Thoát cốt thư (viêm tắc động mạch chi) (Kỳ 1) potx - Pdf 16

Thoát cốt thư
(viêm tắc động mạch chi)
(Kỳ 1)

1. Đại cương:
1.1. Định nghĩa.
Viêm tắc động mạch chi là bệnh thuộc hệ thống thần kinh - mạch
máu toàn thân, tiến triển mãn tính. Y học Cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này
trong chứng “thoát thống, thoát thư, thoát cốt thư, thập chỉ ly lạc ” Bệnh thường
khởi phát ở tứ chi nhưng chi dưới bị nhiều hơn. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu là
các ngón chân hoặc ngón tay giá lạnh, tê nhức, dần dần đau buốt dữ dội. Đau kéo
dài dẫn đến tím tái và hoại tử, loét nát các đầu chi, thậm chí rụng và cụt các đầu
chi do hoại tử. Bệnh thường phát ở tuổi thanh niên và trung niên; hiếm thấy ở nữ
giới (tại Viện Y học Cổ truyền - Hà nội, Nguyễn Văn Thang thống kê 1000 bệnh
án của bệnh nhân bị bệnh này nhưng chưa thấy nữ giới) hay gặp nhiều ở miền
Bắc, vùng lạnh.
1.2. Nguyên nhân cơ chế theo Y học hiện đại.
+ Viêm tắc động mạch chi thực chất là viêm nội mạc các động mạch. Màng
nội mạc các động mạch có xu hướng dày lên dẫn đến tình trạng tắc lòng động
mạch gây hoại tử vùng chi tương ứng được động mạch nuôi dưỡng. Thường gặp ở
nam giới và ở chi dưới nhưng cũng có khi thấy ở động mạch chi trên, động mạch
ruột, động mạch vành và động mạch não
+ Có nhiều giả thuyết để giải thích.
- theo Winiwarter thì chủ yếu do xơ vữa động mạch (atheros cletosis).
Thuyết này ít được công nhận vì vữa xơ hay ở những người tuổi cao, khởi phát
không ở đầu chi.
- Giả thuyết tăng adrenalin hay xuất hiện ở bệnh lý tuyến thượng
thận của Oppel do sau khi ông xét nghiệm thấy trong máu bệnh nhân bị viêm tắc
động mạch chi có adrenalin tăng .
- Giả thuyết của Silbert cho rằng bệnh do tăng độ quánh của máu.
- Giả thuyết của G.P.Zai Xep cho rằng , rối loạn chức năng thần kinh

quang động mạch, người ta hy vọng phát hiện sớm bằng soi vi tuần hoàn động
mao mạch ở động mạch đầu chi, nền móng tay (vì xem mạch, giao động mạch đôi
khi cho kết quả không chắc chắn, có khi đau nhiều mạch lại rõ và không đau lại
mất mạch) để đánh gía hình thái, chiều dài các quai mao mạch, số lượng mao
mạch trên 1 vi trường, bề rộng của động mạch, tĩnh mạch và khoảng trung gian
của mạch máu, tính chất của dòng máu chảy (nhanh, chậm, ngắt quãng); tính chất
màu sắc mao mạch trên vi trường (nhợt nhạt, hồng, đỏ thẫm, tím). Phương pháp
này hiện nay được nhiều người sử dụng, tuy nhiên có nhược điểm chưa đưa ra
được những số liệu để chẩn đoán phân biệt.
Người ta chú ý nhiều đến cách giải thích của tác giả Pháp L.B. Buerger
(1908) sau khi nghiên cứu viêm tắc động mạch chi và là người đầu tiên mô tả bệnh
này. Ông cho rằng: bệnh sinh do khuyết tật của hệ thống miễn dịch dịch thể làm
cho nội mạc động mạch tăng sinh, dày lên và trở thành kháng nguyên kích thích
sinh kháng thể; phản ứng kháng nguyên - kháng thể diễn biến không ngừng làm
tắc lòng động mạch; Ông hy vọng phát hiện sớm bệnh này bằng những test miễn
dịch.


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status