Tín dụng, cơ sở lý luận và thực tiễn tại Việt Nam - Pdf 14

I. ĐẶT VẤN ĐỀ HIỆN NAY
1. Tính cấp thiết
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại
hoá đất nước, muốn vậy cần có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
cao. Trong đó nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, được coi là yếu tố
hàng đầu, là tiền đề phát triển kinh tế.Đại hội đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khoá VII của đảng đã đề ra: “để công nghiệp hoá- hiện đại
hoá đất nước cần huy động nhiều nguồn vốn sẵn có với sử dụng vốn có
hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn bên
ngoài là quan trọng...”. Tín dụng ra đời rất sớm, ra đời khi xã hội bắt
đầu có sự phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất. Tín dụng đã tồn tại và phát triển ở nhiều nền kinh tế với
các mức độ phát triển khác nhau. Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế
thị trường, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ, cùng với sự tồn
tại các mối quan hệ cung- cầu về hàng hoá, vật tư, sức lao động thì
quan hệ cung cầu về tiền vốn đã xuất hiện và ngày một phát triển như
một đòi hỏi cần thiết khách quan của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu tiết kiệm và đầu tư. Nhà nước đã sử dụng tín dụng như một công
cụ quan trọng trong hệ thống các đòn bẫy kinh tế để thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân. Muốn tìm hiểu rõ về tín dụng tôi đã
chọn viết đề tài: “Tín dụng: cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về tín dụng.
- Phân tích tình hình tín dụng ở Việt Nam.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
tín dụng.
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Trang 1
1. Cơ sở lí luận về tín dụng
1.1. Khái niệm:
Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có

Người sản xuất có lúc thiếu vốn bằng tiền để tiến hành sản xuất kinh
doanh nhưng có lúc thừa vốn bằng tiền. Để điều chỉnh nhu cầu và khả
năng vốn bằng tiền của các chủ thể trong quá trình sản xuất hàng hoá
đòi hỏi tín dụng ra đời.
Trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội, hình thức đầu tiên của tín
dụng là tín dụng nặng lãi được ra đời vào thời kì cổ đại. Trong xã hội
nô lệ và nhất là ở xã hội phong kiến, tín dụng nặng lãi đã phát triển và
mở rộng hơn. Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất rất cao, hình
thức vận động của vốn rất đa dạng, dưới nhiều hình thức và mục đích
vay vào tiêu dùng là chủ yếu. Khi phương thức sản xuất Tư bản chủ
nghĩa hình thành và phát triển, nền sản xuất hàng hoá lớn được mở
rộng, tín dụng tư bản chủ nghĩa về cơ bản đã thay thế tín dụng nặng
lãi. Tuy vậy tín dụng nặng lãi không mất đi mà vẫn tồn tại và phát
triển ở nhiều nền kinh tế với các mức độ phát triển khác nhau. Hiện
nay tín dụng nặng lãi vẫn tồn tại phổ biến ở các nước chậm phát triển.
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, tín dung cũng không
ngừng mở rộng và phát triển đa dạng. Chủ thể tham gia tín dụng bao
gồm tất cả các thành phần kinh tế: Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân,
tư nhân. tập thể, tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ trong nước,quốc tế. Các quan hệ tín
dụng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô hoạt động. Thể hiện ở
các ngân hàng có mặt ở hầu hết mọi nơi. Hầu như toàn bộ các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh đều sử dụng vốn tín dụng dưới hình thức
Trang 3
vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, mua chịu hàng hoá. Khối lượng
vốn tín dụng ngày ngày càng lớn, các hình thức tín dụng ngày càng đa
dạng (tín dụng nhà nước,ngân hàng, thuê mua, nặng lãi...).
1.3. Bản chất của tín dụng
Tín dụng rất phong phú và đa dạng về hình thức. Bản chất của
tín dụng thể hiện ở các phương diện sau: Một là người sở hữu một số

nghiệp thiếu vốn tạm thời do hàng háo chưa bán được, nhưng lại có
nhu cầu mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương... làm nảy sinh nhu
cầu đi vay để duy trì sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận. Tín dụng
với việc cung cấp tín dụng cho vay kịp thời, đã tạo khả năng đảm bảo
tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh,cho phép các doanh
nghiệp thoả mãn nhu cầu về vốn luôn thay đổi và không để tồn đọng
vốn trong quá trình luân chuyển.
- Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh
doanh.
Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích luỹ. Trong thực tế, có
những lượng tích luỹ rất lớn được nắm giữ ở các chủ thể khác nhau
trong nền kinh tế. Nhưng rất nhiều người tích luỹ không muốn cho vay
trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các dự án đầu tư vì ngoài
lí do mất khả năng thanh khoản thì người tích luỹ còn bị hạn chế bởi
khả năng, kiến thức về tài chính và pháp lí để thực hiện trực tiếp đầu
tư hoặc cho vay. Với hoạt động của hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy,
do tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động tín dụng và đa dạng hoá
các doanh mục đầu tư thông qua nhiều nhà đầu tư của nhiều dự án khác
nhau vay, từ đó làm giảm bớt rủi do cá nhân của những người tích luỹ,
tạo nên quá trình tập trung vốn được thực hiện nhanh chóng và có hiệu
quả đã tạo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn
Trang 5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status