tìm hiểu về phần mềm sản xuất chương trình phát thanh fast edit. - Pdf 15

Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
LỜI NÓI ĐẦU
Thiết bị sản xuất chương trình phát thanh liên tục được đa dạng theo sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường thay đổi nhanh,
đòi hỏi thiết bị phải đáp ứng yêu cầu là hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn. Để
đáp ứng nhu cầu đó, đài phát thanh truyền hình Thái Bình luôn tiếp cận khoa
học kĩ thuật mới nhất phục vụ cho sản xuất các chương trình phục vụ cho khán
thính giả trong và ngoài tỉnh. Đài Thái Bình thành lập từ ngày 2/9/1956, Đài
truyền thanh Thái Bình chỉ có 08 cán bộ, công nhân viên, vừa khai thác, thợ
máy, đường dây vừa làm phóng viên, biên tập, phát thanh viên với những
phương tiện kỹ thuật thô sơ để đưa tín hiệu truyền thanh vượt ra ngoài khu vực
Thị xã, tới một số địa bàn lân cận. Sau đó, do yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát
triển sự nghiệp, năm 1957 tỉnh đã đầu tư xây dựng Đài truyền thanh thứ 2 tại xã
Trung Đồng (Nay là Nam Trung), huyện Tiền Hải, thành lập Xưởng truyền
thanh, đội công trình và phòng nghiệp vụ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các thế hệ của Đài đã sát
cánh cùng nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vượt qua bao khó khăn, thử
thách, viết lên bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về độc lập
dân tộc và CNXH. Hệ thống truyền thanh của tỉnh đã phát huy sức mạnh trong
việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân một
cách nhanh chóng và kịp thời. Các chương trình của Đài đã phản ánh, cổ vũ
phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và nhân lên truyền thống, sức mạnh của
nhân dân Thái Bình vừa sản suất, chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh,
chi viện sức người, sức của tới mức cao nhất cho tiền tuyến, với quyết tâm
"Thóc thừa cân, quân vượt mức". Trong bom đạn của kẻ thù, Thái Bình đã viết
lên "Bài ca 5 tấn", qua cánh sóng vang xa, làm nức lòng nhân dân cả nước. Qua
hệ thống truyền thanh người Thái Bình ở hậu phương được dõi theo bước chân
của con em mình, của những đoàn quân giải phóng trên các chiến trường và đón
nhận tin vui thắng trận của quân dân hai miền Nam, Bắc. Trong khí thế cách
mạng dâng trào và hào hùng ấy có những cán bộ Đài truyền thanh đã anh dũng
hy sinh, như Nguyễn Đức Toàn dùng thân mình nối 2 đầu đường dây truyền

từ đó, Truyền hình của tỉnh đã có những bước phát triển mới, phù hợp với xu thế
phát triển chung của đất nước. Máy phát hình ThomSon 200W kênh 6 được lắp
đặt vào năm 1990; máy phát hình HaRit công suất 5KW được lắp đặt vào năm
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
2
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
1996, tiếp đó là nâng công suất máy phát hình kênh 6 lên 1200W rồi 5KW, xây
dựng cột phát sóng 125 mét; thực hiện dự án đầu tư thiết bị sản suất chương
trình truyền hình kỹ thuật số; trang bị máy phát hình 5KW kênh 32 phát chuyển
tiếp Đài THVN. Với sự đầu tư đó, tiếng nói và hình ảnh Thái Bình ngày càng
vươn xa, là công cụ tuyên truyền tin cậy của Đảng bộ, chính quyền, là người bạn
gần gũi và là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Thái Bình
sớm trở thành địa phương hoàn thành việc phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam và
Đài THVN tới tất cả các vùng quê trong tỉnh. Riêng sóng THVN được phủ cả 3
kênh V1, V2, V3. Tháng 4-2004, Tỉnh uỷ có Kết luận số 11 và UBND tỉnh có
Quyết định số 31 về Định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp phát thanh
và truyền hình đến năm 2010, thể hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương và giải
pháp để tiếp tục đầu tư các thiết bị kỹ thuật phát thanh, truyền hình cho ngang
tầm khu vực và toàn Quốc, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình, nội dung
phong phú và đa dạng, hình thức đẹp hơn và hấp dẫn hơn.
Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, được thực tập trên trang
thiết bị máy móc hiện đại là một may mắn cho tôi, khóa thực tập này tôi rất
mong ban giám đốc , các anh chị tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập để tôi có thể hoàn thành khóa thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
3
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN

phụ trách kỹ
thuật
(84-36)3832383
/ 0902082899
3 Ông: Vũ Văn Nghiêm
Phó Giám đốc
phụ trách nội
dung
0913555626
CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
1
Phòng Tổ chức - Hành chính
Ông: Đặng Ngọc Đài
Trưởng phòng
(84-36)3833259
/ 0913378545
2
Phòng KH – TV
Ông: Đỗ Thiện Nhậm
Trưởng phòng
(84-36) 3835461
/ 0913546781
3
Phòng Thông tin - Quảng cáo
Ông: Nguyễn Phúc Thành
Trưởng phòng
(84-36) 3838263
/ 0913072676
4
Phòng Thời sự - Chính trị

9
Phòng Kỹ thuật sản xuất chương
trình
Ông : Ngô Minh Thoán
Trưởng phòng
(84-36) 3833280
/ 0912027867
10
Phòng Quản lý nghiệp vụ
Bà Minh Nguyệt
Trưởng phòng
(84-36) 3833047

3. Hệ thống thiết bị kỹ thuật
a. Phát thanh
Máy ROOHDF & SCHWARZFM - 97 MHz
b.Truyền hình
Máy HARIST – Kênh 35 UHF – Công suất 5KW
+ Máy TBESHA – Kênh 32 UHF – Công suất 5KW
+ Máy THOMSON – Kênh 6 VHF – Công suất 5 KW
+ Hệ thống sản xuát chương trình bằng kỹ thuật số
+ Xe truyền hình lưu động
+ Cột ăng ten tự đứng cao 125 m
Vừa xây dựng, vừa phát triển trong chặng đường hơn ½ thế kỷ qua, Đài
PT- TH Thái Bình đã có những bước nhảy vọt cả về nội dung chương trình và
đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại. Quy mô phủ sóng của Đài từ nhiều
năm nay đã đạt 100% về dân số và diện tích trong tỉnh, góp phần thiết thực, tích
cực và hiệu quả trong công tác tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước tới mọi người dân trong tỉnh.
Hiện nay, cùng với việc tiếp sóng thường xuyên các chương trình của Đài

thì tại đầu ra sẽ có một dòng điện âm tần ( i ).
Để đặc trưng cho sự biến đổi năng lượng của micro, ta định nghĩa hệ số ghép
điện cơ: M = F/ I = e/v.
Trong phạm vi làm việc tuyến tính của micro ta có thể biểu diễn một mạch
diện tương đương hai cửa ( 4 cực ).
Khi sử dụng micro ta phải chú ý đến vị trí, tính định hướng của nó, khoảng
cách từ người tới micro tốt nhất là để cách miện ( 15 – 25 cm). Micro phải đặt
sao cho bạn không nói thẳng vào đó. Như vậy tránh được hiện tượng nổ, chép
môi hoặc tránh các hiệu ứng phiền toái khác. Ta có đặt micro để ghi âm thanh
chất lượng.
Do vậy khi sử dụng micro chúng ta cần quan tâm các thong số ghi nhớ là
một chức năng của khoảng cách làm việc trong các giai đoạn ghi âm và sản xuất
âm thanh, bốn cách đặt micro có lien quan trực tiếp đến khoảng cách từ micro
đều có lien quan trực tiếp đến khoảng cahs từ micro đến nguồn âm đó là:
- Đặt micro cách quãng.
- Đặt micro gần.
- Đặt mcro để thu không gian.
- Đặt micro để thu nhấn mạnh.
2. Máy ghi âm.
Máy ghi âm là thiết bị để ghi lại (lưu giữ lại) các nguồn âm thanh lên băng từ,
băng số , đĩa CD …. Phục vụ cho các chương trình phát thanh.
3. Bàn trộn.
Trung tâm điều phối của studio sản xuất chương trình là bàn trộn âm
thanh. Mọi máy móc thiết bị của chúng ta cần đều được kết nối với bàn trộn, tạo
điều kiện cho chúng ta kiểm soát được toàn bộ các nguồn thong tin trong
chương trình.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
8
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
Bàn trộn kiểm soát toàn bộ các tín hiệu âm thanh từ tất cả các nguồn trong

Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
- Loại jack XLR (Canon) : dẫn tín hiệu vào theo 3 chân ( dây nóng, dây
lạnh, dây trung tính).
- Loại jack Phono ¼” kiểu không cân bằng.
- Loại jack Phono ¼” kiểu cân bằng.
e. Máy tính biên tập âm thanh.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ . Ngành phát thanh truyền
hình hiện nay đã và đang ứng dụng những phần mềm để sản xuất chương trình
phát thanh như( Dalet, Cool edit Pro, Fast edit, Adobe…) Những phần mềm này
hỗ trợ một cách đắc lực cho ê kíp thực hiện sản xuất các chương trình phát
thanh một cách nhanh nhạy và đạt hiệu quả cao.
B.Một số lại phòng thu.
CHƯƠNG III: PHẦN MỀM SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH FAST EDIT.
1.1. Giới thiệu về Fast Edit
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
10
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
Fast Edit là một chương trình bao gồm các công cụ giúp bạn biên tập,
chỉnh sửa âm thanh; thu âm, sản xuất chương trình phát thanh bằng máy vi tính.
Đây là một chương trình biên tập âm thanh đơn giản và dễ sử dụng. Sau khi đọc
qua toàn bộ các bài trong Phần 1 này bạn sẽ nắm được những khái niệm cơ bản
và các thao tác để thực hiện một chương trình phát thanh hoàn chỉnh.
Fast Edit là một phần mềm ứng dụng bao gồm các công cụ được sử dụng
để biên tập, chỉnh sửa âm thanh. Chương trình tạo ra các tập tin âm thanh WAV
có chất lượng khá cao và có thể nghe thông qua những phần mềm nghe nhạc
khác như Windows Media Player, Winamp, Real Player, …
1.2. Yêu cầu cấu hình
1. Hệ điều hành
Windows 98/SE

Sử dụng nơi chứa chương trình mặc định C:\Program Files\Minnetonka
Audio Software\ Fast Edit. Nếu muốn thay đổi, bấm vào nút Browse – Next.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
13
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
Hình 6 : Chọn kiểu cài đặt – Next
Hình 7: Đặt tên shortcut cho chương trình trong Start Menu – Next
Hình 8 : Bấm Finish để kết thúc việc cài đặt
1.4. Gở bỏ chương trình
Bấm vào nút Start > Settings > Control Panel > Add or Remove
Programs.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
14
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
Chọn Fast Edit trong cửa sổ Add or Remove Programs và chọn Remove.
1.5. Làm quen với cửa sổ giao diện làm việc của Fast Edit
Hình 9
1- Thanh Transport & Time: cửa sổ làm việc của chương trình được chia
làm hai cửa sổ nhỏ bởi thanh Transport and Time. Thanh này được chia làm 4
vùng nhỏ:
Hình 10
a. Vùng Clipboard : là nơi lưu tạm các đoạn âm thanh. Có 4 trạng thái :
- Xám : không có âm thanh, không được chọn.
- Vàng : không có âm thanh, được chọn.
- Đỏ : có âm thanh, không được chọn.
- Đỏ viền vàng : có âm thanh, được chọn.
b. Vùng Transport and Time : hiển thị đồng hồ thời gian và các nút thao
tác như: Rewind – Stop – Play – Fast Forward – Record.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
15

- Bên trái của thanh sẽ hiển thị đường dẫn và tên tập tin đang được sử
dụng. Bên phải hiển thị độ co giãn biên độ của tập tin âm thanh.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
16
Loop Playback Selection
Auto Crossfade Lock Wave form Copy Paste
Zoom inZoom out
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
5- Các khái niệm về con trỏ
Sử dụng chương trình Fast Edit bạn cần lưu ý đến con trỏ. Có hai loại con
trỏ: Con trỏ biên tập (Edit Cursor) và con trỏ chuột (Mouse).
Khi tập tin âm thanh được mở ra, bạn sẽ thấy xuất hiện một đường dọc
xuất hiện ở chính giữa vùng hiển thị dạng sóng, đó chính là con trỏ biên tập. Vị
trí của con trỏ biên tập được hiển thị bởi đồng hồ thời gian trên thanh Transport
& Time.
Ta có thể di chuyển con trỏ biên tập bằng cách bấm chuột trái và kéo rê,
bấm Ctrl + mũi tên, Home/End để đưa về đầu hoặc cuối, Tab/Shift + Tab di
chuyển đến marker, bấm đúp chuột. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng phím mũi
tên qua trái  qua phải  để di chuyển con trỏ biên tập.
Con trỏ chuột : sẽ có những trạng thái khác nhau cho từng trường hợp,
từng vùng làm việc.  |
 
|
1.6. Thực hiện các thao tác cơ bản – sắp xếp chỉnh sửa âm thanh
Bước 1: Mở tập tin , Copy một phần âm thanh để chỉnh sửa
- File > Open (Ctrl + O) >
Hình 12
- Hộp thoại Open file xuất hiện:
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
17

, sau đó bấm giữ chuột và kéo đến trước cụm từ “Fast
Edit” ở cuối đoạn âm thanh. Bấm chuột phải trong vùng chọn để nghe lại xem
bạn đã đúng chưa.
Hình 15
- Nhấn vào nút Copy hoặc Ctrl + C > âm thanh đã được copy. Lúc này
bạn sẽ thấy Clip 1 có hình vuông màu đỏ (có âm thanh bên trong) và đường viền
màu vàng (đang được chọn).
Hình 16
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
19
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
- Nhấn nút Paste hoặc Ctrl + V. Đoạn âm thanh được chọn đã được
đưa lên cửa sổ Modified. Lúc này cửa sổ Modified đang là cửa sổ hiện hành.
Bước 2: Chọn và kiểm tra một đoạn của tập tin âm thanh
- Nghe âm thanh ở cửa sổ Modified ta thấy tiếng tằng hắng nằm ở vị trí
giữa đoạn và thứ tự của 2 đoạn chưa đúng như yêu cầu. Đầu tiên chúng ta sẽ tiến
hành bỏ đoạn tằng hắng trước.
- Đặt con trỏ biên tập vào vị trí trước khi tằng hằng bằng cách Bấm đúp
chuột
- Bấm nút Selection trên cửa sổ Modified hoặc nhấn nút ‘S’ trên bàn
phím để bật chế độ chọn.
- Đưa con trỏ chuột đến vị trí con trỏ biên tập bấm chuột trái và kéo rê
sang phải cho đến hết đoạn tằng hắng.
Hình 17
- Nếu vùng chọn chưa đúng, ta có thể đặt con trỏ chuột ở hai biên của vùng
chọn, bấm chuột trái và kéo để thay đổi vùng chọn
- Sử dụng chức năng phóng to, thu nhỏ để có thể xem chi tiết vùng chọn: menu
Display > View Seletion ta sẽ thấy vùng chọn hiển thị đầy cửa sổ. trở về chế độ
xem toàn bộ chọn: menu Display > Toggle Zoom Out.
Hình 18

Hình 21
Hình 22
Ở giáo trình này chúng ta sẽ thực hiện trên máy tính có trang bị card âm
thanh thông thường (Hình 22) và head phone có kèm micro (Hình 24). Và sau
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
22
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
khi chúng ta kết thúc bài học này, bạn có thể ứng dụng các thao tác đã học tiến
hành thu âm các nguồn âm thanh khác nhau.
Hình 23
Kết nối thiết bị thu âm vào máy tính (Ví dụ: Head phone + Micro) (Hình
25)
Hình 24
Bạn quan sát ở phía sau máy tính thông thường có 3 lỗ (jack 3 ly) với ba
màu xanh lá, xanh dương và đỏ.
- Xanh lá (phone - speaker): dùng để kết nối với phone, bộ khuếch đại âm
thanh để đưa ra loa dùng để kiểm tra.
SV: Bùi Thị Thanh Diễn Lớp: KT6A
23
Báo cáo thực tập Hệ CĐ KTĐT
- Màu đỏ (microphone): dùng kết nối với micro.
- Màu xanh dương (Line in): dùng để kết nối các thiết bị khác vào máy
tính như đầu cassette, đầu CD, DVD, …
Bước 2: Thực hiện kiểm tra tín hiệu và chọn nguồn thu.
- Vào Start > Program > Accessories > Entertainment > Volume Control
hoặc có thể bấm đúp chuột vào biểu tượng Volume Control
ở góc dưới bên phải của màn hình. Cửa sổ Volume
Control sẽ được mở ra. (ở một số phiên bản của Windows mà tên của cửa sổ
Volume Control sẽ khác nhau)
Hình 25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status