ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU - Pdf 13

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
2
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Từ viết tắt &
thuật ngữ
Ý nghĩa
CEO Tổng giám đốc
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng DN
CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch
3
TTTM Tài trợ thương mại
TTQT Thanh toán quốc tế
T/T Chuyển tiền bằng điện
L/C Tín dụng chứng từ
UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ
URR Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng
ISPB
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra
chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
DN DN
XNK Xuất nhập khẩu
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
AGR Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

niên Techcombank 2010 - 2012)
Do vậy, để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Techcombank đã, đang và sẽ
luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, nhất là phương thức tin
dụng chứng từ. Vì thế, với việc lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc
tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam -
5
chi nhánh Vũng Tàu”, em mong rằng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào con
đường thay da đổi thịt, phát triển hùng mạnh của Chi nhánh Techcombank Vũng Tàu
nói riêng và Techcombank nói chung trong thời gian tới.
 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Techcombank. Từ đó đưa ra đánh giá, các giải
pháp gợi ý nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán L/C tại Techcombank.
 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
đối với hàng xuất và hàng nhập khẩu tại Techcombank Vũng Tàu.
 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh giữa
các số liệu, quy trình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C.
 Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh
Vũng Tàu
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại
Techcombank Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012
Chương 3: Giải pháp gợi ý đẩy mạnh hoạt động thanh toán L/C tại Techcombank
Vũng Tàu
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi sai sót và một số hạn chế, tuy
nhiên, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị Phòng Khách Hàng Doanh
Nghiệp cùng các Phòng ban chức năng khác của Techcombank Vũng Tàu, và sự hướng
dẫn, truyền thụ kiến thức tận tâm của các Thầy cô Khoa Kinh Tế Đối Ngoại, đặc biệt là
TS. Lê Tuấn Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn em. Em xin gửi lời cảm ân sâu sắc đến
quí thầy cô, các anh/chị đang công tác tại Techcombank Chi nhánh Vũng Tàu đã giúp
đỡ em trong thời gian qua.

doanh nghiệp.
1.1.2 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu
Chi nhánh Vũng Tàu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
được thành lập ngày 29/07/2005. Techcombank chi nhánh Vũng Tàu là đơn vị hạch
toán phụ thuộc của Techcombank, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của Techcombank. Techcombank Chi
nhánh Vũng Tàu hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các Tổ chức tín dụng theo quy định của Pháp luật, thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Techcombank.
Ngày 06/08/2010, Techcombank Vũng Tàu chuyển trụ sở về số 142-144 Lê Hồng
Phong Tp. Vũng Tàu. Với trụ sở mới tại 142-144 Lê Hồng Phong, chi nhánh Vũng Tàu
được thiết kế theo mô hình ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất
khang trang, không gian thân thiện, thoải mái và phương thức giao dịch chuyên nghiệp,
hiệu quả.
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hoạt động trong các lĩnh vực
sau: Hoạt động vay vốn, nhận tiền gửi; Hoạt động cấp tín dụng; Hoạt động cung ứng
phương tiện, dịch vụ thanh toán; Tham gia thị trường tiền tệ; Mở tài khoản; Tham gia
và tổ chức các hệ thống thanh toán; Góp vốn, mua cổ phần; Kinh doanh, cung ứng dịch
vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; Hoạt động ngân hàng đầu tư; Nghiệp vụ uỷ thác
và đại lí và các hoạt động khác.
1.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp
8
Khách hàng cá nhân: Tiết kiệm, Tài khoản, Cho vay, Dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tử
F@st-banking, Chuyển tiền quốc tế, Sản phẩm bảo hiểm, Chương trình khuyến mại,
Sản phẩm và dịch vụ khác.
Khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi, Tín dụng, Quản lí tiền tệ, Quản lí thanh khoản,
Tài trợ thương mại, Bảo lãnh, TTQT, Ngoại hối và phòng ngừa rủi ro, Sản phẩm mới
và khuyến mại.
1.4 Cơ cấu tổ chức: Hình 1.1, Phụ lục 1, tr.29

huy động.
1.5.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 1.2 Tình hình dư nợ tín dụng tại Techcombank Vũng Tàu, 2010 – 2012
9
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
KHDN 527354 63,8% 637298 64,3% 633017 59,3%
KHCN 299643 36,2% 354131 35,7% 433569 40,7%
Tổng dư nợ 826998 100,0% 991429 100,0% 1066585 100,0%
Nguồn: Báo cáo xây dựng kế hoạch tín dụng năm 2013 của Techcombank Vũng Tàu
Techcombank là ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Kể từ năm
2010, Techcombank đã áp dụng chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, chính sách
cho vay thận trọng và tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ nên tăng trưởng dư nợ
năm 2012 chủ yếu tập trung ở KHCN. Cụ thể trong năm 2012, dư nợ của KHDN đạt
633017 triệu đồng(chiếm 59,3%), giảm 0,67%; còn dư nợ của KHCN đạt 433569 triệu
đồng (chiếm 40,7%), tăng 22,4%. Đến thời điểm cuối năm 2012, dư nợ tín dụng tại chi
nhánh là 1066585 triệu đồng, đạt 97% so với kế hoạch, tăng 7,58% so với năm 2011 và
tăng 29% so với năm 2010.

toán L/C trong tổng số TTQT
11
Hình 2.1. Tỷ trọng doanh số của các phương thức TTQT, 2010 – 2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Hình 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010-2012
Nguồn: Phòng KHDN, Techcombank Vũng Tàu
Doanh thu và khối lượng giao dịch là hai chỉ tiêu quan trọng luôn đi kèm với nhau,
được Techcombank áp dụng để tính toán sự phát triển hoạt động TTQT qua các năm.
Tỷ trọng về doanh thu các phương thức TTQT cho biết nguồn thu TTQT chủ yếu đến
từ phương thức thanh toán nào, và khối lượng giao dịch lớn sẽ cho biết khả năng cạnh
tranh của ngân hàng về chất lượng dịch vụ, mức phí và tính mở trong TTQT (như việc
đa dạng hoá phương thức TTQT, áp dụng công nghệ mới…).
Theo Hình 2.1 và Hình 2.2, Bảng 2.1. Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT, 2010
– 2012 và Bảng 2.2. Tỷ trọng khối lượng giao dịch các phương thức TTQT, 2010 –
2012 (Phụ lục 2, tr.30 ) ta thấy:
Trong 3 phương thức TTQT, phương thức T/T luôn có khối lượng giao dịch cao nhất,
nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ cao thứ 2, vì Techcombank ngay từ khi thành lập đã phát
triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ với đối tượng là KHCN, DN vừa và nhỏ, có
vốn thành lập ít, giá trị giao dịch nhỏ nên thường lựa chọn phương thức thanh toán
T/T.
Tuy nhiên, do kinh tế suy thoái, rủi ro XNK tăng cao đã khiến các DN Bà Rịa Vũng
Tàu phải tìm một phương thức TTQT vừa tối thiểu hoá rủi ro, vừa có thời gian thanh
toán nhanh thuận lợi cho quay vòng vốn, vừa có hình thức đa dạng phù hợp với nhiều
loại hình kinh doanh, đó chính là phương thức thanh toán L/C.
12
Ngoài ra, nguồn thu TTQT từ DN nhỏ và vừa bị hạn chế trong năm 2011 - 2012, do chi
phí đầu vào tăng cao làm thiếu vốn lưu động trong khi lãi suất cho vay cao dẫn đến
thua lỗ, hoạt động XNK bị trì trệ. Do vậy, nếu trước đây 90% doanh thu từ các dịch vụ
phi tín dụng (trong đó có dịch vụ TTQT) của Techcombank là từ hơn 10.000 KHDN
vừa và nhỏ, thì kể từ năm 2011, Techcombank tập trung vào các ngành và công ty có

của tỉnh luôn thấp hơn Kim ngạch Nhập khẩu (xem Bảng 2.5. Kim ngạch XNK tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, 2010 – 2012, Phụ lục 4, tr.32).
Kết luận 2: Thanh toán L/C Xuất khẩu và L/C Nhập khẩu đều có doanh thu, khối
lượng giao dịch tăng qua các năm 2010 – 2012, nhưng L/C Xuất khẩu tăng mạnh hơn
khiến tỷ trọng doanh thu của L/C Xuất khẩu tăng dần, tỷ trọng doanh thu của L/C Nhập
khẩu giảm dần qua các năm 2010 – 2012. Có hai nguyên nhân:
Về khách quan: Theo Bảng 2.5 (Phụ lục 4, tr.32), ta thấy trong giai đoạn 2010 - 2012,
do kinh tế khó khăn, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa ngày càng suy giảm qua các
14
năm; chính sách hạn chế nhập siêu, giảm lạm phát giảm lãi suất cho vay của Chính
Phủ; nỗ lực thu hút đầu tư phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ và phát động phong
trào “Người Việt dùng hàng Việt” trên địa bàn tỉnh, Kim ngạch Nhập khẩu của tỉnh đã
được khống chế, tăng nhẹ hơn Kim ngạch Xuất khẩu (mức tăng trung bình mỗi năm
của kim ngạch Nhập khẩu là 39,4% thấp hơn so với Kim ngạch Xuất khẩu là 50,65%).
Về chủ quan: Techcombank chú trọng vào tài trợ Xuất khẩu hơn Nhập khẩu. Do từ
năm 2011, với mục đích “hỗ trợ DN lớn mạnh không ngừng”, Techcombank đã giảm
lãi suất cho vay, tiên phong phát triển và cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính chuyên
biệt, đặc biệt tập trung cho lĩnh vực xuất khẩu nhằm phát triển các ngành mũi nhọn
như: Nông sản (Gạo, Điều, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Bông, sợi), Thuỷ sản, Thép, Điện
tử điện máy, Phân bón, Nhựa…với quá trình tài trợ bắt đầu từ khâu thu mua nguyên
liệu đầu vào, đến sản xuất, thương mại và quản lí dòng tiền hiệu quả, phù hợp với thực
tế kinh doanh của DN.
2.1.3 Chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu KHDN
Số lượng khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất về
chất lượng, hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012,
quy mô KHDN của Techcombank Vũng Tàu phát triển như bảng sau:
Bảng 2.6. Số lượng KHDN của Techcombank Vũng Tàu, 2010 - 2012
Năm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng KHDN 325 397 348

lớn. (xem Bảng 2.8. Hạn mức tín dụng mà các ngân hàng đại lí cấp cho Techcombank
giai đoạn 2010 - 2012, Phụ lục 4, tr.32).
2.2 Phân tích việc phát triển hoạt động thanh toán L/C về chất lượng
Phát triển hoạt động thanh toán L/C theo chất lượng: là phát triển hoạt động thanh toán
L/C dựa trên sự nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán L/C (tăng nhờ chất
lượng). Vì vậy, ta sẽ phân tích dựa trên các chỉ tiêu về chất lượng như sau:
2.2.1 Chỉ tiêu về độ chuẩn xác của quy trình thanh toán
Quy trình thanh toán chuẩn hay tỷ lệ phần trăm công điện chuẩn (STP) là tỷ lệ phần
trăm giữa số công điện có quy trình chuẩn và toàn bộ số công điện mà Ngân hàng đã
thực hiện được trong một năm. STP là chỉ tiêu đánh giá thể hiện quy trình chuẩn của
một công điện trong giao dịch TTQT tại ngân hàng. Mà để đạt được chỉ tiêu STP cao
thì Ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện như: thời gian xử lí giao dịch nhanh, thực
hiện chính xác khâu luân chuyển và xử lí hợp đồng, nhờ đó tiết kiệm chi phí, tối thiểu
rủi ro và đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012,
Techcombank liên tục nhận được nhiều giải thưởng STP với tỷ lệ đạt chuẩn cao 95% -
99%, do nhiều ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới trao tặng như Citibank, Bank of New
York Mellon, HSBC… [Techcombank, 18], khẳng định chất lượng hàng đầu của
Techcombank so với các NHTM Việt Nam trong hoạt động TTQT.
2.2.2 Chỉ tiêu về sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C
Sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ thanh toán L/C là chỉ tiêu quan trọng cho biết hoạt
động thanh toán L/C tại Techcombank đã được đầu tư phát triển khoa học công nghệ
hỗ trợ, có sự phối hợp giữa các phòng ban để nâng cao quản lí rủi ro, có phối hợp chặt
chẽ với việc phát triển các dịch vụ liên quan (như bảo lãnh, chiết khấu, kinh doanh
17
ngoại tệ, cho vay ký quỹ…) hay chưa, để xây dựng chính sách marketing phù hợp.
Hiện nay, Techcombank đã có bước tiến đáng kể về phát triển các dịch vụ hỗ trợ:
Về dịch vụ tài trợ XNK, Techcombank đã phát triển nhiều hình thức TTTM đa dạng
như: Tài trợ Xuất khẩu nông sản, Tài trợ Nhà phân phối, Tài trợ Nhà cung cấp, Bao
thanh toán…, và nhiều sản phẩm chéo hỗ trợ thanh toán L/C như: Thu hộ thuế Hải
Quan, L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay… để giúp đỡ các DN trong nhiều

gấp 7 – 8 lần so với thị phần VCB, CTG), và giảm dần qua các năm 2010-2012. Ngoài
ra, năm 2013, Techcombank bị giảm lợi nhuận, nợ xấu 3,56% vượt ngưỡng an toàn
[Nguyễn Hoài, 2], nên bị Hãng xếp hạng tín nhiệm S & P hạ triển vọng tín nhiệm từ
“ổn định” xuống “tiêu cực” [Thuỳ Linh, 7], khiến uy tín về khả năng thanh toán của
Techcombank bị hạ thấp.
Thứ hai, khối lượng giao dịch thanh toán theo Phương thức L/C còn thấp, chỉ bằng một
nửa so với khối lượng giao dịch T/T, giá trị trung bình mỗi giao dịch thanh toán L/C
chưa cao, chỉ từ 20000 – 30000 USD (theo Bảng 2.11. Khối lượng giao dịch và giá trị
bình quân mỗi giao dịch thanh toán L/C Xuất khẩu, L/C Nhập khẩu giai đoạn 2010 –
2012, Phụ lục 5, tr.33) và có xu hướng giảm dần qua các năm 2010 – 2012.
Thứ ba, tuy năm 2011, Techcombank phát triển nhiều gói tài trợ Xuất nhập khẩu cho
DN, nhưng vẫn không thu hút được nhiều KHDN, tổng số lượng KHDN vẫn giảm
12,3% vào năm 2012, chứng tỏ hoạt động Marketing và chiến lược phát triển sản
phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho thanh toán L/C còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu cho từng nhóm KHDN.
19
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán L/C tại
Techcombank Vũng Tàu
2.4.1 Nhân tố chủ quan
 Chiến lược phát triển sản phẩm thanh toán L/C và các dịch vụ hỗ trợ:
Techcombank đa dạng hoá sản phẩm thanh toán L/C với nhiều hình thức như L/C trả
ngay, L/C trả chậm, L/C hỗn hợp,…, áp dụng quy tắc quốc tế UCP, ISBP, URR về xử
lí L/C và theo Bảng 2.12. So sánh biểu phí giao dịch L/C các ngân hàng năm 2012
(Phụ lục 8, tr.37), biểu phí giao dịch L/C của Techcombank khá cạnh tranh với các
ngân hàng lớn chuyên về TTQT như VCB, EIB, ACB, CTG. Quy trình mở, huỷ và
thanh toán L/C và các dịch vụ TTTM được Techcombank xây dựng và ban hành phù
hợp với thực tế của từng thời kì, phù hợp với những quy định trong bản mới nhất của
quy tắc thực hành thanh toán L/C như UCP 600, URR 725…Ngoài ra, dịch vụ thanh
toán bằng L/C một mặt tăng thu nhập cho ngân hàng, mặt khác góp phần mở rộng các
dịch vụ khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Đối với các khách hàng quen có uy

lượng dữ liệu quá lớn và việc truy cập cùng lúc của các nhân viên dẫn đến chậm hệ
thống, anh hưởng đến việc xử lí thông tin khách hàng. Mặt khác, một số công nghệ
mới đưa vào khai thác vẫn chưa được phát huy hết hiệu quả, gây ra sự lãng phí lớn, đặc
biệt là trong bối cảnh hao mòn vô hình đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng như hiện
nay.
 Chất lượng nguồn nhân lực:
21
Theo techcombank.com.vn, Techcombank hiện có 7168 nhân viên được đào tạo tốt từ
cơ sở và thường xuyên tham gia các khoá học, hội thảo nâng cao nghiệp vụ do các tổ
chức uy tín như GK Corp, BTC… tổ chức. Nhờ vậy, quy trình thanh toán L/C của
Techcombank được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giỏi, có trình độ đại học, lưu loát
tiếng Anh, thành thạo cách sử dụng mạng Swift với các Ngân hàng trên thế giới, cùng
phong cách giao dịch tận tình, sẵn sàng giải quyết cho khách hàng mọi vướng mắc
trong khâu dự thảo, kí hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong
thư tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, đóng hộ thuế hải quan… nhằm đem lại lợi ích lớn nhất
cho đôi bên.
Tuy nhiên, trình độ đội ngũ nhân viên của Techcombank vẫn chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn quốc tế, đặc biệt ở các lĩnh vực chuyên sâu như quản trị rủi ro. Điều này không
chỉ gây khó khăn khi giao dịch TTQT với các ngân hàng lớn trên thế giới mà còn dẫn
đến sai sót trong quá trình thẩm định bộ chứng từ L/C, thẩm định KHDN, ra quyết định
về định mức kí quỹ, bảo lãnh hoặc chiết khấu cho khách hàng, từ đó tăng rủi ro thanh
toán cho cả ngân hàng và KHDN.
2.4.2 Nhân tố khách quan
 Kinh tế - xã hội: do ảnh hưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp XNK trên địa bàn
tỉnh gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu, nhân công dẫn đến hoạt động sản xuất,
XNK bị trì trệ, phải bỏ nhiều đơn hàng XNK và làm giảm doanh thu TTQT của
Techcombank. Hơn nữa, DN Việt còn yếu về khả năng cạnh tranh, hiểu biết về thị
trường nước ngoài, tập quán quốc tế về XNK cũng như phương thức thanh toán L/C đã
khiến DN và hệ thống ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn trong TTQT.
Riêng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi:

TOÁN QUỐC TẾ THEO L/C TẠI TECHCOMBANK VŨNG TÀU
Phát triển nghiệp vụ TTQT theo L/C được hiểu là tăng cả về quy mô lẫn chất lượng
(tốc độ thanh toán, tính an toàn bảo mật, doanh thu phí dịch vụ). Dưới đây là một số
giải pháp phát triển nghiệp vụ TTQT bằng phương thức L/C tại Techcombank Vũng
Tàu.
3.1 Tăng cường hoạt động marketing và tài trợ xuất nhập khẩu:
Vì KHDN chủ yếu của Techcombank là DN vừa và nhỏ, nên muốn kích thích các hoạt
động TTQT phát triển thì trước hết phải giúp họ phát triển sản xuất XNK, thoát khỏi
tình trạng thiếu vốn, đọng hàng tồn kho như hiện nay. Trước hết, Techcombank cần
giảm lãi suất vay vốn (để kí quỹ mở L/C) hơn nữa, triển khai các gói lãi suất ưu đãi từ
5% – 6% cho các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực được cho là có nhiều cơ hội bứt phá trong
năm 2014 của Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng như công nghiệp,
nông nghiệp, thuỷ sản. Bởi theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và
vừa, lãi suất cho vay cao gần gấp đôi so với khả năng sinh lời của DN [Trần Thuỷ, 19].
Tiếp theo, Techcombank cần tích cực kết hợp với đối tác Bảo Việt, Bảo Minh – 2 công
ty bảo hiểm uy tín ở Việt Nam để cùng phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm
cho DN XNK trong thị trường kinh doanh ngày càng nhiều rủi ro, giúp các DN giảm
thiểu thủ tục, thời gian và chi phí trong thanh toán L/C.
Ngoài ra, Techcombank cần tăng cường nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra các sản
phẩm có tính năng vượt trội so với các ngân hàng khác (như sản phẩm L/C trả chậm có
điều khoản thanh toán ngay ). Bên cạnh đó, Techcombank Vũng Tàu cũng cần thường
xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, có kế
hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng không chỉ về
điều kiện mở L/C, mức kí quỹ, hình thức thanh toán, cách lập bộ chứng từ, quy trình
thanh toán mà còn cung cấp thêm về các sản phẩm chéo của TTQT như dịch vụ bảo
24
hiểm, dịch vụ cho thuê kho bãi, liên hệ forwarder, hãng tàu giá rẻ nhưng chất lượng,
cho đến các giải pháp toàn diện về tài chính an toàn, thông tin đối tác, nhà cung cấp,
nhà phân phối cùng các chính sách hỗ trợ, phương án mở rộng thị trường
3.2 Nâng cao năng lực trình độ tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ TTQT

3.4 Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C
Sau khi gia nhập WTO, kim ngạch XNK Việt Nam ngày càng tăng, trị giá thanh toán
các hợp đồng XNK qua NHTM ngày càng lớn. Việc lập chính sách dự trữ và kinh
doanh, thu hút ngoại tệ hợp lí để đáp ứng nhu cầu khách hàng là rất cần thiết, phải
được tính toán kĩ lưỡng. Vì vậy, Techcombank Vũng Tàu cần có những biện pháp
thích hợp nhằm tăng cường hoạt động thu hút dự trữ ngoại tệ, đặc biệt từ nguồn kiều
hối, để tránh tình trạng thiếu ngoại tệ phải đi vay làm tăng chi phí.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến rủi ro tăng cao, Techcombank cũng
cần thận trọng cho vay, phối hợp tốt với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận tín dụng
nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tránh rủi ro khách hàng vay kí quỹ
L/C mà không trả.
Kết luận chương 3
Từ việc phân tích ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp gợi ý về sản phẩm
dịch vụ, nguồn nhân lực, công tác quản trị rủi ro và thẩm định, giúp Techcombank nói
chung và Techcombank Vũng tàu nói riêng cải tiến hoạt động thanh toán L/C.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status