Cách phòng và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản - Pdf 16

Cách phòng và điều trị
bệnh viêm não Nhật Bản

Theo thông báo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương,
mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ em mắc bệnh viêm não,
trong đó có từ 30-40% bị viêm não Nhật Bản. Bệnh
viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis) do muỗi
truyền và phát triển mạnh vào mùa nắng nóng, phù hợp
với điều kiện hoạt động của muỗi truyền bệnh nên
thường gọi là bệnh viêm não mùa hè hay viêm não B.
Viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền virut gây

Đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
bệnh, giống các bệnh nhiễm virut khác do muỗi truyền
như sốt xuất huyết (Dengue fever), sốt vàng (Yellow
fever) Hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản chưa có
thuốc đặc trị do vậy thường có tỷ lệ tử vong cao hoặc để
lại di chứng nặng nề.
Bệnh viêm não Nhật Bản đã mô tả từ năm 1871 nhưng mãi
tới năm 1935 mới phát hiện, phân lập được từ bệnh nhân bị
mắc bệnh ở Tokyo (Nhật Bản) nên bệnh được gọi là bệnh
viêm não Nhật Bản. Theo thời gian, bệnh phát triển, lưu
hành và gây dịch tại các đảo ở Tây Thái Bình Dương, các
nước ở phía Bắc và Đông Nam châu Á trong đó có Việt
Nam. Ở Việt Nam, trong những năm 80 và đầu thập kỷ 90,

não Nhật Bản hiện diện trong nội tạng của các chim hoang
dã. Mặc dù mang mầm bệnh trong máu kéo dài nhưng các
loài chim này lại không có biểu hiện bệnh lý và nó là nguồn
lây nhiễm virut cho các loài muỗi sống trong thiên nhiên.
Các loài chim di trú có thể lây truyền mầm bệnh virut từ
vùng này qua vùng khác.
Hiện nay người ta đã phát hiện được có 30 loài muỗi khác
nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và
Amergeres là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản do
virut. Trong đó có 2 loại Culex tritaeniorhynchus và Culex
vishnui là muỗi có khả năng truyền bệnh cao. Nhiều nghiên
cứu đã khẳng định muỗi Culex tritaeniorhynchus là trung
gian truyền bệnh chính lan truyền virut viêm não Nhật Bản
tại Việt Nam. Culex tritaeniorhynchus sinh sản tại mương
máng, đồng ruộng ngập nước, về đêm muỗi cái ưa hút máu
động vật có xương sống như gia súc, chim và cả người, sau
đó bay tản phát đi xa. Muỗi hút máu động vật là lợn, chim
trong thời kỳ nhiễm virut ở trong máu, virut phát triển
nhanh trong cơ thể muỗi với hiệu giá cao, sau đó có khả
năng truyền bệnh suốt đời và có thể truyền virut sang thế hệ
sau qua trứng. Muỗi truyền mầm bệnh virut từ chim sang
lợn và người khi đốt máu. Muỗi cũng có thể truyền mầm
bệnh virut từ lợn sang người.
Triệu chứng lâm sàng, các tác hại và cách xử trí khi bị
mắc bệnh
Bệnh khởi đầu với triệu chứng sốt rất cao (thường 39-
40oC). Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét
run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo
dài từ 1 - 6 ngày. Tiếp theo là các biểu hiện rất điển hình
như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích,

phòng chống muỗi Culex, trung gian truyền bệnh viêm não
Nhật Bản thường không có hiệu quả do tập tính đốt người
và trú ẩn ngoài nhà của loài muỗi này. Ở một số vùng, có
thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy, biện
pháp làm hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ
thống mương máng. Việc phun hóa chất để diệt muỗi trú ẩn
ngoài trời chỉ áp dụng khi xảy ra dịch. Ở những vùng có
bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành, cần nhốt gia súc và làm
chuồng gia súc cách xa nhà ở; đặc biệt là đối với loài lợn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status