Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 của sở công thương - Pdf 16

UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ CÔNG THƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1144/KH-SCT Long An, ngày 06 tháng 6 năm 2011
KẾ HOẠCH
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
giai đoạn 2011-2015 của Sở Công Thương
I. Căn cứ lập Kế hoạch:
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước, giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh
Long An ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2011- 2015;
Căn cứ công văn số 947/UBND-NN ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh về việc triển
khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ công văn số 315/STTTT-KHTC ngày 29/4/2011 của Sở Thông tin và
Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.
II. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan:
1. Hiện trạng:
a) Hạ tầng kỹ thuật CNTT:
Cơ sở hạ tầng CNTT của Sở Công Thương cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng
CNTT tại đơn vị, đã xây dựng mạng nội bộ LAN kết nối toàn cơ quan và các đơn vị trực
thuộc đạt tỷ lệ 100%. Trên 90% CBCC có máy tính phục vụ cho công việc, tất cả số
máy tính trong toàn cơ quan đều có kết nối Internet đạt tỷ lệ 100%.
Sở Công Thương đã triển khai tài nguyên mạng dùng chung được thiết lập trên

Nam hỗ trợ 243 triệu đồng.Qua gần 02 năm vận hành sàn giao dịch TMĐT, số lượng
thành viên tham gia giới thiệu thông tin doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, hàng hóa,
thông tin chào mua, chào bán trên Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh đến thời điểm hiện nay
có 82 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Số lượng thông tin phản ánh tình hình kinh tế -
xã hội, thông tin về cơ hội giao thương, chính sách pháp luật, thông tin về các hoạt động
xúc tiến thương mại... để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của doanh nghiệp, làm
cơ sở xây dựng định hướng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh được đăng tải trên
sàn là 1.068 bài. Số lượt truy cập là 4.142, thông tin chào bán là 52, thông tin chào mua
là 11, số lượng sản phẩm là 132.
Công tác triển khai sử dụng Hệ thống thư điện tử của tỉnh: Đến nay có 4/4 đơn vị
(Sở Công Thương và 03 đơn vị trực thuộc) được cấp và sử dụng hộp thư điện tử của
tỉnh. Trong đó, có 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử, gồm 03
đơn vị: Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN, Trung tâm Xúc
tiến thương mại. Riêng đơn vị Chi cục Quản lý thị trường thì tỷ lệ được cấp hộp thư điện
tử chỉ đạt 19% (do số máy tại các Đội QLTT rất hạn chế, nên Chi cục chỉ đề nghị cấp
hộp thư điện tử cho từng đội, không cấp cho từng cá nhân trong đội). Hiện có 80%
CBCC,VC biết khai thác, chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin qua email; khoảng 65% số
văn bản được chuyển và nhận qua hệ thống thư điện tử.
Việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại cơ quan hiện chưa được
triển khai thực hiện, do chưa được tỉnh đầu tư kinh phí.
c) Nhân lực:
2
Hiện nay, hầu hết CBCC thuộc các phòng chuyên của Sở đều đạt trình độ tin học
chứng chỉ A trở lên, cán bộ chuyên trách về CNTT (quản trị mạng) có kiến thức chuyên
môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước; công tác tham mưu,
xây dựng các Đề án, Kế hoạch ứng dụng CNTT của Sở còn yếu, mang tính bao quát.
Nguồn nhân lực hiện có về CNTT của Sở là 43/47 CBCC, trong đó: kỹ thuật
viên: 05 người; chứng chỉ B: 17 người, chứng chỉ A: 21 người (phụ lục III đính kèm).
2. Các thuận lợi, khó khăn:
a) Thuận lợi:

nhẹ về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin, còn nặng việc sử dụng giấy tờ trong hoạt
động, điều hành...
III. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan:
1. Mục tiêu chung:
3
- Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng chiến lược,
hoạch định chính sách, điều hành, quản lý nhà nước và phát triển công nghiệp, thương
mại của tỉnh;
- Tiếp tục phát triển và nâng cấp hạ tầng CNTT trong cơ quan, đơn vị trực thuộc;
tăng cường ứng dụng CNTT trong trao đổi, chỉ đạo và điều hành công việc giữa lãnh đạo
Sở với các bộ phận chuyên môn, đảm bảo nhanh chóng, giảm chi phí, tăng hiệu suất,
hiệu quả công tác, giảm chi phí hoạt động của cơ quan, đơn vị;
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, phục vụ tốt hơn cho nhu
cầu của người dân và doanh nghiệp;
- Thành lập bộ phận chuyên trách về thương mại điện tử thuộc Sở; tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng bố trí nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại điện tử.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đẩy mạnh trao đổi thông tin, điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng: 100%
CBCC-VC được cấp và sử dụng thư điện tử trong công việc. Phấn đấu đến 2015 50%
các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa Sở và các cơ quan nhà nước được trao đổi
hoàn toàn dưới dạng điện tử;
- Xây dựng, phát triển và triển khai thực hiện các phần mềm ứng dụng phục vụ
công việc chuyên môn: Phần mềm quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp; phần mềm
quản lý nhân sự; phần mềm kế toán;
- Xây dựng hệ thống một cửa điện tử và triển khai thực hiện Dự án cơ sở dữ liệu
về công nghiệp và thương mại tỉnh Long An nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành
của cơ quan nhà nước; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế công nghiệp-thương mại;
xây dựng nền tảng cho Chính phủ điện tử, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt
hơn;
- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công trực liên quan tới

các cơ quan quản lý qua hộp thư có tên miền dùng riêng; tổ chức các chương trình tham
quan, học tập kinh nghiệm phát triển TMĐT trong và ngoài nước.
3. Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ cho người dân và doanh nghiệp:
- Tăng cường cập nhật các văn bản chỉ đạo, điều hành; các quy định về thủ tục
hành chính; các thông tin có liên quan đến hoạt động của ngành phục vụ cho người dân
và doanh nghiệp;
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ
quan thông qua việc tạo lập chuyên mục “ tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân” trên
trang thông tin điện tử của Sở, nhằm tiếp nhận và phản hồi ý kiến góp ý của người dân
trên môi trường mạng;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho đối tượng là
các doanh nghiệp và cơ quan quản lý;
- Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Ứng dụng thương mại điện tử; xây dựng
website TMĐT; tham gia sàn giao dịch TMĐT tỉnh Long An và Cổng TMĐT quốc gia
(ECVN); ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh (e-business); kinh doanh
TMĐT theo mô hình B2C xây dựng quy trình thu thập thông tin khách hàng thông qua
chứng nhận website uy tín (Trust Vn); ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng
thương hiệu trên môi trường Internet...;
- Liên kết với đơn vị tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng website
thương mại có chức năng thanh toán trực tuyến có kết nối với Sàn giao dịch TMĐT tỉnh
Long An để từ đó phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến của Sàn và cũng dựa trên cơ
sở đó hình thành được Hội chợ triển lãm thương mại trực tuyến hàng năm nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa trên môi trường mạng, tìm
kiếm đối tác hợp tác sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp nhất, song lại không hạn chế
về không gian và thời gian;
- Xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên phục vụ
công trực tuyến mức độ 3 trở lên phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân và doanh
nghiệp; từng bước xây dựng Hệ thống một cửa điện tử của Sở Công Thương theo hướng
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status