đề tài '''' nghiên cứu, khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp việt nam '''' - Pdf 15

Đề tài: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XY LẮP TẠI
CƠNG TY TNHH XD TRẦN LM
GVHD: PGS. TS NGUYỄN MINH TUẤN
Nhóm: 10
1. VŨ THỊ NGỌC THÚY 09093601
2. NGUYỄN THỊ MINH THƯ 08241201
3. LÊ NGUYỄN HOÀI THƯ 09092711
4. PHẠM THỊ NGỌC THƯƠNG 09188081
5. LÊ THỨC 09096851
6. LÊ NGỌC TIỆP 07753151
7. CAO ĐỨC TÍN 07710721
8. HUỲNH THỊ KHÁNH TRANG 09089261
9. NGUYỄN ĐÌNH BẢO TRANG 09171491
Năm học: 2010 - 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- - -  - - -
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
MỤC LỤC
2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo: 9
2.1.1. Tổng quan về thị trường gạo thế giới 9
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 14
2.2. Kết quả khảo sát tình hình xuất khẩu gạo: 21
34
Theo bảng số liệu trên ta thấy đa số đánh giá rằng việc quảng bá thương hiệu và xúc
tiến về thương mại của gạo Việt Nam chỉ ở mức trung bình, các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa xem trọng vấn đề này, đây cũng là một yếu kém trong tầm nhìn của
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 34
2.3. Thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiêp Việt Nam 34
2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam 54

sao chúng ta không chủ động được? Đó thực sự đang là mối quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này thì nhóm chúng em đã quyết định
chọn đề tài: Nghiên cứu, khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động xuất
khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam.
2. Mục tiêu:
• Hiểu được cơ chế xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam.
• Thấy được tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua,
đặc biệt là sau khi hội nhập WTO.
• Nắm bắt được những thuận lợi và hạn chế trong việc xuất khẩu lúa gạo của
Việt Nam.
• Đề ra những giải pháp để khắc phục hạn chế và đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo
của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Lúa gạo của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
• Các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
• Tình hình xuất nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
NHÓM: 10 3
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Nhận biết được rằng, ứng với mỗi đề tài, mỗi đối tượng đòi hỏi phải có những
phương pháp nghiên cứu thích hợp. Đặc biệt với đối tượng nghiên cứu chính là việc
xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp ở Việt Nam thì sẽ có các phương pháp nghiên
cứu thích hợp sau:
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp tổng hợp
• Phương pháp liệt kê
• Phương pháp tư duy
6. Kết quả nghiên cứu:

nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất
khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc
làm, tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang có sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra cấp thiết và
có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Việt Nam là
nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, đất đai màu mỡ Bởi vậy, nếu
Việt Nam tận dụng tốt các lợi thế này để sản xuất hàng xuất khẩu là hướng đi đúng
đắn, phù hợp với quy luật thương mại quốc tế.
1.2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo
NHÓM: 10 5
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để
tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho
phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà
nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất
khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc
làm, tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
1.2.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước.
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết
bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước
phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác
nhau:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch
- Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay

nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực
hiện tăng cường xuất khẩu gạo thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển,
vấn đề vận chuyển hàng hoá… Những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ
không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định
cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là
một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai,
khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực… Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung
bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.
Xuất khẩu gạo nói riêng hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác
động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối
cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất
lúa gạo, Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành
một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có nên cần phải có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.3.1. Nhân tố thị trường.
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu
gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó có thể xét trên các yếu tố cơ bản
sau:
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng
giống như các loại hàng hoá khác, nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị
hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất
lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu ) ngược lại
cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong
tổng thu nhập vẫn tăng.
- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng
loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế
giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co giãn ít so với mức giá

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Tổ ng quan v ề ho ạ t đ ộ ng xu ấ t kh ẩ u g ạ o:
2.1.1. Tổng quan về thị trường gạo thế giới
2.1.1.1. Nhu cầu gạo trong những năm gần đây.
Theo thông tin thu thập được thì nhu cầu gạo trên thế giới năm 2009 tăng đột
biến nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu gạo tăng cao là do một số nước sản xuất
lúa gạo lớn bị thiên tai tàn phá nặng nề. Đầu tiên là tại Ấn Độ, những cơn mưa lớn
đúng vào thời điểm thu hoạch khiến sản lượng lúa gạo của nước này giảm 17 triệu
tấn so với niên vụ trước. Điều đó khiến quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới lần
đầu tiên trong 20 năm qua đã phải mở thầu quốc tế để nhập khẩu 30.000 tấn gạo.
Tương tự, Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cũng đang đẩy
mạnh các hoạt động đảm bảo an ninh lương thực sau khi mùa màng bị phá hủy trong
các trận bão Ketsana và Parma hồi tháng 9 và tháng 10 năm 2008. Cơ quan lương
thực quốc gia Philippines (NFA) trong những tháng đầu năm 2010 đã mở thầu quốc
tế mua 600.000 tấn gạo trắng loại B (25% tấm). Đây là đợt đấu thầu mua gạo có quy
mô lớn nhất từ trước đến nay của Philippines.
Tiêu thụ gạo tăng mạnh chủ yếu đến từ các thị trường Bangladesh,
Campuchia, Trung Quốc, Lào, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan. Mậu dịch gạo thế
giới dự kiến cũng sẽ lập kỷ lục cao 32,2 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2011.
Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo năm 2011 nhập khẩu
gạo tại châu Á khoảng 15,1 triệu tấn, thấp hơn 2% so với năm 2010. Nguyên nhân
chủ yếu là do Philippines cắt giảm việc nhập khẩu mà theo FAO dự báo vào khoảng
1,7 triệu tấn, ít hơn 500 nghìn tấn so với dự báo năm 2010. Do sản lượng gạo trong
nước tăng nên Malaysia và Sri Lanka cũng sẽ phải giảm nhập khẩu tương ứng là 6%
NHÓM: 10 9
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
xuống còn 850 nghìn tấn và 52% xuống còn 50 nghìn tấn. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo
của một số nước dự báo sẽ tăng trở lại, trong đó Đài Loan là 200 nghìn tấn, Trung
Quốc là 500 nghìn tấn, và Hàn Quốc là 400 nghìn tấn. FAO đã nâng mức dự báo về
nhập khẩu gạo của Bangladesh lên 700 nghìn tấn, tăng 7% so với báo cáo chính thức

Colombia, Chính phủ đã thông báo sẽ nhập khẩu 40 nghìn tấn gạo từ các thành viên
cộng đồng Andean giữa tháng 2 và tháng 4 năm 2011, như một biện pháp để bồi
thường thiệt hại do lũ lụt nghiêm trọng gây ra. Như vậy, tổng nhập khẩu gạo của
Colombia dự báo sẽ tăng 13% lên 90 nghìn tấn. Ở Trung Mỹ và vùng Caribbean, do
hạn hán kéo dài nên Cuba dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo lên 530 nghìn tấn, phần lớn
có nguồn gốc từ Việt Nam với phương thức thanh toán ưu đãi. Dựa trên những số liệu
mới nhất, Costa Rica, El Salvador và Honduras cũng có khả năng nhập khẩu gạo
nhiều hơn, trong khi đó, Mexico và Panama có thể lại giảm nhập khẩu.Cũng theo
USDA dự trữ gạo toàn cầu cuối vụ 2011/2012 dự kiến ở mức 96,2 triệu tấn, giảm 1%
so với năm 2010/2011. Dự trữ sẽ giảm ở Bangladesh, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, và
những nước khác, trong khi tăng ở Trung Quốc, Sri Lanka và Việt Nam. Tỷ lệ dự trữ -
tiêu thụ trong vụ 2011/12 sẽ giảm xuống 21% so với 21,6% của vụ trước.
2.1.1.2. Sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới
Theo thống kê của FAO về sản xuất lúa trên thế giới 2008 Có 114 nước trồng
lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó, Châu Phi có 41 nước
trồng lúa, Châu á- 30 nước, Bắc Trung Mỹ- 14 nước, Nam Mỹ- 13 nước, Châu Âu- 11
nước và Châu Đại Dương- 5 nước.
Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình
quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha.
Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại
Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha. Năng suất lúa cao nhất đạt
9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
NHÓM: 10 11
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Sản lượng lúa trên thế giới năm 2008 là 661.811 triệu tấn, châu Á chiếm 90%,
dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dự báo của ban nghiên cứu kinh tế - bộ Nông
Nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp
tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ.
Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng
lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản

Căn cứ vào triển vọng về sản lượng, Australia dự kiến có thể xuất khẩu 180 nghìn tấn
gạo trong năm 2011.
FAO cũng dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 của Pakistan là 1,8 triệu
tấn, giảm 50% so với ước tính trong báo cáo năm 2010, do lũ lụt làm mất mùa nghiêm
trọng tại nước này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo quý 1/2011
của Việt Nam đạt 1,850 triệu tấn, trị giá 774 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu có xu
hướng giảm mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu xuất
NHÓM: 10 13
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
phát từ sự sụt giảm của thị trường Philippines, Bờ Biển Ngà. Còn tổ chức FAO thì dự
báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 6% xuống còn 6,5 triệu tấn.
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Theo báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam của Trung tâm Thông
tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO), xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong những năm gần đây đang giảm mạnh tại thị trường Châu Á và tăng mạnh tại thị
trường Châu Phi. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng. Nếu như
trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến
năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).
Xuất khẩu gạo của nước ta trong vài năm trở lại đây đã có những bước phát
triển đáng kể về kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu. Theo hiệp hội lương thực
Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xuất khẩu từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu
khoảng 70 triệu tấn gạo ra trường quốc tế, mang về kim ngạch khoảng 20 tỷ đô la,
đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tình hình cụ thể như sau:
2.1.2.1 Sản lượng
SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
Năm Khối lượng xuất

khẩu (1000 tấn)
Chênh lệch

Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam
từ 2006 đến 6th/2010
Nguồn AGROINFO, 2010
Sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng giảm trái
ngược nhau. Khối lượng tăng thì giá giảm, khi giá tăng thì khối lượng xuất khẩu lại
giảm. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu gạo lại phụ thuộc vào hai yếu tố trên, dẫn
đến kim ngạch xuất khẩu trong từng năm không thể tăng cao do luôn chịu sự ảnh
hưởng từ sự sụt giảm của một trong hai yếu tố đó. Chỉ có riêng năm 2008, vừa đạt
được mức tăng về khối lượng và giá xuất khẩu nên trong năm này kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh.
Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.490 triệu USD năm 2007 lên 2.910
triệu USD, tăng 95,3% tương ứng 1.420 triệu USD đem về nguồn ngoại tệ không nhỏ
cho ngành xuất khẩu gạo nói riêng, xuất khẩu cả nước nói chung. Đạt được sự tăng
trưởng cao như vậy là do khối lượng xuất khẩu trong năm tăng, cùng với mức tăng giá
xuất khẩu. Năm 2007 giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 295 USD/tấn, thì đến năm 2008
giá xuất khẩu là 614 USD/tấn, tăng hơn 2 lần so với mức giá xuất khẩu năm trước.
Nếu năm 2007 có khối lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng,
thì ngược lại năm 2009 là năm đạt kỉ lục về xuất khẩu gạo so với những năm trước,
nhưng kim ngạch lại giảm 15,36% so với cùng kì năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là
NHÓM: 10 15
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
do giá xuất khẩu bình quân sau khi tăng đột biến năm 2008 đã hạ nhiệt, giảm xuống
còn 400 USD/tấn, với mức giảm 214 USD/tấn so với năm 2008.
Ngoài ra sự giảm giá còn do sự can thiệp của chính phủ Thái Lan – nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong các kho dự trữ với ước tính
khoảng 7 triệu tấn. Xuất khẩu gạo năm 2010 đạt 6,89 triệu tấn, trị giá xuất khẩu 3,2 tỷ
USD. Năm 2011 dự kiến đạt khoảng 5,5 – 6 triệu tấn, hiện lượng gạo tồn kho còn
khoảng 800.000 tấn. Giá gạo xuất khẩu ngày càng tăng cao với giá hiện tại khoảng
511 USD/tấn.
2.1.2.3 Thị trường xuất khẩu

NHÓM: 10 17
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
ngạch lớn nhất năm 2009 bao gồm: Kiribati (tăng 10,608%), Campuchia (tăng
2,516%), Li Băng (tăng 2,124%), Hồng Kông (tăng 758%), Mỹ (tăng 714%), Nigeria
(tăng 614%), Brunei (tăng 506%), Đài Loan (tăng 493%), Trung Quốc (tăng 397%)
và Fiji (tăng 365%). Đáng chú ý là Đài Loan từ vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng năm
2008 đã vươn lên đứng trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam trong năm 2009.
Đặc biệt, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường châu Á trong năm
2009 còn được lợi về giá. Tính trung bình năm 2009, trong số 10 nước có kim ngạch
nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam thì Philippines là thị trường mà gạo Việt Nam
xuất sang đạt mức giá cao nhất với 541,24 đô la/tấn. Trong khi đó, mức giá trung bình
xuất sang chín thị trường còn lại chỉ dao động quanh mức 400 đô la/tấn. Xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang Malaysia năm 2009 cũng đạt mức giá khá cao với 439,24 đô
la/tấn.
2.1.2.3.3. Năm 2010
Thị trường truyền thống chủ đạo của xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là
Philippines, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Đài Loan; trong đó, dẫn đầu về lượng và
kim ngạch trong năm 2010 là thị trường Philipines với 1,48 triệu tấn, trị giá 947,38
triệu USD (chiếm 21,4% về lượng và chiếm 29,17% tổng kim ngạch); thị trường
Indonesia xếp vị trí thứ 2 với trên 687 nghìn tấn, trị giá 346,02 triệu USD (chiếm
9,98% về lượng và chiếm 10,65% tổng kim ngạch); thứ 3 là Singapore với 539,3
nghìn tấn, trị giá 227,79 triệu USD (chiếm 7,83% về lượng và chiếm 7,01% tổng kim
ngạch); tiếp đến Cu Ba gần 472,3 nghìn tấn, trị giá 209,22 triệu USD (chiếm 6,86%
NHÓM: 10 18
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
về lượng và chiếm 6,44% tổng kim ngạch); sau đó là 2 thị trường cũng đạt kim ngạch
trên 100 triệu USD là: Malaysia 177,69 triệu USD; Đài Loan 142,7 triệu USD.
Đa số các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đều giảm về lượng
và kim ngạch so với năm 2009, tuy nhiên có 5 thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và

tăng 318,3% về kim ngạch so với T3/2011. Ngược lại, thị trường Indonesia đang từ vị
trí dẫn đầu trong suốt 6 tháng liền, nhưng sang tháng 4/2011 đột ngột giảm mạnh tới
99,7% cả về lượng và kim ngạch; tiếp sau đó là U.A.E (giảm 88,8% về lượng và giảm
87,2% về kim ngạch); Nam Phi (giảm 91,7% về lượng và giảm 86,2% về kim ngạch);
Nga (giảm 85,5% về lượng và giảm 84,8% về kim ngạch).
Xét về mức độ tăng trưởng xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng
kỳ, có 59% số thị trường tăng trưởng dương về lượng và kim ngạch, còn lại 41% số
thị trường bị sụt giảm; trong đó xuất sang Indonesia đạt mức tăng mạnh nhất tới
4.060% về lượng và 3.314% về kim ngạch so cùng kỳ; tiếp đến Tây Ban Nha (tăng
628,6% về lượng và tăng 530,3% về kim ngạch); Cu Ba (tăng 110,6% về lượng và
tăng 148,8% về kim ngạch). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Philipiines giảm mạnh 85,3%
về lượng và giảm 87,8% về kim ngạch; Đài Loan (giảm 71,1% về lượng và 64,1% về
kim ngạch).
NHÓM: 10 20
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
2.2. Kết quả khảo sát tình hình xuất khẩu gạo:
 Câu 2: Anh (chị) thường cập nhật các thông tin liên quan đến hoat động xuất
khẩu gạo qua các phương tiện thông tin đại chúng nào?
1.  báo chí, tạp chí chuyên ngành 2.  Internet
3.  tivi, radio 4.  Khác
Giá trị tương
ứng Các chỉ tiêu
Tần
suất
Tần số tương
đối
1 Báo chí, tạp chí chuyên ngành 14 23.34
2 Internet 20 33.33
3 Tivi, radio 20 33.33
4 khác 6 10

1 Tấm 5%,10%,15%,25% 25 41.67
2 Gạo nếp 6 10
3 Gạo jasmine 5 8.33
4 Gạo tám thơm 18 30
5 Gạo nở 6 10
60
 Câu 5: Anh (chị) đánh giá về các tiêu chí của gạo xuất khẩu như thế nào?
1. Rất không quan trọng, 2. Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng,
5. Rất quan trọng
Yếu tố 1 2 3 4 5
NHÓM: 10 23
Bảng 4.1 Đánh giá về các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
Biểu đồ 4.2 Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
1 Phẩm chất xay chà
    
2 Phẩm chất cơm
    
3 Màu sắc
    
4 Độ dài hạt gạo
    
5 Mùi thơm
    
Yếu tố 1 2 3 4 5
Phẩm chất xay chà 3 7 11 18 11 50
Phẩm chất cơm 3 4 8 15 20 50
Màu sắc 2 5 13 19 11 50
Độ dài hạt gạo 1 7 19 15 8 50
Mùi thơm 2 4 3 22 19 50


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status