Mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN ở nước ta theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế - Pdf 32


1
LỜI MỞ ĐẦU
Trước làn sóng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, mỗi quốc gia cần phải tích cực và chủ động tham gia hội nhập vào nền kinh
tế thế giới để tạo dựng một vị trí thuận lợi trong quá trình phân công lao động
quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế không ngừng mở rộng với sứ
c lan tỏa nhanh chóng đã làm thay đổi chiến lược
phát triển của kinh tế đối ngoài, đưa chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại ở
nước ta trở thành một bộ phận của kinh tế quốc tế.
Kinh tế đối ngoại (viết tắt là KTĐN) bao gồm sự hợp tác trong lĩnh vực sản
xuất; hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ; ngoại thương;
đầu tư
quốc tế; các dịch vụ thu ngoại tệ khác...KTĐN tham gia có hiệu quả vào phân
công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế, sử dụng hợp lí các nguồn
tài nguyên, tạo thêm việc làm mới, tăng thêm các nguồn thu ngoại tệ. KTĐN là
yếu tố tích cực hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông
qua sự hợp tác kinh tế quốc tế, chi
ến lược phát triển KTĐN tận dụng lợi thế so
sánh của quốc gia nhằm tập trung xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, thúc
đẩy các nhân tố tăng trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, việc
nghiên cứu KTĐN có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và phương pháp luận, tạo
điều kiện cho hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả của chiến lược KTĐN.
Ngày nay, toàn c
ầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế
phát triển tất yếu của lịch sử. Chính vì vậy, chiến lược KTĐN cần được mở rộng
và nâng cao theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập với nền
kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Thực tiến lịch sử có thể chứng
minh, nhiều quố
c gia đã phát triển nền kinh tế trong nước thành công thông qua
3

I. Cơ sở khách quan của sự mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN
1. Một số khái niệm
1.1. Thế nào là KTĐN?
KTĐN của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các
quan hệ kinh tế, khoa học công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia
khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác,
được thực hiện dưới
nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động quốc tế.
1.2. Thế nào là kinh tế quốc tế?
Kinh tế quốc tế là mối quan hệ với nhau của hai hay nhiều nước,là tổng thể
quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
1.3. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế là gì ?
Toàn cầu hoá nề
n kinh tế hiện nay là giai đoạn phát triển cao của quốc tế hoá
kinh tế.
Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế
vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống
nhất.Sự gia tăng của xu thế này được thể
hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô
mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trong phạm vi
toàn cầu .

môn hoá sản xuất, quá trình hợp tác hoá và ưu thế của quy mô tối ưu trong sự
phân công lao độ
ng quốc tế.

5
3. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của
KTĐN.
3.1. Vai trò của KTĐN
KTĐN nối liền hoạt động sản xuất và trao đổi trong nước với hoạt động sản
xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và
khu vực.
KTĐN có vai trò thu hút các nguồn vốn như vốn đầu tư tr
ực tiếp nước ngoài
(FDI), vốn viện trợ phát triển (ODA); thu hút khoa học công nghệ; khai thác và
ứng dụng kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại ở nước ta.
KTĐN góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước
công nghiệp phát triển.
KTĐN góp phần thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân
với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và
hướng tới xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
3.2. Sự cần thiết khách quan của việc mở rộng KTĐN
Thế giới ngày nay là m
ột thể thống nhất, trong đó các quốc gia là những đơn
vị độc lập, tự chủ, nhưng phụ thuộc vào nhau về kinh tế và khoa học công nghệ.
Sự phụ thuộc giữa các quốc gia bắt nguồn từ những yếu tố khách quan. Do điều
kiện địa lý, sự phân bố không đều của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không
một quốc gia nào có khả năng đảm bảo tất cả nhữ

ụ thể hoá
trong các điều khoản làm cơ sở để ký kết trong các nghị định thư giữa các chính
phủ và trong các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế.

7
 Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của
mỗi quốc gia: Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc
lập có chủ quyền về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý.
 Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa đã chọn:
Đây là nguyên tắc vừa mang tính chất chung cho tất cả các nước
khi thiết lập và thực hiện quan hệ đối ngoại,vừa là nguyên tắc có tính đậc thù đối
với các nước XHCN trong đó có nước ta.
Bốn nguyên tắc nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có ý nghĩa
chi phối hoạt động KTĐN, đặ biệt là những nguyên tắc cơ bản trong chiến lược
phát triển KTĐN ở nước ta.
4.2. Nhữ
ng hình thức chủ yếu của KTĐN
4.2.1. Ngoại thương
Ngoại thương, hay thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng
hoá hữu hình, vô hình) giữa các quốc gia thông qua xuất khẩu.
Trong KTĐN, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có ý nghĩa quan trọng,
góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, tăng tích luỹ của mỗi nước nhờ sử dụng
có hiệu quả lợi thế so sánh của các qu
ốc gia trong trao đổi quốc tế, là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, "điều tiết thừa thiếu" ở mỗi quốc gia, nâng cao
trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước, tạo thêm công ăn việc làm,
nâng cao đời sống của người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Trong KTĐN, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có ý nghĩa quan trọng,
góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, tăng tích lu

phi thuế quan như hạn chế số lượng nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ để hạn
chế sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề đặt
ra đối với nước ta là phải xử lý thoả đáng hai xu hướng nói trên bằng cách kết
hợp hai xu hướng đó trong chính sách ngoại thương sao cho vừa bảo vệ vừa phát

9
triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ thị trường trong nước, thúc đẩy tự do
thương mại, khai thác có hiệu quả thị trường thế giới.
Trong phát triển ngoại thương, phải hình thành một tỷ giá hối đoái sát với sức
mua của đồng tiền Việt Nam. Tỷ giá hối đoái, được hiểu là giá cả ngoại tệ hoặc
giá cả trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá gi
ữa hai đồng tiền của nước sở tại với đồng
tiền của nước ngoài, đóng vai trò một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng
trong kinh tế quốc tế. Do vậy, việc xây dựng một tỷ giá hối đoái, thống nhất giá
thị trường tiền tệ là rất cần thiết cho mỗi nước.
4.2.2. Hợp tác sản xuất
Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao g
ồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung,
chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất quốc tế...
Nhận gia công là hình thức cho phép tận dụng nguồn dự trữ lao động, tạo
công ăn việc làm và tận dụng công suất máy móc hiện có.
Xây dựng các xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài...
là kiểu tổ chức xí nghiệp thương nghiệp, dịch vụ và tổ chức tài chính, tín dụng
tồn tại dưới dạng các công ty cổ phầ
n. Các xí nghiệp này được ưu tiên xây dựng
ở những ngành kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu
và trở thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà nước tiết kiệm
ngoại tệ.
Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá bao
gồm chuyên môn hoá ở các ngành khác nhau và chuyên môn hoá trong cùng một

u tư quốc tế
cũng có thể làm tăng sự phân hoá giai tầng xã hội, làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, tăng sự lệ thuộc với bên ngoài.
Có hai hình thức đầu tư là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

11
Đầu tư trực tiếp (vốn FDI) là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử
dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu
tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu
trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận. Các biểu hiện
của đầu tư trực tiếp là: Hợp đồng hợp rác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh (hai
bên cùng góp vốn theo tỷ lệ nhất định), hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển
giao.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu tách rời với quyền sử
dụng vốn đầu tư. Chủ thể đầu tư gián tiếp có thể là chính phủ, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi chính ph
ủ...
Nước ta đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, vì vậy việc thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài b(cả trực tiếp và gián tiếp) đều có ý nghĩa hết sức
quan trọng, muốn vậy chúng ta phải nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu
hút các dòng vốn từ nước ngoài.
4.2.5. Dịch vụ thu ngoại tệ – Xuất khẩu tại chỗ
Xu thế của nền kinh tế thế giới ngày nay là tỷ trọng của các ngành dịch vụ
ngày càng tăng, vì vậy việc đẩy mạnh các dịch vụ thu ngoại tệ là một yêu cầu
cấp thiết trong chiến lược phát triển KTĐN.
Các dịch vụ thu ngoại tệ – xuất khẩu tại chỗ bao gồm:
 Du lịch quốc tế, kể cả lữ hành.
 Du lịch khách sạn, nhà hàng quố
c tế
 Dịch vụ giao thông vận tải quốc tế


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status