định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam trong thời gian tới - Pdf 14


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu
thế tất yếu mà không có một quốc gia nào muốn phát triển lại tự đặt mình ra
ngoài quy luật tất yếu ấy. Theo tinh thần nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam phải xây
dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, hoạt động có hiệu quả, an
toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, có uy tín với khách hàng, huy động tối đa
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và mở rộng đầu tư, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, cuộc cạnh tranh không cân sức giữa
các nước ngày càng gay gắt và quyết liệt. Để không bị tụt hậu, việc nâng cao
khả năng của mỗi quốc gia nói chung và sức cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại nói riêng luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định.
Cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước (CPH NHTMNN) được
đặt ra trong giai đoạn này là phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động ngân
hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, CPH NHTMNN còn mang ý
nghĩa lớn hơn, không chỉ giúp hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn,
mà đi liền với đó là giúp hình thành cơ chế, tạo môi trường để các Doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy tiến trình CPH
các DNNN vốn đang diễn ra chậm chạp.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề về cổ
phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam”. Đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá Ngân hàng
Thương mại Nhà nước.
Chương 2: Tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá

1


thiết xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, giảm bớt
gành nặng của NSNN, mà còn đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế
thị trường. Việc tiến hành chuyển đổi DNNN sang CTCP suy cho cùng là do
tính xã hội hoá của sản xuất trong nền kinh tế thị trường quyết định, chứ không
phải là bột phát do ý muốn bất kỳ của cá nhân hay tổ chức nào.
Để xác định thực chất của CPH DNNN, trước hết phải phân biệt 2 quá

3

trình: Cổ phần hoá (CPH) và tư nhân hoá (TNH). TNH là quá trình chuyển
DNNN sang doanh nghiệp tư nhân. Đây là quan niệm tư nhân theo nghĩa hẹp.
TNH còn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là thị trường hoá, “nới lỏng hay xoá
bỏ những hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự cạnh
tranh chống lại các xí nghiệp công cộng. Nó bao gồm mọi chính sách để
khuyến khích khu vực tư nhận tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công cộng
và cơ sở hạ tầng và có khuynh hướng loại trừ hay biến đổi vị trí độc quyền của
DNNN”. Liên hợp quốc cũng đưa ra khai niệm “TNH là sự biến đổi tương
quan giữa Nhà nước và thị trường của một nước theo hướng ưu tiên thị
trường”. Thực chất quan niệm trên mong muốn giảm bớt vai trò của Nhà nước
và mở rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các DNNN phải chịu sức ép
lớn hơn của thị trường. Việc giảm bớt vai trò của nhà nước có thể được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm bán DNNN dưới hình thức
cổ phần cho công chúng hay còn gọi là CPH DNNN. Từ đó cho rằng CPH
DNNN là 1 nội dung của TNH.
Song theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác-Lenin, xuất phát từ
tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu về tái sản, tiền vốn ) thì
CPH không thể đồng nhất với TNH. Thực tế nhiều nước đã diễn ra quá trình
doanh nghiệp tư nhân thuần tuý hay doanh nghiệp của một nhóm chủ thông
qua phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khác ngoài xã hội
để chuyển thành CTCP. Sau khi trở thành CTCP, chủ sở hữu CTCP không còn

CPH và TNH là sự phân biệt quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý doanh
nghiệp sau khi doanh nghiệp chuyển thành CTCP hay Công ty tư nhân. CPH
DNNN không phải là tư nhân hoá. Đây là 2 quá trình khác nhau, cần có sự
phân biệt.
1.1.1 – L i ích t c t vi c CPH DNNN Vi t Nam:ợ đạ đượ ừ ệ ở ệ
Chủ trương CPH DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kỳ
đổi mới theo quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm
từ năm 1992 theo quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội Đồng Bộ
Trưởng. Đây là quá trình khó khăn phức tạp với nhiều thử thách, tìm tòi và

5

ứng dụng từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới để lựa chọn
phương thức phù hợp với những đặc thù riêng của Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Việc CPH DNNN được thực hiện và mở rộng
mạnh mẽ ngay sau khi thực hiên Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp,
đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả DNNN. Trong giai đoạn thí điẻm CPH
(năm 1992 đến 5/1996) số DN được CPH là 5 DN. Giai đoạn mở rộng thí điểm
(cuối năm 1996 đến 6/1998) CPH được 25 DN. Giai đoạn triển khai (từ 7/1998
đến 9/2004) tiến hành CPH được 1690 DN. Tổng số DN được CPH theo nghị
định số 44/1998/NĐ-CPH ngày 26/6/1998 của Chính Phủ là 1720 DN (theo
Nghiên cứu kinh tế số 320). Số doanh nghiệp còn lại khoảng 4300, trong đó
phải tiến hành đa dạng hoá hoặc CPH khoảng 2400 doanh nghiệp. Trong số
các DNNN được CPH, các DNNN có vốn dước 5 tỷ đồng là 1018 doanh
nghiệp, chiếm 59,2%; các DNNNcó vốn nhà nước từ 5-10 tỷ đồng chiếm
22,3%; còn lại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng là 318 doanh
nghiệp, chiếm 18,5%.
CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm nhà
nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong

23,6%. trong đó 71,4% số doanh nghiệp có doanh thu tăng. Lợi nhuận thực
hiện bình quân tăng 139,76%, trên 90% số doanh nghiệp sau khi cổ phần đều
hoạt động kinh doanh làm ăn có lãi. Nộp ngân sách bình quân tăng 24,8%, mặc
dù các doanh nghiệp này được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuê sử dụng đất, tiền thu sử dụng vốn nhà nước. Thu nhập của người
lao động bình quân tăng 12%…
Điều này vừa chứng tỏ chủ trương đúng đắn về CPH các DNNN của
Đảng và Nhà nước ta, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.1.2 Nh ng t n t i trong quá trình CPH DNNN:– ữ ồ ạ
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CPH DNNN ở Việt
Nam trong những năm qua đã bộc lộ một số tồn tại sau:
Việc đa dạng hoá chủ sở hữu trong CPH còn hạn chế. Thể hiện rõ nét là

7

nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ, nhiều doanh nghiệp thuộc
diện không cần giữ cổ phần chi phối nhưng nhà nước vẫn nắm giữ, phổ biến
nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông (bộ
giao thông vận tải có tới 82% doanh nghiệp đã CPH). Rất nhiều doanh nghiệp
thực hiện CPH khép kín, có tới 860 doanh nghiệp (38,4%) không có cổ phần
bán ra ngoài doanh nghiệp như tỉnh Hải Dương (28/28), Bộ Thương mại
(36/59). CPH khép kín ở một số nơi có hiện tượng định giá doanh nghiệp thấp
so với giá thị trường, gây thất thoát tài sản của nhà nước.
V n nhà n c trong các DNNN CPH còn quá nh và vi c huy ng v nố ướ ỏ ệ độ ố
trong quá trình CPH DNNN ch a c nhi u. N u tính t ng s v n nhà n cư đượ ề ế ổ ố ố ướ
theo s sách c a toàn b các doanh nghi p ã CPH là 17.700 t ng thì m iổ ủ ộ ệ đ ỷ đồ ớ
ch b ng 8,2%. S v n huy ng ngoài xã h i m i có 53,4% v n i u l , t ngỉ ằ ố ố độ ộ ớ ố đ ề ệ ươ
ng 12.411 t ng. Th c t là trong h n 10 n m th c hi n CPH DNNN,đươ ỷ đồ ự ế ơ ă ự ệ
chúng ta ch t p trung ch o CPH các DNNN quy mô nh nên tuy s DNNN CPHỉ ậ ỉ đạ ỏ ố
nhi u nh ng s v n nhà n c l i ít, do ó m c dù vi c CPH DNNN r t hi u quề ư ố ố ướ ạ đ ặ ệ ấ ệ ả

điều chỉnh của Luật các TCTD. Sự khác biệt trong cơ sở pháp lý như vậy sẽ
làm cho việc thực hiện CPH NHTMNN gặp nhiều khó khăn hơn, vì hiện nay
văn bản pháp lý về CPH mới chỉ đề cấp trực tiếp đến CPH DNNN thông
thường.
Hoạt động ngân hàng có độ nhạy cảm cao, liên quan trực tiếp đến quyền
lợi và lợi ích của đông đảo người gửi tiền và các khách hàng nên mọi giải pháp
thực hiện CPH có liên quan đều phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn đúng trên
cơ sở đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các khách hàng.
Trong cách tính giá trị NHTMNN trước khi CPH, việc xác định giá trị
thương hiệu sẽ khó khăn hơn vì sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và khá
trìu tượng, không giống như các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp
thông thường.
1.2.1 L i ích t vi c CPH NHTMNN:– ợ ừ ệ
1.2.1.1 i v i ngân h ng:– Đố ớ à
Một khi đã bước chân vào sân chơi chung, các ngân hàng của Việt Nam
noi chung va NHTMNN nói riêng đều phải đáp ứng được những yêu cầu rất

9

gay gắt như : quy mô hoạt động và xu thế không ngừng phát triển ổn định bền
vững, hội nhập trong hoạt động ngân hàng, thông lệ quốc tế trong hoạt động
ngân hàng, phải trở thành ngân hàng hiện đại, phải đáp ứng về năng lực tài
chính, phải tăng được sức mạnh cạnh tranh về khách hàng, thị trường thị phần
sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong nước và quốc tế, phát triển và ứng dụng các
công nghệ tiên tiến hiện đại, có được trình độ quản lý của một ngân hàng hiện
đại, đội ngũ cán bộ quản lý mang tầm quốc tế, mở rộng các hoạt động kinh
doanh ra ngoài quốc tế.
Những yêu cầu, đòi hỏi trên là hoàn toàn chính đáng nhằm bảo đảm cho sự
tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Trong khi nhà nước không thể
cấp thêm vốn điều lệ nữa và vì vậy đây cũng chính là lý do tại sao phải CPH

1.2.1.2 L i ích i v i qu c gia:– ợ đố ớ ố
Nền kinh tế Việt Nam trước đây là nền kinh tế hàng hóa theo kế hoạch,
thị trường kém phát triển, chủ yếu tự cung tự cấp, giao lưu kinh tế yếu kém và
chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa…ngày nay quan
hệ kinh tế đã mở rộng ra hầu hết khu vực và hội nhập quốc tế đáng kể, tuy
nhiên vẫn mới chỉ là quan hệ đơn phương song phương mà chưa phải là thành
viên chính thức của các thị trường thế giới và khu vực (WTO), các doanh
nghiệp được thành lập hầu hết là DNNN hoạt động với cơ chế kế hoạch hóa
tập trung theo kiểu chỉ huy thông qua mệnh lệnh hành chính trực tiếp.
Hoạt động ngân hàng cũng nằm trong bối cảnh đó và các ngân hàng
thương mại trong bối cảnh chung cũng đã có những cải cách tiến bộ đáng kể,
chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
Sự vận động của kinh tế thế giới là kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường,
cơ chế thị trường là cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế, đây là
cuộc cạnh tranh mang tính chất toàn cầu. Cùng chấp nhận vào thị trường
chung tức là phải hội nhập quốc tế và kinh tế quốc tế để tiến tới xu thế toàn
cầu hóa.
Hầu hết các nước đều có kinh tế Nhà nước và nhìn chung kinh tế Nhà
nước đều giống nhau là hoạt động kém hiệu quả. Như vậy CPH là đòi hỏi tất

11

yếu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế và quản lý nhằm phát triển và
tồn tại trong xu thế hội nhập, trong đó bao gồm các NHTMNN là tất yếu khách
quan.
Quản lý vĩ mô (thông qua các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, các
cơ chế chính sách kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật ). Quản lý vi mô: các thể
chế, định chế của NHNN trên các lĩnh vực quản lý hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ tiện ích, các thể chế định chế về mô hình
nhân sự bộ máy tổ chức các tổ chức đoàn thể, điều lệ hoạt động quản lý, kiểm

lành mạnh, bảo đảm an ninh về tài chính-tiền tệ trong cạnh tranh và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Tạo điều kiện tốt nhất để các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh. Tăng hiệu
quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở cả hai khu vực nhà nước và cổ phần
do tăng tính cạnh tranh từ phía các NHCP đến các NHTMNN, thúc đẩy cả hai
bên đều phải nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nâng cao chất lượng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời nâng cao
tính nhạy cảm của hoạt động tài chính-tiền tệ trước những biến đổi của thị
trường trong và ngoài nước.
Có điều kiện áp dụng hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài,
giảm dần những người khong đáp ứng được yêu cầu công việc, góp phần đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí.
1.2.2 Kinh nghi m CPH NHTMNN m t s Qu c gia trên th– ệ ở ộ ố ố ế
gi i:ớ
1.2.2.1 Lý do Chính ph ti n h nh CPH NHTM thu c s h u Nh– ủ ế à ộ ở ữ à
n c:ướ
Trong khoảng 15 năm gần đây đã có hơn 250 ngân hàng sở hữu nhà
nước ở 59 quốc gia được tiến hành cổ phần hóa và xu hướng này được nhận
định là sẽ còn tiếp diễn ở một số nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ trong

13

thời gian tới. Vậy yếu tố nào quyết định xu hướng đó?
Người ta thường nêu 4 lý do cơ bản để tiến hành CPH các NHTMNN.
Thứ nhất, ở các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường thì CPH được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, ngành
nghề trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Đây là một trong
nhiều việc cần làm để chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị
trường. Vì vậy, trong những trường hợp này, CPH thành công là một thách
thức to lớn bởi trước đó các khoản cho vay của các NHTMNN thường có chất

thì lý do CPH thường là để nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng trong
nền kinh tế.
1.2.2.2 K t qu t c sau khi c ph n hoá:– ế ả đạ đượ ổ ầ
Những nghiên cứu thực tế quá trình CPH NHTM ở các nước cho thấy,
không có một phương pháp chung nào cho tất cả các nước và kết quả của CPH
cũng khác nhau giữa các nước.
Nghiên cứu của Boehmer (2003) qua 270 NHTM được CPH giai đoạn
1982-2000 với tổng số tiền thu về cho ngân sách lên đến 119 tỉ USD cho thấy,
có 46,7% số NHTM được CPH bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng
và 53,3% là bằng cách bán tài sản.
Megginson (2004), với khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1/1987
đến tháng 8/2003 cho thấy, qua 283 vụ CPH NHTM đã thu về cho các chính
phủ 142,9 tỉ USD, trong đó 76,2 tỉ USD qua việc phát hành cổ phiếu ra công
chúng và 66,7 tỉ USD là qua việc bán tài sản.
1.2.2.3 Kinh nghi m Ba Lan v CPH NHTMNN:– ệ ề
Trong khối các nước Đông Âu thì Ba Lan là nước đi đầu trong quá trình
CPH các DNNN. Quá trình CPH này được sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính
của WB và nhóm các nước G7. Quá trình CPH NHTMNN của Ba Lan được
lên kế hoạch rõ ràng là đến hết năm 1996 sẽ CPH 7 trong số 9 NHTMNN.
Ban đầu, kế hoạch được đưa ra là nhà nước sẽ nắm 30% cổ phiếu, nhân
viên ngân hàng nắm 20%, số còn lại sẽ được bán đấu giá cho các nhà đầu tư
nhỏ và một số đối tác chiến lược. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã được điều chỉnh qua

15

thời gian.
Kế hoạch CPH của Ba Lan được xây dựng với mục tiêu:
- Duy trì sở hữu của các nhà đầu tư trong nước, tránh sự thôn tính của các
nhà đầu tư nước ngoài.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

tỷ lệ chi phối là 54%.
Ngân hàng thứ ba được tiến hành CPH là ngân hàng Przemyslowo-
Handlowy (BPH) vào tháng 1/1995. Tuy nhiên, đây là ngân hàng có chất
lượng quản lý và tín dụng thấp hơn so với 2 ngân hàng trước nên mặc dù đã
đưa cổ phiếu ra đấu giá công khai nhưng giá bán (giá trúng thầu) bằng đúng
với giá thấp nhất của Chính phủ đưa ra ban đầu và nhà nước vẫn nắm 43% cổ
phần.
Trước tình hình đó, năm 1995 chính phủ Ba Lan đã lên kế hoạch củng
cố các ngân hàng trước khi tiến hành CPH rộng hơn nữa. Đây là kế hoạch vừa
để đảm bảo tận thu cho ngân sách nhà nước, vừa hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ
phần chi phối của nước ngoài.
Tháng 12/1995, ngân hàng thứ tư được tiến hành CPH là ngân hàng
Gdanski (BG). Kế hoạch được thông báo là 33% cổ phiếu được bán cho các
nhà đầu tư nước ngoài theo danh mục đầu tư (không bán cho 1 hoặc 2 đối tác
chiến lược như các ngân hàng CPH trước), 33% được bán cho các nhà đầu tư
trong nước, 4% được bán cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, còn lại 30%
nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ. Như vậy, kế hoạch này đã thể hiện ý chí của
chính phủ lúc đó là không muốn một hoặc một nhóm nhỏ những đối tác nước
ngoài sẽ nắm được cổ phần chi phối.
Cuối năm 1995, với cố gắng nhằm tránh sự chi phối hệ thống ngân hàng
của các nhà đầu tư từ nước ngoài và sự cạnh tranh của các ngân hàng nước
ngoài, Chính phủ đã công bố kế hoạch củng cố các ngân hàng còn lại bằng
việc sáp nhập tất cả các NHTMNN còn lại cùng với ngân hàng BPH thành hai
ngân hàng lớn.
Đầu tiên là Handlowy (BH) – một ngân hàng tư nhân hoạt động từ năm
1870 và được quốc hữu hoá sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Đây là ngân

17

hàng hoạt động lâu nhất tại Ba Lan và là một ngân hàng mạnh, không phải cải

chính ngân hàng vào năm 2007 theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới.
• Tiếp thêm vốn cho các ngân hàng, xử lý nợ khó đòi
Công việc trước tiên mà Trung Quốc chú trọng là cải thiện tình hình tài
chính của các NHTMQD trước khi tiến hành cổ phần hoá thông qua các biện
pháp xử lý nợ khó đòi và các đợt tiếp thêm vốn cho các ngân hàng. Trong
vòng 5 năm kể từ khi được Chính phủ thành lập chỉ có một công ty quản lý tài
sản (AMC) tổ chức thành công hai lần bán đấu giá quốc tế các khoản nợ khó
đòi và số nợ được xử lý chỉ bằng 35% tổng số nợ được chuyển giao với tỉ lệ
thu hồi vốn vào khoảng 17,3% so với giá trị ban đầu của khoản nợ. Vì vậy vẫn
còn tới hàng trăm tỉ USD nợ khó đòi đang được treo trên sổ sách của các
NHTMQD. Mới đây, Công ty quản lý tài sản nhà nước Cinda của Trung Quốc
đã mua vào 33,7 tỉ USD (278,7 tỉ CNY) nợ xấu từ Ngân hàng Trung Quốc và
Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc khi 2 ngân hàng này chuẩn bị niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán.
Vào năm 1998, Bộ Tài chính đã tiếp thêm 270 tỉ CNY cho các
NHTMQD nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Đồng thời quỹ an toàn
vốn đặc biệt đã được thành lập để nâng tỷ lệ an toàn vốn cho 4 NHTMQD,
nhưng trong vòng 5 năm qua, các ngân hàng này cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu này. Đợt tiếp thêm vốn và xoá nợ gần đây nhất trị giá 1.670 tỉ CNY (200 tỉ
USD) cũng chưa đủ để giúp 4 NHTMQD Trung Quốc thoát khỏi gánh nặng nợ
khó đòi.
Như vậy, chi phí để cứu trợ các ngân hàng Trung Quốc đã là khá lớn
nếu so sánh với tổng chi phí ước tính từ 145 tỉ USD đến 175 tỉ USD mà Mỹ
đã phải bỏ ra trong chương trình cứu trợ các ngân hàng tiết kiệm khỏi bị sụp
đổ vào thập kỷ 80.
Uỷ ban giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã từng đặt kế hoạch
mỗi năm giảm từ 3-4% tỉ lệ nợ khó đòi tại 4 ngân hàng này. Cho đến cuối năm
2003, Uỷ ban này đã thông báo tổng số nợ khó đòi tại 4 ngân hàng này lên tới
trên 2000 tỉ CNY (240 tỉ USD), thấp hơn năm 2002 là 81,1 tỉ CNY và giảm


trong nước của NHTW Trung Quốc. Theo Jonathan Anderson – một nhà chiến

20

lược của UBS tại Hồng Kông thì kế hoạch tiếp thêm vốn cho các ngân hàng
của Trung Quốc cho đến nay được thực hiện nhanh là do nó không đòi hỏi
phải có những phê chuẩn ưu tiên từ cơ quan lập pháp và không làm gia tăng
các khoản nợ của Chính phủ. Việc Chính phủ Trung Quốc sử dụng dự trữ
ngoại tệ để tiếp vốn cho các ngân hàng một mặt không đòi hỏi Chính phủ
Trung Quốc phải vay tiền trên thị trường trong nước để hỗ trợ cho các ngân
hàng, mặt khác sẽ làm giảm lượng dự trữ ngoại hối đang tăng quá nhanh, theo
NHTW Trung Quốc, tính đến cuối năm 2003 là 403 tỉ USD. Nhưng chắc chắn
kế hoạch tiếp vốn bằng USD như thế này sẽ gây áp lực lên đồng CNY do các
khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng chủ yếu bằng đồng CNY. Chính vì vậy,
trước mắt các ngân hàng sẽ không được dùng số vốn này để xoá các khoản nợ
tồn đọng. Bởi vì nếu chuyển đổi ngay một lượng vốn lớn như vậy sẽ tạo ra sức
ép tăng giá rất mạnh lên đồng CNY.
Bằng việc ưu tiên 2 ngân hàng tốt nhất trong số 4 ngân hàng lớn nhất,
các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang bắt đầu một sự kết thúc có quản
lý (manageable end) những vấn đề của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Ngân
hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc dự kiến cũng sẽ được
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và thị trường chứng
khoán Hồng Kông vào cuối năm 2004 hoặc đầu năm 2005. Nếu hai ngân hàng
còn lại là Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp
cũng đáp ứng được những yêu cầu cần thiết thì họ cũng được phép làm như
vậy.
Thay vì xoá các khoản nợ khó đòi, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân
hàng Kiến thiết Trung Quốc sẽ sử dụng số tiền đó để tăng tỉ lệ an toàn vốn và
vì thế hỗ trợ hoạt động cho vay mới được cho là có khả năng mang lại nhiều
lợi nhuận hơn. Chính phủ Trung Quốc có ý định cho các ngân hàng này thời

ít nhất 5 chủ sở hữu
Theo luật pháp Trung Quốc đã được sửa đổi, để được niêm yết trên thị
trường chứng khoán, các ngân hàng phải có ít nhất 5 chủ sở hữu. Một chủ sở
hữu sẽ là Nhà nước, có thể thông qua Central Huijin Investment – một công ty
được thành lập tháng 12/2003 cho mục đích này. Khi các NHTMQD chuyển

22

sang hình thức công ty cổ phần, 45 tỉ USD trên dây sẽ được chuyển dổi sang
thành cổ phần trên sổ sách của công ty trên. Như vậy về thực chất sau khi được
niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, Chính phủ Trung Quốc vẫn nắm
giữ đa số cổ phần của các NHTMQD. Công ty này cũng sẽ được uỷ thác quản
lý một phần dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Bộ Tài chính cũng đã chuẩn bị để
mua cổ phần tại các ngân hàng lớn, nhằm dọn đường cho các công cụ mới. Về
vấn đề lãi suất, có lẽ Bộ Tài chính sẽ đưa ra mức lãi suất khá hấp dẫn chắc
chắn sẽ bằng hoặc thấp hơn mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ do phần lớn
dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc được đầu tư dưới hình thức này.
• Cổ phần hoá bắt đầu từ các ngân hàng hoạt động tốt nhất
Kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được
bắt đầu từ các ngân hàng tốt nhất, đó là hai ngân hàng Ngân hàng Trung Quốc
và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên
trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng hiện đang là vấn đề nóng được
các nhà đầu tư quan tâm. CBRC cho biết họ sẽ giám sát chặt chẽ quá trình cổ
phần hoá Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. CBRC
đang hối thúc 2 ngân hàng này dự thảo kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng các biện
pháp ngăn chặn rủi ro, bảo đảm quyền lợi của cán bộ ngân hàng và người gửi
tiền.
Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc dự kiến sẽ niêm yết trên thị trường
chứng khoán nước ngoài vào cuối năm nay, Ngân hàng Trung Quốc vào năm
2005. Mới đây, Ngân hàng Trung Quốc vừa công bố sẽ hoàn tất kế hoạch cổ

2.1 Khái quát chung v ho t đ ng c a NHTMNN Vi t Nam:– ề ạ ộ ủ ệ
Đến nay trong hệ thống các NHTMNN ở nước ta có 5 ngân hàng thuộc
sở hữu của nhà nước, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
(Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công
thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV),
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Các ngân hàng
trên đều được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước trước đây (trừ Ngân hàng Phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long), và có những đặc điểm khác nhau trên
nhiều mặt: VCB và BIDV đã có trên 40 năm lịch sử hình thành và phát triển,
trong khi đó Agribank và ICB trên 15 năm, và mới nhất là MHB gần 6 năm.
Tuy là các NHTM, nhưng các ngân hàng nói trên cũng có những đặc thù trong
hoạt động và tổ chức, trong đó rõ nhất là VCB có tỉ lệ kinh doanh bằng ngoại
tệ thường chiếm trên 50%, và mạng lưới không trải rộng (chỉ có trên 20 chi
nhánh); Agribank chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn,
có chi nhánh phụ thuộc ở hầu hết các tỉnh, thành phố, quận huyện và nhiều
phòng giao dịch ở các cụm dân cư; MHB còn có chức năng cho vay phục vụ
phát triển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (xây dựng khu dân cư vùng lũ
lụt, làm nhà trên cọc…); BIDV trong những năm trước đây lại chủ yếu cho vay
đầu tư phát triển, theo kế hoạch nhà nước, phần lớn là cho vay trung dài hạn
với món cho vay lớn (sau này bàn giao sang Quỹ Hỗ trợ phát triển)…
2.1.1 Th c tr ng ho t ng c a các NHTMNN tr c n m 2001:– ự ạ ạ độ ủ ướ ă
Do hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp,hoạt động của các
NHTMNN gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém như: Quy mô hoạt

25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status