Những vấn đề lí thuyết ôn thi đại học môn hóa hay - Pdf 14

Những Vấn Đề Lí Thuyết Ôn Thi Đại Học Môn Hóa
Vấn đề 1: NGUYÊN TẮC SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI.
*Nguyên tắc 1.
Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết
hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3COOH và C3H7OH.
- Cả hai đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng CH3COOH có liên kết hiđro bền hơn
liên kết hiđro trong C3H7OH. Nên nhiệt độ sôi của CH3COOH cao hơn nhiệt độ sôi của
C3H7OH.
Ví dụ 2 :
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và CH3CHO.
- CH3OH có M=32. CH3CHO có M=44.
CH3OH có liên kết hiđro, CH3CHO không có liên kết hiđro, nên CH3OH có nhiệt độ sôi
cao hơn CH3CHO.
*Nguyên tắc 2:
Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ
sôi cao hơn.
Ví dụ 1:
So sánh nhiệt độ sôi của CH3OH và C2H5OH.
- Cả hai đều có cùng kiểu liên kết hidro, nhưng khối lượng của C2H5OH=46> khối lượng
của CH3OH=32. nên C2H5OH có nhiệt độ sôi cao hơn CH3OH.
Ví dụ 2:
So sánh nhiệt độ sôi của C2H6 và C3H8.
- Cả hai đều không có liên kết hiđro, khối lượng của C3H8 lớn hơn khối lượng của C2H6
nên C3H8 có nhiệt độ sôi lớn hơn.
*Nguyên tắc 3.
Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân
trans.(giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0,
đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng
phân cis.

lớn đó phải có cặp e tự do.
Ví dụ
Cho các hợp chất H2O, NH3 , CH4 , HCHO, CH3COONH4.
Số hợp chất có liên kết hiđro là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Hướng dẫn:
CH4 & HCHO không có liên kết hiđro vì H không liên kết với các nguyên tố có độ âm
điện lớn, còn CH3COONH4 tuy có H liên kết với N nhưng trên N không còn cặp electron
tự do nữa,chỉ có H2O, NH3 có liên kết hiđro Chọn B
Kết luận:
-Các axit, rượu, phenol, Aminoaxit, amin bậc một, amin bậc hai, H2O đều có liên kết
hiđro.
- Các Hiđrocac bon, andehit, dẫn xuất halogel, ete, este, không tạo được liên kết hiđro.
Phân loại liên kết hiđro (nhắc nội thôi nha)
LK H nội phân tử (cái tên nói lên tất cả) Là liên kết hiđro ngay trong phân tử đó
Điều kiện để có nội phân tử là:
Hợp chất phải chứa hai nhóm chức trở lên
Khi tạo thành kiên kết hiđro phải tạo được vòng 5 hoặc 6 cạnh
Hợp chất tạo được liên kết hiđro thì dễ tan được trong nước.
Liên kết hiđro trong axit > trong phenol > trong rượu
Vấn đề 3: Phần quan trọng nhất của este : phản ứng xà phòng hóa giữa este với dd
NaOH (hoặc KOH)
Este đa chức của axit m chức và rượu n chức :
R1(COO)nmR'm + nmNaOH > nR(COONa)m + mR'(OH)n
Nếu sản phẩm của phản ứng Xà phòng hóa không phải là muối và Rượu mà là :
1) Muối và andehit hoặc muối và xeton thì este tạo bởi rượu không bền :
Vd: R-COO-CH=CH2 + NaOH > RCOONa + CH3-CH=O
R-COO(CH3)=CH2 + NaOH > RCOONa + CH3-C(=O)-CH3
2) Hai muối và nước : este của phenol :
Vd: C6H5OCOR + 2 NaOH > C6H5ONa + RCOONa + H20

axit hay CO2 tuỳ theo công thức cấu tạo của anken
- Thuốc thử 3 : Oxi
- Hiện tượng : Chất sau phản ứng tham gia phản ứng tráng gương
- Phương trình : 2CH2=CH2 + O2
3. Ankađien (CnH2n-2) n 3
- Thuốc thử : Nước Brom
- Hiện tượng : Làm mất màu nước Brom.
- Phương trình : CnH2n-2 + 2Br2 CnH2n-2Br4
4. Ankin (CnH2n-2)
- Thuốc thử 1 : Nước Brom
- Hiện tượng : Làm mất màu nước Brom
- Phương trình : CnH2n-2 + 2Br2 CnH2n-2Br4
- Thuốc thử 2 : Dung dịch thuốc thuốc tím
- Hiện tượng : Làm mất màu dung dịch thuốc tím
- Phương trình : 3C2H2 + 8KMnO4 3K2Cr2O4 + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O
C2H2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 2CO2 + 2 MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
3C3H4 + 8KMnO4 + 12H2SO4 5CH3COOH + 5CO2 + 8MnSO4 + 4K2SO4 + 12H2O
- Thuốc thử 3 : Dung dịch AgNO3 / NH3
- Hiện tượng : Cho kết tủa màu vàng nhạt
- Thuốc thử 4: Dung dịch CuCl2 trong NH3
- Hiện tượng : Cho kết tủa màu đỏ
5. Aren
- Thuốc thử : Brom lỏng (Xúc tác là bột Fe)
- Hiện tượng : Mất màu dung dịch Brom
- Phương trình : CnH2n-6 + Br2 CnH2n-6Br + HBr
6.Toluen C6H5CH3
- Thuốc thử : Dung dịch đun nóng
- Hiện tượng : Mất màu dung dịch thuốc tím
- Phương trình :C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK +2MnO2 + KOH + H2O
Hoặc viết là : C6H5CH3 + 3[O] C6H5COOH + H2O

+ n: số electron trao đổi ở điện cực
+ I: cường độ dòng điện (A)
+ t: thời gian điện phân (s)
+ F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol
electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈ 96500
C.mol-1)
II – MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN
- Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào
- m (dung dịch sau điện phân) = m (dung dịch trước điện phân) – (m kết tủa + m khí)
- Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = (m kết tủa + m khí)
- Khi điện phân các dung dịch:
+ Hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…)
+ Axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…)
+ Muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…)
→ Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot)
- Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay điện cực
than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực
- Có thể có các phản ứng phụ xảy ra giữa từng cặp: chất tạo thành ở điện cực, chất tan
trong dung dịch, chất dùng làm điện cực. Ví dụ:
+ Điện phân nóng chảy Al2O3 (có Na3AlF6) với anot làm bằng than chì thì điện cực bị
ăn mòn dần do chúng cháy trong oxi mới sinh
+ Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo ra nước Gia–ven và có khí H2 thoát
ra ở catot
+ Phản ứng giữa axit trong dung dịch với kim loại bám trên catot
- Viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ tự,
không cần viết phương trình điện phân tổng quát
- Viết phương trình điện phân tổng quát (như những phương trình hóa học thông thường)
để tính toán khi cần thiết
- Từ công thức Faraday → số mol chất thu được ở điện cực
- Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol electron trao đổi ở từng điện cực (ne) theo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status