Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Pdf 14

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
*** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Sinh viên thực hiện : Cao Thị Thu Hiền
Lớp : A2
Khoá : K43A-KTĐN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hƣơng Lan Hà Nội, 2008
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

1

Mục lục
Mục lục ___________________________________________________ 1

2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam ______ 52
II Một số giải pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN tại Việt Nam _________ 73
1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thuế ____________________ 73
2. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hỗ trợ tài chính nhằm _______ 80
đổi mới công nghệ ______________________________________________ 80
3. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng _________________ 82
4. Cho thuê tài chính ___________________________________________ 85
5. Một số kiến nghị đối với Cục phát triển DNVVN và cổng thông tin ____ 89
doanh nghiệp __________________________________________________ 89
6. Một số kiến nghị đối với DN __________________________________ 91
Kết luận _________________________________________________ 94
Tài liệu tham khảo _________________________________________ 96
PHỤ LỤC III_______________________________________________ 98

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

3

PHỤ LỤC I
Danh mục viết tắt

DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DN
Doanh nghiệp
TDNH
Tín dụng ngân hàng
GTGT
Gía trị gia tăng
KH&CN

Phân loại DNVVN của EU
Bảng 1.2
Tiêu thức xác định DNVVN của một số nước Đông Nam Á
Bảng 2.1
Thuế thu nhập công ty tại Mỹ
Bảng 2.2
Mức thuế suất thuế thu nhập công ty
Bảng 3.1
Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo vùng lãnh thổ
Bảng 3.2
Tỷ trọng DNVVN xét theo ngành nghề năm 2005
Bảng 3.3
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế (%)
Bảng 3.4
Tỷ trọng lao động trong DNVVN so với toàn ngành
Bảng 3.5
Khảo sát khu vực DNVVN vào những năm 90

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

5

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của một quốc gia. Doanh nghiệp vừa
và nhỏ được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có những ưu thế về
tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương
tiện hiệu quả giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển,
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế nhất định đặc biệt là hạn

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em có thể hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

7

Chương I
Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề hỗ
trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Một số quan điểm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
1.1 Quan niệm về DNVVN của một số nước trên thế giới
Sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế thế
giới nói chung và ở từng nước, ở từng khu vực nói riêng. Nhiều mô hình phát triển đã
được thử nghiệm và đưa lại thành công bất ngờ. Trong đó nổi bật lên vai trò của loại
hình tổ chức DNVVN. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng và phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên
cho đến nay, việc quan niệm như thế nào là DNVVN là rất khác nhau.
Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra một định nghĩa chung và có hiệu lực áp
dụng từ tháng 6/1996, theo đó “DNVVN là các doanh nghiệp tư nhân và độc lập
(trong đó doanh nghiệp khác sở hữu dưới 25%vốn). Trong khu vực phi sơ cấp, không
bao gồm các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp; sử dụng dưới 250 nhân công.” Các
DNVVN của EU được phân chia như sau:
Bảng 1.1: Phân loại DNVVN của EU (đơn vị USD)

Loại DN
Số nhân công
Doanh thu
Tổng tài sản
Vừa

sản từ 20 triệu lên 120 triệu, doanh số từ 5 triệu lên 40 triệu. Hiện nay ở Đài Loan
người ta quan niệm DNVVN là những doanh nghiệp:
 Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: có vốn góp dưới 40 triệu (đô la Đài
Loan) tức là vào khoảng 1,4 triệu USD, số lao động thường xuyên dưới 500
người.
 Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác: có tổng doanh số dưới 40 triệu
và lao động dưới 50 người
Nhìn chung, các nước khi đưa ra những định nghĩa về doanh nghiệp vừa và
nhỏ thường dựa vào các dấu hiệu về số lượng lao động và số vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên ở một số nước, vấn đề doanh thu cũng được xem xét như là một yếu tố để
đánh giá và phân loại.

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

9

Bảng1.2: Tiêu thức xác định DNVVN của một số nước Đông Nam Á
Nước
Phân loại
Số lao động
Số vốn
Doanh thu
Thái Lan
Doanh nghiệp
nhỏ
0-50
Dưới 50 triệu

100.000USD

Doanh nghiệp
vừa
20-99
20.000-
100.000 USD
100.000-
500.000USD
Trung Quốc
Doanh nghiệp
nhỏ
50-100
Doanh nghiệp
vừa
101-500 Nguồn: Hồ sơ các DNVVN (SMEs) khu vực APEC 1990-2000
Việc đưa ra khái niệm chuẩn xác về DNVVN có ý nghĩa lớn để xác định đúng
đối tượng để hỗ trợ. Nếu phạm vi quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ
trợ sẽ giảm, vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu như phạm vi quá hẹp
sẽ hạn chế và ít tác dụng trong nền kinh tế.
1.2 Quan niệm của Việt Nam về DNVVN
Hiện nay, theo Việt Nam thì DNVVN là những doanh nghiệp hoặc có số vốn
dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới 300 người (trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp)
hoặc là những doanh nghiệp có số vốn sản xuất dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới

Kinh tế Nhà nước: với các hình thức doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi
phối, nó có thể là các công ty TNHH với một chủ sở hữu là Nhà nước, hoặc các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước.
Kinh tế tập thể: với các hình thức hợp tác đa dạng như các Hợp tác xã, tổ hợp tác… trong đó HTX là nòng cốt, các
HTX này dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Kinh tế cá thể, tiểu chủ: chủ hộ vừa là người sản xuất
chính, vừa có thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân: là những đơn vị kinh tế do một hoặc nhiều nhà tư bản cùng
góp vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức như: xí nghiệp tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tác tư
doanh… dựa trên cơ sở lao động làm thuê với các quy mô khác nhau.Kinh tế tư bản Nhà nước: là những đơn vị kinh tế
do một hay nhiều nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước liên doanh liên kết với Nhà nước để cùng hợp tác sản xuất
kinh doanh và chia lãi trên cơ sở vốn góp.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là những doanh nghiệp liên doanh hoặc
100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty TNHH.

Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

11

thể đổi mới linh hoạt hơn, dễ dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp quy mô mà
không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội .
DNVVN có khả năng tạo ra một lượng cung hàng hoá và dịch vụ có thể đáp
ứng đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Chính nhờ tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, chấp nhận rủi
ro mà loại hình doanh nghiệp này có khả năng đổi mới do đó tự nó đã thể hiện các
chức năng kinh tế to lớn đối với xã hội.
DNVVN được tạo lập một cách dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố
định thấp: Để thành lập một DNVVN chỉ cần một số vốn ban đầu thấp, mặt bằng sản
xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Với ưu thế nhỏ gọn năng động dễ quản
lý, không cần nhiều vốn, các DNVVN rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và
tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động lên. Điều đó khiến
cho các DNVVN này giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động để thay thế vốn
bằng tiền dùng vào việc mua sắm máy móc thiết bị và với giá công lao động thấp có
thể đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp mang tính chất

giữa các vùng trong một nước, từ những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng
xa, nói chung là những nơi thưa dân, cơ cấu kinh tế chưa phát triển và chính điều này
nó có thể cung cấp hàng hoá dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng lân cận .
Thông thường, DNVVN cung ứng sản phẩm tại chỗ 95% sản phẩm tiêu thụ nội
địa, mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sản phẩm dành cho xuất khẩu.
Như vậy, các DNVVN thực sự góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của đất nước .
2.1.2 Một số hạn chế của DNVVN
Bên cạnh những ưu điểm, DNVVN cũng có những hạn chế nhất định. Một số
hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy là:
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

13

 Chỉ cần một số lượng vốn ít đã có thể được thành lập nên DNVVN gặp
phải hạn chế là năng lực tài chính thấp, từ đó dẫn đến một loạt những bất lợi
cho DN trong sản xuất kinh doanh
Vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp bị hạn chế.
Các DNVVN thường thiếu tài sản thế chấp cho các khoản tiền dự định vay. Ngay cả
ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật… các ngân hàng cũng ngại cho các DNVVN vay
vốn vì khả năng gặp rủi ro lớn khi cho vay.
Tiếp đến là do khả năng tài chính hạn chế, qui mô kinh doanh không lớn, các
DNVVN cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường để phục vụ sản
xuất kinh doanh. Chính vì thế phần lớn các doanh nghiệp này đều trong tình trạng
thiếu vốn, điều đó khiến cho khả năng thu lợi của doanh nghiệp bị hạn chế, ngay cả
khi có cơ hội kinh doanh và có yêu cầu mở rộng sản xuất. Với tình trạng đó, khả năng
tích luỹ của doanh nghiệp cũng bị hạn chế.
 DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý bị hạn chế: Trong thời đại ngày
nay, thông tin cũng là một điều rất quan trọng của hoạt động sản xuất kinh tế bởi lẽ
nếu nắm bắt được thông tin nhanh chóng, chính xác về thị trường, khách hàng sẽ giúp

nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn lực và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Về số lượng, các
DNVVN chiếm ưu thế tuyệt đối: 97,6% ở Nhật Bản, Đức và ở Việt Nam cũng chiếm
khoảng 94,1% trong tổng số các doanh nghiệp.
Sự phát triển của DNVVN đã thực sự góp phần quan trọng trong giải quyết
những mục tiêu kinh tế xã hội sau đây:
Thứ nhất, vai trò nổi bật nhất của các DNVVN là thu hút số lượng lao động
lớn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định xã hội: Do DNVVN có thể tạo
lập một cách dễ dàng với số vốn nhỏ, hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

15

nhau và có thể hoạt động được cả ở những vùng mà doanh nghiệp lớn không thể
vươn tới. Ví dụ như ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, ở đây không có điều kiện đề
phát triển các doanh nghiệp lớn song DNVVN lại có thể phát triển được. Vì vậy,
cùng với doanh nghiệp lớn, sự tồn tại và kinh doanh có hiệu quả của các DNVVN đã
tạo thu nhập và việc làm cho người lao động. Thực tế cho thấy số lượng lao động làm
việc trong các DNVVN tại nhiều nước trên thế giới chiếm 50- 80% tổng số lao động.
Cụ thể ở Nhật Bản số lao động làm việc cho các DNVVN chiếm 79,2% , ở các nước
Tây Âu 58% trong lĩnh vực sản xuất vật chất, 78% trong lĩnh vực dịch vụ, 90% trong
lĩnh vực xây dựng, ở Thái Lan, Đài Loan con số đó là 70% .Qua các số liệu trên ta
thấy rằng số lượng lao động ở các DNVVN chiếm một tỷ trọng rất lớn không chỉ ở
các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Vai trò trên càng được khẳng
định trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp lớn phải sa thải lao động.
Ví dụ, năm 1997 ở Đức nền kinh tế gặp nhiều khó khăn , các doanh nghiệp lớn phải
cắt giảm 321000 lao động, nhưng cũng trong năm đó DNVVN lại tạo được 723000
lao động mới. Trong hai năm 1985-1987 các DNVVN ở Anh đã tạo thêm được
280000 chỗ việc làm, trong khi đó các tập đoàn, các công ty lớn chỉ tạo được 20000
chỗ làm mới.

thành các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong quá trình phát triển
kinh tế thị trường: Thực tế cho thấy, trong bất kỳ quốc gia nào tất cả các nguồn lực
kinh tế không thể tập trung hết vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, bởi các doanh
nghiệp có quy mô lớn không thể bao quát được toàn bộ thị trường. Với đặc trưng nhỏ
lẻ, năng động, các DNVVN tập trung vào các “thị trường ngách” hỗ trợ các doanh
nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối khả năng cung cầu trong xã hội.
DNVVN là những doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm đầu vào hay tham gia
chế tạo sản xuất kinh doanh trong chu kỳ hoạt động của các doanh nghiệp lớn, chính
điều này đã làm tăng khả năng hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo
mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại hình kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

17

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh
nghiệp nhỏ, yếu dễ bị sụp đổ bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. Do vậy, để
đứng vững trên thị trường và hoạt động ngày một tốt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp
nhỏ phải liên kết với nhau tạo thành một tập đoàn lớn có sức cạnh tranh cao. Tuy
nhiên trong quá trình hoạt động, cũng có các cơ sở nhỏ này được tích luỹ vốn kinh
nghiệm dần dần để trở thành các doanh nghiệp lớn.
Như vậy, tuy mỗi nước đều có một đặc điểm nền kinh tế và mức độ phát triển
khác nhau, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đóng góp một vai trò quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra nhiều việc làm, góp phần làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, duy trì các ngành nghề truyền thống tăng kim ngạch
xuất khẩu cho đất nước…Chính vì vậy, sự ổn định phát triển các DNVVN là một yếu
tố khách quan cần thiết cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia .
II. Hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Sự cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói

đối với sự phát triển của DNVVN.
2.1 Miễn giảm thuế thúc đẩy đầu tư
Nhà nước có thể sử dụng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế để hướng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ở những ngành nghề cần ưu tiên phát triển, những
vùng hải đảo, miền núi xa xôi hẻo lánh để khai thác tiềm năng nhỏ bé tại địa phương,
góp phần xoá bỏ sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền
núi…
Có 3 loại thuế tác động đến các DNVVN cơ bản nhất là: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mỗi loại thuế khác nhau ở các nước đều
có quy định về chế độ ưu đãi thuế miễn giảm thuế. Tuy nhiên, do chính sách, chiến
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

19

lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia khác nhau mà các nước có sự quy
định khác nhau về ưu đãi thuế cho ngành nghề lĩnh vực đầu tư.
Thông qua ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư đã góp
phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển kinh tế khuyến khích
người dân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất
mới, mở rộng quy mô đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái… Đồng thời,
các chính sách thuế cũng hướng các tổ chức các cá nhân đầu tư vào lĩnh vực ngành
nghề, vùng kinh tế theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.
Chính sách thuế đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Nguồn thu từ thuế tương đối ổn định và ngày càng tăng về số tuyệt
đối cũng như tỷ trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, Nhà nước cũng có các
biện pháp khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông
qua các chính sách miễn giảm thuế, hoàn thuế thu nhập nếu doanh nghiệp sử dụng lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư
2.2 Chính sách đổi mới công nghệ

2.3 Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá)
giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên
đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận. Bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Dưới đây là một số vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN:
TDNH hỗ trợ sự ra đời và phát triển các DNVVN: Vốn kinh doanh là tiền đề
để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh. Khi khởi
nghiệp, doanh nghiệp cần có một số vốn ban đầu nhất định để đầu tư mua sắm các
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

21

yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh như chi phí thành lập, xây dựng trụ sở
công ty, mua máy móc trang thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu, thuê lao động Do đó
tín dụng ngân hàng là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp đạt được yêu cầu đó
TDNH góp phần tăng vốn cho các DNVVN: Tín dụng ngân hàng góp phần
thúc đẩy quá trình tập trung vốn để tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh của mình,
nó góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn trong các doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, hiếm có doanh nghiệp nào
chỉ sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Việc này không chỉ hạn chế khả năng
mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm tăng giá vốn của doanh
nghiệp đó. Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngân hàng chiếm đến trên 50%.
TDNH góp phần hiện đại hoá quá trình sản xuất của DNVVN: Tín dụng ngân
hàng giúp các doanh nghiệp hiện đại trang thiết bị, ứng dụng nhanh các thành tựu
khoa học kỹ thuật, đảm bảo được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Tạo
điều kiện cho các DNVVN lớn mạnh có đủ các điều kiện bắt tay cùng các doanh
nghiệp khác cùng phát triển.
TDNH góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất của các DNVVN:

cách là một tổ chức tài chính của Nhà nước. Nguồn hình thành quỹ là từ vốn ngân
sách và sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế.
Quỹ bảo đảm tín dụng sẽ góp phần khơi thông thêm nguồn vốn tín dụng, tăng khả
năng vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp thực thi có
hiệu quả các phương án đầu tư, tăng cường năng lực tài chính để phát triển sản xuất
kinh doanh.
2.4 Dịch vụ cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc
cho thuê máy móc thiết bị và các bất động sản khác. Công ty cho thuê tài chính sẽ
chuyển giao tài sản cho người thuê được quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh
tế mang lại từ các tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định và người thuê có
Khóa luận tốt nghiệp Đinh Thị Huyền Trang A2-K43A-KTĐN

23

nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền
hưởng dụng
 Đặc điểm của cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính có một số đặc trưng sau:
 Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản
so với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các
lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê.
 Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng
trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy
móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác ) giữa bên cho thuê là công ty
cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (khách hàng
có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế).
 Trong thời hạn thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng.
 Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê
có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiền trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê

nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.
Loại hình này rất thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì với ưu điểm
không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuê tài chính không bị vướng thủ
tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hàng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status