phân tích tư tưởng hồ chí minh kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại - Pdf 14

Phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại
A. MỞ ĐẦU
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học thắng
lợi của cách mạng Việt Nam, một tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được các
Đại hội của Đảng ta liên tiếp khẳng định và nêu cao. Sự nghiệp đổi mới ngày càng phát
triển, quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới ngày càng được đẩy mạnh
thì ý nghĩa của bài học nói trên càng có tính thời sự sâu sắc. Thấm nhuần và vận dụng
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là
một điều kiện không thể thiếu để giúp chúng ta tìm ra những đối sách phù hợp, đưa sự
nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới.
Vì vậy trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một yêu cầu quan trọng. Bài
viết sau đây xin góp phần làm rõ vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Bối cảnh thời đại và sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
1. Bối cảnh thời đại.
Thời đại mà Hồ Chí Minh bước vào hoạt động chính trị là thời đại đang diễn ra
những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử loài người về các mặt kinh tế, chính trị, xã
hội và khoa học – công nghệ.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh đã
chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, tức là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc nổi lên khắp nơi, đặc biệt là châu Á.
1
- Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở ra thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra sự
chuyển hướng của cách mạng giải phóng dân tộc theo quỹ đạoc của cách mạng vô sản,
tạo ra những mâu thuẫn cơ bản, xuyên suốt thời đại là mâu thuẫn giữa chủa nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã làm mâu thuẫn giữa các nước đế

nước, đưa cách mạng tiến lên.
b) Nhận thức về sức mạnh thời đại và tính tất yếu của sự kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời thời đại.
- Nhận thức bước đầu của Hồ Chí Minh: những người cùng cảnh ngộ, các dân tộc bị
áp bức phải đoàn kết với nhau mới có sức mạnh. Các dân tộc bị áp bức không những
đoàn kết với nhau, mà còn phải đoàn kết với vô sản ở chính quốc, vì họ đều có chung kẻ
thù.
- Khi tiếp thu được chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng cao nhận thức về
sức mạnh của thời đại: đó là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và Đảng
cộng sản, là lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
- Phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động sức mạnh của các trào lưu cách
mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc: đó là sức mạnh của hệ
thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ
thuộc, phong trào đấu tranh của công nhân và lao động các nước đề quốc.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành
một nhân tố của sức mạnh thời đại.
3
Tóm lại, từ khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ người yêu nước thành người cộng
sản, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam theo con đường của cách mạng
vô sản thì Hồ Chí Minh cũng ngày càng nhận thức được hoàn chỉnh tầm quan trọng và
nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng nó lên thành một
trong những bài học bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
1. Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, đặt cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng thế giới.
- Nắm bắt chính xác xu thế của thời đại: Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt
động là thời đại có những biến đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong đó nổi bật lên hai sự kiện quan trọng nhất làm thay đổ nội dung của thời đại:
một là, chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc

2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh yêu cầu
các Đảng Cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô
sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước mình. Và Người luôn nhắc nhở
nhân dân ta rằng: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của
bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Theo Người, yêu
nước mình nhưng không làm xâm hại đến lợi ích của nước khác, ngược lại còn phải quan
tâm giúp đỡ các nước khác. Đây chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính.
- Để kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc chân chính, đồng thời Người đã nỗ lực không mệt mỏi để củng
5
cố và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu
tranh cho mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Sau khi đã giành được độc lập về chính trị, con đường tiến lên của các dân tộc
thuộc địa chỉ có thể là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, phải phát triển chủ
nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa. Người cho
rằng, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta không chỉ quan tâm đến lợi ích của
nước mình mà còn phải quan tâm bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế
giới. Chăm lo bảo vệ sự đoàn kết thống nhất giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các
Đảng Cộng sản anh em là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu.
Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế vô sản đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ,
chủ nghĩa sôvanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác. Chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc
lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo
vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
3. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không

các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước láng giềng gần gũi với Việt Nam. “Thái
độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường
là một thái độ bạn bè” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, trang 136).
- Hồ Chí Minh là người đã đặt cơ sở đầu tiên cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Việt
Nam và các nước đã được Người tạo dựng ngay từ những năm tháng Người bôn ba ở
nước ngoài. Từ khi nước ta giành được độc lập, Những hoạt động ngoại giao không mệt
mỏi của Người đã nâng cao địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ
hữu nghị với các nước, các dân tộc.
7
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, từ trong những mối quan
hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại, đề ra được những đường lối, phương châm, phương
pháp, đối sách, ứng xử đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với mỗi tình hình, mỗi giai đoạn
cách mạng, nên đã phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc trong sự kết hợp với sức mạnh
thời đại để đưa cáh mạng Việt Nam từng bước đi tới thắng lợi như ngày nay.
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta vẫn luôn luôn xác định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới. Việt Nam tiếp tục đoàn
kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì
các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nếu chúng ta không
nhận thức sâu sắc được điều này, nếu dao động thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam sẽ không thể tiến hành thắng lợi mà độc lập dân tộc cũng không giữ vững
được, đất nước sẽ rơi vào mất ổn định và sự nghiệp đổi cũng sẽ không thể thành công.
Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề khơi dậy và phát huy tồi đa nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc
trong quá trình hội nhập quốc tế, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay, trong lĩnh vực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm
quản lý, công nghệ và hội nhập kinh tế, chúng ta đều phải dựa trên cơ sở độc lập tự chủ,
phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực nội tại là chính. Nếu không, chúng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status