BỆNH HỌC THỰC HÀNH - ÁP XE PHỔI - Pdf 17

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
ÁP XE PHỔI
( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS)
Đại Cương
. Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ.
. Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra
mủ, máu.
. Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh
Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng
khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo,
đó là chứng Phế Ung".
Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét,
có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn
Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu)
để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau:
. Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm
ngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì
thường không phải là bệnh áp xe phổi.
. Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu
người bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã
diễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị
thơm ngọt thì bệnh chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho
thích hợp.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong
hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông,
nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung.
Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng
Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được,
không hít vào được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra
không được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết

phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít mạch Tế không lực, nên dùng
phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau:
I- Giai Đoạn Mới Phát:
a- Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho
nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác
( NKT.Hải), mạch Sác Thực (NKT.Đô).
b- Biện Chứng:
.Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính
khí tranh nhau gây ra.
. Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất
chức năng tuyên thanh.
. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc.
. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu
vào phần lý.
c- Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương
huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.
d- Điều trị:
+ NKT.Hải: Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm. Dùng bài Ngân
Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm: Bạc hà 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo
4g, Đậu xị 8g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới huệ 6g, Liên kiều 8g, Lô căn 8g,
Ngưu bàng tử 12g, Trúc diệp 6g.
(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh,
Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp
để thanh nhiệt, sinh tân dịch).
-Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt,
làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân,
Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm
(Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh

ngày.
+ Thanh Nhiệt Tuyên Phế Thang: Ngân hoa đằng, Thạch liên (Hột
sen) đều 30g, Liên kiều 15g, Ngư tinh thảo (cho vào sau) 50g, Ma hoàng
(sống) 10g, Cát cánh 15g, Cam thảo (sống) 10g. Sắc uống (Trung Y Tạp Chí
1987: 7).
Châm Cứu: Đại chùy (Đc 14), Phế du (Bq 13), Đại trường du (Bq
25), Phong long (Vi 40), Khổng tối (P 6), Ngư tế (P 10) (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm: Phế, Chi khí quản, Tỳ, Huyết dịch, Huyết cơ điểm, Giao
cảm, Bình suyễn, Mê căn (Bị Cấp Châm Cứu).
II- Thời kỳ nung mủ
- Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực
đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu
lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và
chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở
Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao
tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do
nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ.
Điều Trị:
+ Sách ‘ NKHT.Hải’: Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết, dùng bài:
Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g, Đông qua
nhân 12g, Vĩ kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân
hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g. (Dùng Vi hành để thanh nhiệt,
tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp
chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).
-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm
đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.
+ Sách ‘NKHT.Đô’: Thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, hóa ứ, dùng bài:
Thiên Kim Vi Hành Thang Gia Vị (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g,
Đông qua nhân 12g, Vi kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g,

c- Hướng điều trị: Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
d- Điều Trị:
+ Sách ‘NKHT.Hải’ dùng bài:
- Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang: Bại tương thảo 8g,
Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim
ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý
dĩ nhân 24g. Sắc uống.
(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt,
tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý
dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để
thanh nhiệt giải độc).
+ Sách ‘NKHT. Đô’: Bài nùng, hóa ứ, thanh nhiệt, giải độc, dùng bài
Cát Cánh Thang Gia Vị (Tế Sinh Phương): Bách hợp 20g, Bối mẫu 40g,
Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đương qui 40g, Hạnh nhân 20g,
Hoàng kỳ 60g, Phòng phong 40g, Qua lâu nhân 40g, Tang bạch bì 40g, Ý dĩ
nhân 40g, Sắc uống.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘: dưỡng âm, thanh Phế, hóa ứ, bài
nùng, dùng bài Bách Hợp Bạch Cập Trư Nhục Thang: Bách hợp 120g, Bạch
cập 60g, Thịt heo (Trư nhục) 100-200g. Thuốc tán bột, mỗi lần dùng 10-12g,
trộn với thịt heo giã nhỏ, chưng cách thủy cho chín, ăn ngày một lần.
+ Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí): Huyền sâm
15g, Ngân hoa, Bồ công anh. Lô căn, Tử hoa địa đinh, Bại tương thảo, Cát
cánh, Thiên môn, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g, Đông qua nhân, Ý dĩ
nhân đều 18g. Sắc uống.
TD: Tư âm, giải độc, thanh ung, bài nùng. Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi.
Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.
Châm Cứu
Phế du (Bq 13), Thái uyên (P 9), Thái khê (Th 3), Khổng tối (P 6),
Trung đô (C 6) (Bị Cấp Châm Cứu).
Tham Khảo

2- Hoạn X, nữ 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho, ngực đau 4 ngày mà vào
viện. Xét nghiệm bạch cầu 12.000mm3, bạch cầu trung tính 83%. Chụp X
quang thấy phía trên phổi bên trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong
suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán là áp xe phổi bên trái. Sau khi nhập viện,
nhiệt độ còn liên tục cao 39-400C, ho nhiều, đàm khạc ra như mủ, ăn kém,
miệng khô, khát, táo bón, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt, bệu, mạch Hoạt Sác.
Cho uống Phức Phương Ngư Cát Thang: Ngư tinh thảo, Đông qua
nhân, Kim ngân hoa, Ý dĩ nhân đều 30g, Cát cánh 15g, Hoàng cầm, Đào
nhân, Bối mẫu đều 10g, Cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.
Uống một tuần, sốt giảm dần, sau 10 ngày, thân nhiệt xuống bình
thường, ho và đàm mủ giảm bớt. Uống thêm hai tuần nữa các triệu chứng
đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: viêm ở phía trên phổi trái, có hấp thu rõ
ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị
thêm hai tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã
hấp thu, chỉ còn hang chưa hoàn toàn khép kín. Nói chung tình hình người
bệnh tốt, cho xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không thấy hang ở phía
dưới phổi trái nữa”.
3- “Điền X, nam 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau gần nửa
năm. Lúc đầu sốt, lạnh, sườn đau nhức, ho rất đau, có lúc nôn ra đờm dính.
Bệnh kéo dài, khạc ra nhiều máu mủ, mùi rất tanh, cơ thể gầy ốm, sắc mặt
tiều tụy, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
Bảo người bệnh nhai đậu tương (nành) sống để xem bệnh, người bệnh
nhai thấy trong miệng có vị ngọt. Cho dùng Sinh Hoàng Đậu Tương: Đậu
tương vừa đủ, rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc
bỏ bã đậu thành sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng
300ml. Uống được 10 ngày thì lượng mủ giảm đi, sốt giảm, ăn được nhiều
hơn. Sau khi uống 20 ngày, bệnh nhân nhai thấy vị tanh của đậu, khó có thể
nuốt nổi, vì vậy, ngưng uống thuốc. Sau đó, các triệu chứng đều giảm nhanh,
khỏe dần. Theo dõi không thấy bệnh tái phát”.
4- Lê X, nam, 25 tuổi. Một năm trước bắt đầu ho, thở nhanh, gầy ốm.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status