Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Pdf 15

Đề tài:
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
MỤC LỤC
I.Lời mở đầu
II. Cơ sở lí luận
1.Một số khái niệm chung
1.1 Đầu tư
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
2.1 Chu kì sản phẩm
2.2. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
2.3. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
2.4. Khai thác chuyên gia và công nghệ
2.5. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.Lợi ích của thu hút FDI
3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
3.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
3.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
3.5 Nguồn thu ngân sách lớn
4. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.1 Là hình thức đầu tư từ nước ngoài
4.2 Là hình thức đầu tư tư nhân
4.3 Bên ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
4.4 Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ
5.Phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài
5.1 Phân theo bản chất đầu tư
5.1.1 Đầu tư theo phương tiện hoạt động
5.1.2 Mua lại và sáp nhập
5.2 Phân theo tính chất dòng vốn

nhiên nó cũng tồn tại không ít những bất cập cần giải quyết.
Hà Nội là một trong những nơi thu hút vốn FDI lớn nhất trong cả nước.Cùng
với thành phố Hồ Chí Minh ,Bình Dương…đang góp phần đưa Việt Nam bắt nhịp
với nền kinh tế thế giới.Tuy thu hút vốn FDI vào Hà Nội có nhiều thuận lợi song
cũng không ít khó khăn.Làm thế nào để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
này ?
Từ những điều trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng thu hút và sử dụng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” để
tìm hiểu và mở rộng vốn kiến thức FDI còn hạn chế của mình.Trong quá trình làm
đề án, em không tránh khỏi những thiêu sót,khiếm khuyết.Em mong nhận được sự
góp ý chỉ bảo của cô giáo để em hoàn thiện đề án của mình.Em xin chân thành cảm
ơn thầy Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này !
3
II. Cơ sở lí luận
1. Một số khái niệm chung
1.1 Đầu tư
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
Đầu tư nước ngoài cho đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn
đề mới mẻ đối với các nước trên thế giới .Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống
nhất được khái niệm về đầu tư nước ngoài .Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá
phức tạp ,không dễ dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi
quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh
hưởng của hoàn cảnh kinh tế
Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu
tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập
cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền

thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm
5
xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Từ đó các nước bỏ vốn đầu tư vào
nước sở tại vừa tiếp cận được thị trường mở rộng hướng kinh doanh vừa giảm
xung đột trong thương mại.
2.4 Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém
phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước
tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các
công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các
chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ
Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính
sách tương tự.
2.5 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú.Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này.
3. Lợi ích của thu hút FDI
3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn
trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó
có vốn FDI.
3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
6
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và
bí quyết quản lí thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các
công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết
quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và

động của các công ty xuyên quốc gia.FDI là tiền đề cho sự hộp kinh tế quốc tế,là
hình thức đầu tư mang tính toàn cầu.
4.2 Là hình thức đầu tư tư nhân
Cũng theo định nghĩa đã nêu thì để trở thành đối tượng của các chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản
đó là có quốc tịch nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư vào một quốc gia
không cùng quốc tịch với mình nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp từ hành vi
đầu tư đó .Vì có mục đích thu lợi nhuận nên hoạt động đầu tư thường được thực
hiện bởi những con người cụ thể nhằm thu lợi nhuận cho một cá nhân cụ thể.
4.3 Bên ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ,nên họ
trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu
tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp
cận thị trường quốc tế để mở rộng thị trường. Các chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
vốn của mình tuỳ theo mức độ góp vốn.
8
Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuỳ theo luật của từng nước (chẳng hạn ,Mỹ qui định
là 10% ,một số nước khác là 20% hoặc 25%, các nước kinh tế thị trường phương
Tây qui địnhl lượng vốn này phải chiếm trên 10% .Theo Điều 8 của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 thì phần góp vốn của Bên nước ngoài
hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không
dưới 30% vốn pháp định trừ trường hợp do Chính phủ qui định)
4.4 Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là CNKH hiện đại trình độ chuyên
môn, quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ đầu
tư vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết
bị ,nhiên vật liệu ....(phần cứng) trí thức khoa học bí quyết quản lý, năng lực tiếp
cận thị thường... ( phần mềm .)Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status