Mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN ở nước ta theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Pdf 17

LỜI MỞ ĐẦU
Trước làn sóng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ,
mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế
giới để tạo dựng một vị trí thuận lợi trong quá trình phân công lao động quốc tế và
trao đổi thương mại quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế không
ngừng mở rộng với sức lan tỏa nhanh chóng đã làm thay đổi chiến lược phát triển
của kinh tế đối ngoài, đưa chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta trở thành
một bộ phận của kinh tế quốc tế.
Kinh tế đối ngoại (viết tắt là KTĐN) bao gồm sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất;
hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ; ngoại thương; đầu tư quốc tế; các
dịch vụ thu ngoại tệ khác...KTĐN tham gia có hiệu quả vào phân công lao động
quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, tạo
thêm việc làm mới, tăng thêm các nguồn thu ngoại tệ. KTĐN là yếu tố tích cực hỗ
trợ cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua sự hợp tác kinh tế
quốc tế, chiến lược phát triển KTĐN tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia nhằm tập
trung xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các nhân tố tăng trưởng theo
cả chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, việc nghiên cứu KTĐN có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận và phương pháp luận, tạo điều kiện cho hoạt động quản lý và nâng cao
hiệu quả của chiến lược KTĐN.
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế phát
triển tất yếu của lịch sử. Chính vì vậy, chiến lược KTĐN cần được mở rộng và nâng
cao theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập với nền kinh tế
trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Thực tiến lịch sử có thể chứng minh, nhiều
quốc gia đã phát triển nền kinh tế trong nước thành công thông qua chiến lược
KTĐN, tận dụng các điều kiện hợp tác quốc tế và khai thác tốt các nguồn lực ở bên
ngoài. Chẳng hạn, Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha... đã tận dụng ưu thế đường biển để
tăng cường trao đổi buôn bán với nước ngoài nhằm mục tiêu mở rộng thị trường,
phát triển nền kinh tế. Ngược lại chính sách đóng cửa nền kinh tế, bế quan tỏa cảng
có thể dẫn đến sự tụt hậu rất xa so với các nước khác.
Nền kinh tế Việt Nam, với xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu, cơ sở
hạ tầng thấp kém, do đó không thể phát triển nếu không có chiến lược KTĐN hợp

Các quan hệ kinh tế quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan.
Ban đầu, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia như đất đai, khí
hậu, khoáng sản...dẫn đến tình trạng mỗi quốc gia có khả năng sản xuất một số loại
sản phẩm nào đó và trao đổi cho nhau để cân bằng phần dư thừa sản phẩm này với
sự thiếu hụt về sản phẩm khác.
Sau đó, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa các
quốc gia đã tạo ra sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất. Điều này đòi hỏi các quốc
gia phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế. Do đó đối tượng tham gia vào việc trao
đổi quốc tế được mở rộng.
Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến phân công lao động. Sự phân
công dần dần vượt qua ngoài phạm vi biên giới quốc gia, dẫn đến sự chuyên môn
hoá và hợp tác hoá giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Từ đó đối tượng
và phạm vi trao đổi quốc tế càng được mở rộng.
Bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất giữa các quốc gia
nhằm đạt được quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất. Như vậy, không phải mỗi
nước đều tự sản xuất mọi thứ hàng hoá để tự đáp ứng nhu cầu của mình, mà quốc
gia phải tập trung vào một số ngành và sản phẩm lợi thế. Đây cũng là một nền tảng
quan trọng để quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển về chiều sâu.
Một cơ sở quan trọng khác của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là sự
đa dạng hoá của nhu cầu về tiêu dùng ở mỗi quốc gia.
Trang 3
Nói tóm lại, cơ sở của việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ là sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, các nguồn lực sẵn có của các
quốc gia mà còn là sự đa dạng về nhu cầu, sự ưu việt của quá trình chuyên môn hoá
sản xuất, quá trình hợp tác hoá và ưu thế của quy mô tối ưu trong sự phân công lao
động quốc tế.
3. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của
KTĐN.
3.1. Vai trò của KTĐN
KTĐN nối liền hoạt động sản xuất và trao đổi trong nước với hoạt động sản xuất

năng chưa được khai thác, việc phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế,
khoa học công nghệ với bên ngoài là một tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp
bách.
4. Các nguyên tắc cơ bản và những hình thức chủ yếu của KTĐN
4.1. Các nguyên tắc cơ bản của KTĐN
• Bình đẳng: Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, là nền tảng để thiết
lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế quốc tế của các nước. Mỗi quốc gia,
đặc biệt là những quốc gia có lợi thế so sánh kém hơn so với các quốc gia phát triển
cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này trong tiến trình mở cửa và hội nhập.
• Cùng có lợi: Nguyên tắc này đóng vai trò là nền tảng kinh tế để thiết lập và
mở rộng quan hệ kinh tế , đồng thời là động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài
mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các
điều khoản làm cơ sở để ký kết trong các nghị định thư giữa các chính phủ và trong
các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế.
• Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi
quốc gia: Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập có
chủ quyền về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý.
• Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa đã chọn: Đây là nguyên tắc vừa mang tính chất chung cho tất cả các nước khi
thiết lập và thực hiện quan hệ đối ngoại,vừa là nguyên tắc có tính đậc thù đối với
các nước XHCN trong đó có nước ta.
Trang 5
Bốn nguyên tắc nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có ý nghĩa chi
phối hoạt động KTĐN, đặ biệt là những nguyên tắc cơ bản trong chiến lược phát
triển KTĐN ở nước ta.
4.2. Những hình thức chủ yếu của KTĐN
4.2.1. Ngoại thương
Ngoại thương, hay thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng
hoá hữu hình, vô hình) giữa các quốc gia thông qua xuất khẩu.
Trong KTĐN, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có ý nghĩa quan trọng, góp

số lượng nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ để hạn chế sự xâm nhập của hàng hóa
nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đặt ra đối với nước ta là phải xử lý
thoả đáng hai xu hướng nói trên bằng cách kết hợp hai xu hướng đó trong chính
sách ngoại thương sao cho vừa bảo vệ vừa phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
bảo vệ thị trường trong nước, thúc đẩy tự do thương mại, khai thác có hiệu quả thị
trường thế giới.
Trong phát triển ngoại thương, phải hình thành một tỷ giá hối đoái sát với sức
mua của đồng tiền Việt Nam. Tỷ giá hối đoái, được hiểu là giá cả ngoại tệ hoặc giá
cả trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá giữa hai đồng tiền của nước sở tại với đồng tiền
của nước ngoài, đóng vai trò một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng trong kinh
tế quốc tế. Do vậy, việc xây dựng một tỷ giá hối đoái, thống nhất giá thị trường tiền
tệ là rất cần thiết cho mỗi nước.
4.2.2. Hợp tác sản xuất
Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung,
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất quốc tế...
Nhận gia công là hình thức cho phép tận dụng nguồn dự trữ lao động, tạo công
ăn việc làm và tận dụng công suất máy móc hiện có.
Xây dựng các xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài... là
kiểu tổ chức xí nghiệp thương nghiệp, dịch vụ và tổ chức tài chính, tín dụng tồn tại
dưới dạng các công ty cổ phần. Các xí nghiệp này được ưu tiên xây dựng ở những
ngành kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu và trở thành
nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà nước tiết kiệm ngoại tệ.
Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá bao gồm
chuyên môn hoá ở các ngành khác nhau và chuyên môn hoá trong cùng một ngành.
Trang 7
Hình thức hợp tác này làm cho cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước tham gia đan
kết vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
4.2.3. Hợp tác khoa học – công nghệ
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra
những bước phát triển nhảy vọt trong lực lượng sản xuất xã hội, làm xuất hiện nhiều


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status