồ thị 2.1: Lãi suất huy động Sacombank qua các năm 27
Bảng 2.2: Lãi suất tiền gửi huy động bậc thang 28
Bảng 2.3: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay SXKD 29
Bảng 2.4: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay phục vụ đời sống 30
Bảng 2.5: Biểu lãi suất cho vay VND ngày 21/2/2008 32
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản và nguồn huy động tại Sacombank chi nhánh Long
Biên qua các năm
36
Bảng 2.7: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Sacombank chi nhánh Long Biên 37
Đồ thị 2.2: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại chi nhánh Long Biên 38
Bảng 2.8: Miền giá trị thay đổi thu nhập của chi nhánh Long Biên theo thay

Long Biên ”
Kêt cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương I đưa ra một cách khái quát các lý thuyết khác nhau về rủi ro lãi suất và
quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín Sacombank chi nhánh Long Biên.
Chương II sẽ phân tích các chính sách lãi suất, thực trạng quản lý rủi ro lãi suất
tại chi nhánh Long Biên và toàn bộ ngân hàng Sài Gòn Thương tín thông qua
phân tích các chỉ số phản ánh rủi ro lãi suất.
Chương III: Giải pháp tăng cường rủi ro quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
Chương III đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại
Sacombank.
Chương I:
LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
1.1.1. Khái quát về các loại hình rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
thương mại
Rủi ro là một yếu tố khách quan, có thể xuất hiện trong mọi ngành nghề
hay lĩnh vực kinh doanh, ngành Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ
dẫn đến tổn thất tài sản của ngân hàng hoặc giảm sút lợi nhuận so với dự kiến.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều loại
rủi ro. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà có thể chia rủi ro thành các loại khác
nhau.
Nếu phân chia theo các loại tài sản, rủi ro trong ngân hàng thương mại
gồm có: rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong
quản lý và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài

thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến, dẫn đến tăng chi
phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hoặc nghiêm trọng hơn là ngân hàng mất
khả năng thanh toán. Khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều ngân hàng thương
mại Việt Nam đã từng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, ngân hàng gặp phải
rủi ro thanh khoản.
1.1.1.5. Rủi ro tồn đọng vốn
Rủi ro tồn đọng vốn là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nguồn
vốn huy động được lớn nhưng ngân hàng lại không thể cho vay hay đầu tư, làm
giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tồn đọng vốn
trong nhiều trường hợp: ngân hàng đã huy động với lãi suất cao nhưng không thể
chấp nhận cho vay hoặc đầu tư khi lãi suất thị trường ở mức quá thấp, hoặc sản
phẩm huy động của ngân hàng không thu hút được khách hàng đi vay như
trường hợp sản phẩm huy động và cho vay vốn bằng vàng của các ngân hàng
Việt Nam năm 2010…
1.1.1.6. Rủi ro khác
Ngoài các rủi ro kể trên, ngân hàng có thể gặp phải các rủi ro khác dẫn
đến thiệt hại cho ngân hàng như: cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán,
hoả hoạn… Đây là những rủi ro không lường trước được và có thể gây thiệt hại
rất lớn cho ngân hàng. Để phòng tránh thiệt hại do các rủi ro loại này, ngân hàng
có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm về cướp ngân hàng, hoả hoạn,… hoặc các
phương pháp nghiệp vụ khoa học trong thanh toán…
1.1.2. Khái niệm về rủi ro lãi suất
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng vừa đóng vai trò người đi vay (khi
huy động vốn) vừa đóng vai trò người cho vay (khi tài trợ). Như vậy khi lãi suất
trên thị trường: lãi suất huy động, cho vay, lãi chứng khoán thường xuyên biến
động có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, hoặc ngược lại gây tổn thất
cho ngân hàng.
Ta có định nghĩa về rủi ro lãi suất như sau:
“Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất
giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều

Như vậy, nếu lãi suất tăng, ngân hàng không những không chịu rủi ro lãi suất
mà còn tăng được lợi nhuận do thu từ lãi sẽ tăng nhiều hơn chi trả lãi. Ngược
lại, nếu lãi suất giảm, do thu từ lãi sẽ giảm nhiều hơn chi trả lãi nên thu nhập
từ lãi của ngân hàng giảm sút so với dự kiến, xảy ra rủi ro lãi suất.
• TH R < 1, ngược lại với TH R > 1, tài sản có nhạy cảm lãi suất ít hơn tài
sản nợ nhạy cảm lãi suất. Khi đó nếu lãi suất tăng, ngân hàng sẽ gặp phải
rủi ro lãi suất do phải chịu giảm thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, khi lãi suât
giảm, ngân hàng có thu nhập từ lãi cao hơn.
• TH R = 1, khi đó biến động lãi suất thị trường sẽ không làm thay đổi thu
nhập từ lãi của ngân hàng do mức tăng (giảm) của thu lãi từ tài sản có
nhạy cảm lãi suất sẽ bị triệt tiêu bởi mức tăng (giảm) của phí trả lãi từ tài
sản nợ nhạy cảm lãi suất.
Ta nhận thấy, khi R = 1, ngân hàng không gặp phải rủi ro lãi suất, nhưng
đồng thời cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập cho mình.
1.1.3.2. Khe hở lãi suất
Tương tự như hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm
lãi suất, khe hở lãi suất cũng là một thước đo rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Khe
hở lãi suất được tính theo công thức:
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm
lãi suất
- Nguồn nhạy cảm
lãi suất
Dựa trên giả thiết lãi suất của nguồn và tài sản nhạy cảm lãi suất thay đổi
với cùng mức độ.
• TH Ngân hàng có khe hở lãi suất dương
Khi lãi suất trên thị trường tăng sẽ làm tăng thu nhập của ngân hàng do
mức tăng của thu nhập từ lãi cao hơn mức tăng của trả lãi. Đồng thời, chênh
lệch lãi suất của ngân hàng cũng sẽ tăng.
Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng gặp rủi ro giảm thu

đó, nếu lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ tăng.
Ngược lại khi lãi suất giảm.
• TH Khe hở kỳ hạn = 0, ngân hàng không phải chịu rủi ro.
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
Thực tế có nhiều cách phân loại nguyên nhân của rủi ro lãi suất: rủi ro do
quy định lại lãi suất, rủi ro do sử dụng hợp đồng quyền chọn, rủi ro do điều chỉnh
không cân xứng giữa mức lãi suất đi vay và cho vay… Theo PGS.TS. Phan Thị
Thu Hà trong cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại, 2009, có 3 nguyên nhân sau
đây dẫn đến rủi ro lãi suất:
• Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản là sự khác nhau về kỳ
hạn đặt lại lãi suất của tài sản với kỳ hạn đặt lại lãi suất của nguồn huy động
cho tài sản đó trong trường hợp ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các
hợp đồng tín dụng.
• Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng
Các ngân hàng có các cách quản lý tài sản và nguồn vốn khác nhau, tuỳ
theo dự báo của ngân hàng về biến động lãi suất trên thị trường, nhằm thu
được lợi ích cao nhất cho ngân hàng. Khả năng lãi suất thay đổi khác với dự
kiến của ngân hàng dẫn tới làm giảm thu nhập hay xảy ra rủi ro lãi suất cho
ngân hàng.
• Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Rủi ro lãi suất do ngân hàng sử dụng lãi suất cố định (không nhạy cảm với
biến động thị trường) trong các hợp đồng xảy ra khi lãi suất thị trường biến
động bất lợi, ví dụ trường hợp ngân hàng đi vay với lãi suất cố định cao sau
đó phải cho vay theo lãi suất thị trường thấp gây tổn thất thu nhập cho ngân
hàng.
1.1.4.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Đối với nhà ngân hàng, kỳ hạn mà họ quan tâm là kỳ hạn đặt lại lãi suất.
Kỳ hạn này bị tác động bởi dự đoán về tình trạng lãi suất trong tương lai của
ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có xu hướng chia nhỏ kỳ hạn đặt lại lãi

do biến động lãi suất thị trường. Ngược lại, ngân hàng mong muốn lợi nhuận
cao sẽ chấp nhận đánh đổi bằng mức rủi ro cao hơn, do đó sẽ đưa ra chính
sách tín dụng lãi suất thoáng hơn.
Trong thực tế, sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là tất nhiên.
Thứ nhất, do ngân hàng khó và không cần thiết phải duy trì sự phù hợp tuyệt đối
về kỳ hạn giữa các nguồn và tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Thứ hai, các kỳ
hạn này thường do khách hàng đi vay và người gửi tiền quyết định.
1.1.4.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi. Ngân hàng luôn nghiên cứu và
dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự đoán
chính xác mức độ thay đổi của lãi suất.
Kết hợp giữa sự không phù hợp về kỳ hạn đặt lại lãi suất giữa nguồn và
tài sản với sự thay đổi lãi suất khác với dự kiến của ngân hàng sẽ tạo nên rủi ro
lãi suất.
Lấy ví dụ về ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, do ngân hàng dự
đoán lãi suất sẽ ít biến động hoặc nếu biến động thì sẽ tăng trong thời gian tới.
Như vậy, nếu lãi suất biến động theo đúng dự kiến, ngân hàng sẽ không phải
chịu thiệt hại do rủi ro lãi suất mà còn có thể gia tăng thu nhập nếu lãi suất tăng
lên. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, lãi suất biến động trái với dự kiến,
ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, ta cũng có thể lập luận
tương tự.
Điểm cần lưu ý là trong hoạt động ngân hàng vẫn luôn có rủi ro lãi suất,
dù ngân hàng duy trì khe hở lãi suất, khe hở kỳ hạn hay hệ số tài sản có nhạy
cảm lãi suất ở mức tối ưu. Điều này được giải thích do cả 3 hệ số trên đều dựa
trên giả thiết lãi suất của tài sản và nguồn sẽ biến động với cùng mức độ. Song
thực tế, các mức lãi suất của các kỳ hạn khác nhau của nguồn và tài sản thay đổi
khác nhau. Sự biến động phức tạp của lãi suất tự nó đã gây ra rủi ro lãi suất cho
ngân hàng, bất kể khe hở lãi suất có giá trị hay dấu nào.
1.1.4.3. Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong hợp đồng

Năm thứ hai:
Ta đưa ra các giả định khác nhau về biến động lãi suất trên thị trường.
Khi lãi suất không đổi:
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 5%)/2 = 4.75%
Khi lãi suất giảm 1%:
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2: 11% - 5% = 6%
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 6%)/2 = 5.25%
Khi lãi suất tăng 4%:
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2: 11% - 10% = 1%
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 1%)/2 = 2.75%
Ngân hàng sử dụng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn
do kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Trường hợp ngân hàng cho
vay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất sẽ chỉ là 4%. Trong khi nếu
thay đổi kỳ hạn, năm thứ nhất chắc chắn ngân hàng sẽ thu được chênh lệch lãi
suất cao hơn (4.5%). Tuy nhiên mức chênh lệch lãi suất năm thứ hai lại chưa
chắc chắn, tuỳ thuộc vào biến động lãi suất như ví dụ trên. Do đó, ngân hàng sẽ
xác định ra mức lãi suất an toàn trên thị trường, mà tại đó chênh lệch lãi suất
bình quân 2 năm sẽ bằng đúng 4%.
Chênh lệch lãi suất bình quân an toàn 2 năm: 4%
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2 an toàn cho ngân hàng: 4%*2 – 4.5% = 3.5%
Lãi suất thị trường an toàn cho ngân hàng: 11% - 3.5% = 7.5%
Như vậy, nếu dự đoán lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên hơn 7.5
% ngân hàng sẽ cho vay cùng kỳ hạn nguồn huy động. Ngược lại, nếu dự đoán
lãi suất thị trường nhỏ hơn 7.5% ngân hàng sẽ huy động nguồn kỳ hạn ngắn để
có thể thu thêm chênh lệch lãi suất.
1.1.5.2. Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư
Ngược lại với hình thức tái tài trợ, tái đầu tư là hình thức đầu tư của
ngân hàng mà kỳ hạn khoản cho vay ngắn hơn kỳ hạn nguồn vốn tài trợ nó. Theo
đó, trong các kỳ hạn tiếp theo, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay nguồn vốn đã
huy động được từ các kỳ hạn trước.

1.2.1.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường
Việc dự báo biến động lãi suất trên thị trường được thực hiện dựa trên
phân tích cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố tác động tới cung cầu quỹ cho
vay.
Bên cạnh đó, các nhân tố khác: cung cầu tiền tệ, lạm phát, các chính sách
của Nhà nước, tình hình đời sống xã hội cũng tác động 1 cách gián tiếp lên
cung cầu quỹ cho vay, từ đó làm thay đổi lãi suất trên thị trường.
Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố trên tới lãi suất thị
trường được biểu diễn qua các đồ thị sau:
Đồ thị 1.1: Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố khác lên lãi
suất thị trường
1.2.1.2. Nhận biết rủi ro lãi suất
Lãi suất thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và giá trị kinh tế của
ngân hàng. Để nhận biết và phân tích ngân hàng có gặp phải rủi ro lãi suất hay
không, người ta dựa trên phân tích các loại rủi ro lãi suất có thể gặp phải, bao
gồm rủi ro giảm thu nhập, giảm giá trị tài sản, hoặc các thiệt hại ẩn đối với ngân
hàng.
Rủi ro giảm thu nhập
Biến động lợi nhuận là nhân tố quan trọng để phân tích rủi ro lãi suất, do
việc giảm lợi nhuận hoặc thiệt hại tăng nhanh sẽ đe doạ mức độ ổn định tài chính
của ngân hàng, giảm mức dự trữ vốn, gây mất uy tín của ngân hàng. Khi nói đến
lợi nhuận, thu nhập ròng từ lãi là nhân tố được quan tâm nhất. Thu nhập từ lãi là
nguồn thu nhập chính của ngân hàng, đồng thời cũng có liên hệ trực tiếp với biến
động lãi suất trên thị trường.
Sự biến động thu nhập ròng từ lãi được xác định dựa trên phân tích hệ số
tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, hoặc phân tích khe
hở lãi suất
Hiện nay, khi ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động nhằm tạo thêm thu
nhập từ các loại phí và các nguồn thu nhập không từ lãi khác, việc tập trung xem
xét các nguồn thu nhập này cũng là vấn đề quan trọng.

P
C
ytm f
F
ytm f
k
k
M
M
=
+
+
+
=

( / ) ( / )1 1
1
Trong đó:
P: giá trị thị trường của tài sản hoặc nguồn vốn
M: Số lần trả lãi theo coupon của tài sản hoặc nguồn vốn trong suốt
thời hạn
C: Coupon cố định
Ytm: lãi suất thị trường
f: Số lần trả lãi một năm
F: Mệnh giá của tài sản hoặc nguồn vốn
Như vậy, giá trị ròng theo thị trường của ngân hàng sẽ được tính theo
công thức sau:
Giá trị thị trường ròng
của ngân hàng
= Giá trị thị trường

k
M
M
=
+
+
+
+
+
+
=
=


( / ) ( / )
( / ) ( / )
1 1
1 1
1
1
Trong đó:
D
M
: Thời lượng của tài sản hoặc nguồn vốn
C
k
: Dòng tiền ở lần thứ k
M: Số lần trả lãi trong toàn bộ thời hạn
f: Số lần trả lãi trong 1 năm
F: Mệnh giá

i
- RSL
i
Thay đổi thu nhập lãi suất ròng từ nhóm i = GAP
i
* ∆r
i
Trong đó:
GAP
i
: chênh lệch giá trị tài sản và nguồn vốn nhóm i
RSA
i
: giá trị tài sản nhóm i
RSL
i
: giá trị nguồn huy động nhóm i
∆r
i
: thay đổi lãi suất tài sản và nguồn huy động nhóm i
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
1.2.3.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Để hạn chế rủi ro lãi suất, ta có thể tác động trực tiếp vào yếu tố tạo nên
rủi ro của ngân hàng: sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản. Nhằm
duy trì được sự phù hợp giữa nguồn và tài sản, ngân hàng duy trì khe hở lãi suất
ở mức càng thấp càng tốt (gần bằng không). Nội dung của phương pháp này là
tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với tài sản, hoặc sử dụng các tài sản (cho
vay) có kỳ hạn phù hợp với nguồn huy động được. Khi có sự khác biệt lớn về kỳ
hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ tính toán lại kỳ hạn đặt giá để tạo nên sự phù hợp
giữa nguồn và tài sản. Nhược điểm của phương pháp này là loại trừ khả năng gia


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status