Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 1 doc - Pdf 19



Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006.
Tr 5 – 13.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục

Chương 1 Những vấn đề chung về Tổ chức thực tập 2
1.1 Mục đích môn học 2
1.2 Phương pháp nghiên cứu chung 2
1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 2
1.2.2 Quan sát thực tế 3
1.2.3 Phỏng vấn chính thức 3
1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức 4
1.2.5 Phương pháp ma trận liệt kê, đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động 4
1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng hoặc biểu đồ quan hệ
(phương pháp mạng lưới)
5
1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ hướng dẫn và sinh viên trong đợt thực
tập 5
1.3.1 Giảng dạy thực địa 5
1.3.2 Nghiên cứu cá nhân 5
1.3.3 Nghiên cứu theo nhóm 6
1.3.4 Nghiên cứu theo đoàn 6
1.3.5 Viết nhật ký thực tập 7
1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin 7

1.2 Phương pháp nghiên cứu chung
Mỗi chuyên đề nghiên cứu đều có những phương pháp riêng đặc thù. Ngoài ra, thực tập
tài nguyên môi trường Đồ Sơn sử dụng một số kỹ thuật đơn giản của hệ phương pháp Đánh
giá nhanh môi trường. Đây là hệ phương pháp đánh giá trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh
giá thông tin thứ cấp, kết hợp với quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức và phân tích
bán định lượng. Một số k
ỹ thuật đơn giản của “Phương pháp Đánh giá nhanh môi trường”
được sử dụng trong thực tập Đồ Sơn là:
1.2.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm các xuất bản phẩm, các kết quả điều tra, nghiên cứu, bản đồ,
niên giám thống kê, báo cáo tổng kết… về các vấn đề có liên quan tại địa phương nghiên cứu.
Thông tin thứ cấp có vai trò to lớn trong định hướng tổ chức nghiên cứu, làm cơ sở cho việc
rút ngắn thời gian nghiên cứu, lý giải một phần những vấn đề địa phương Thông tin thứ cấp
có thể mang tính chuyên ngành sâu s
ắc, đánh giá định tính hoặc định lượng các vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường cụ thể, hoặc trên tầm vĩ mô.
Thông tin thứ cấp về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường Đồ Sơn tương đối phong
phú, được lưu trữ tại các thư viện của trường, viện nghiên cứu, trung tâm Một số bài viết
của các tác giả đã được lược trích đưa vào phụ lụ
c của giáo trình để sinh viên có thể tham
khảo ngay tại địa bàn thực tập Trong đợt thực tập tài nguyên môi trường Đồ Sơn, sinh viên
có nhiệm vụ sử dụng thông tin trong phạm vi vấn đề và lãnh thổ mình nghiên cứu. Mỗi sinh
viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi đến địa bàn thực tập, nắm vững các nội dung và yêu
cầu của đợt thực tập, địa bàn thực tập để định hướng cho mình những nhi
ệm vụ riêng cần
nghiên cứu.
3
1.2.2 Quan sát thực tế
Quan sát thực tế cung cấp các thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng
như các dấu hiệu chỉ thị môi trường. Trong quá trình quan sát thực tế, nên phỏng vấn các

cập, hoặc là những vấn đề liên quan.
Để có thể nhận được nh
ững thông tin đúng đắn và nhiều nhất, sinh viên cần biết đặt câu
hỏi: câu hỏi phải ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề; Hỏi trong phạm vi chuyên môn của
báo cáo viên, tránh hỏi những câu quá khó, hoặc thuộc về những lĩnh vực nhạy cảm, tránh
những câu hỏi về các vấn đề lý thuyết chung chung, hoặc về các chính sách tầm vĩ mô và
những câu hỏi ngoài phạm vi chuyên môn của báo cáo viên; Tránh lặp lại câu hỏi mà ngườ
i
trước đã hỏi.
Nếu câu trả lời của báo cáo viên chưa đáp ứng nhu cầu người hỏi thì cần cân nhắc trước
khi hỏi tiếp, nhất là khi câu hỏi không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của báo cáo viên. Khi sinh
viên thực sự có nhu cầu và điều kiện, có thể tiếp tục trao đổi riêng với báo cáo viên sau buổi
thuyết trình hoặc xin địa chỉ để có thể liên hệ làm việc trong tương lai.
4
1.2.4 Phỏng vấn bán chính thức và không chính thức
Các loại phỏng vấn bán chính thức và không chính thức bao gồm phỏng vấn cá nhân,
phỏng vấn người cung cấp tin chính, phỏng vấn nhóm. Đối tượng phỏng vấn là những người
tại cộng đồng có thể được chính quyền giới thiệu trước hoặc gặp ngẫu nhiên trên tuyến thực
địa. Nhìn chung họ phải là những người am hiểu vấn đề chúng ta đang quan tâm. Thời điểm
phỏng vấn nên chọ
n khi người được phỏng vấn có thời gian, thời gian phỏng vấn không quá
dài (thường dưới 1 giờ với phỏng vấn bán chính thức và dưới 15 phút với phỏng vấn không
chính thức) để tránh cho họ khỏi bị mệt mỏi, nhàm chán, dễ sinh trả lời qua quít, thiếu trách
nhiệm. Địa điểm phỏng vấn cần chọn chỗ thuận tiện, ít người để người được phỏng vấn không
ngại ng
ần. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm các chủ đề trả lời được các vấn đề chính trong
nội dung nghiên cứu, như các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, thời vụ sản xuất, tập quán,
phong tục, văn hoá, giáo dục, dịch bệnh, cơ cấu ngành nghề và các tổ chức xã hội, đoàn thể
Nội dung phỏng vấn gồm một số câu hỏi và chủ điểm định s
ẵn từ trước và các câu hỏi tự phát

triển và các tác động tới môi trường. Ma trận đánh giá có thể thiết kế đơn giản thành những
cột liệt kê hành động phát triển, cột mô tả hiện trạng và cột mô tả hệ quả tương ứng. Ở mức
cao hơn, hiện trạng tác động và hệ quả có thể được phân cấp, ví dụ 0 - Không tác độ
ng, 1 -
Tác động trung bình, 2 - Tác động mạnh Ma trận sức ép đơn giản gồm cột liệt kê hoặc mô tả
các điều kiện tự nhiên và cột liệt kê hoặc mô tả sức ép môi trường lên các hoạt động phát
triển. Mức độ tác động có thể do cá nhân tự đánh giá, hoặc dùng phiếu hỏi điều tra ý kiến cả
nhóm, sau đó thu lại và tính trung bình. Ma trận đánh giá sức ép môi trường lên hoạt động
5
phát triển được xây dựng tương tự. Ma trận đánh giá là một phương pháp mới, nên chỉ khuyến
khích dùng trong thị trường thông tin, báo cáo nhóm, với sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên
hướng dẫn. Phương pháp ma trận có ưu điểm là tập thông tin cô đọng, dễ tiếp cận, đánh giá,
nhưng có nhược điểm là không xét được đồng thời các tác động tương hỗ nhau, chưa xét đến
diễn biến theo th
ời gian của tác động, chưa phân biệt được tác động lâu dài với tác động tạm
thời.
1.2.6 Biểu đồ cơ cấu chức năng hoặc biểu đồ quan hệ (phương pháp mạng lưới)
Biểu đồ cơ cấu chức năng giúp chỉ ra mối quan hệ thứ bậc giữa các vấn đề, các cơ quan,
bộ phận. Biểu đồ quan hệ biểu thị mối tương quan nhân quả giữa các yếu tố trong một hệ
thống. Biểu đồ có thể được dùng để phân tích tác động song song và nối tiếp do các hành
động của hoạt động gây ra. Để xây dựng mạng lưới, trước hết ph
ải liệt kê toàn bộ các hành
động (vấn đề) trong hoạt động. Xác định mối quan hệ thứ bậc hoặc nhân quả giữa chúng và
dùng chúng để nối các hành động (vấn đề) lại với nhau thành một sơ đồ mạng lưới.
Trên sơ đồ mạng lưới cơ cấu chức năng hoặc quan hệ có thể phân biệt được các bậc của
tác động, tức tác động là trực tiếp hay gián tiếp. Biểu đồ cũng cho bức tranh toàn cảnh về một
vấn đề với các nhân tố và hệ quả của nó, từ đó dễ dàng đề xuất giải pháp ngay từ khâu quy
hoạch, thiết kế hoạt động phát triển, thích hợp cho phân tích các tác động sinh thái. Đây là
một cách thức hay để thiết kế “Tập thông tin” và tham gia “Thị trường thông tin”.
1.3 Các yêu cầu về chuyên môn đối với cán bộ hướng dẫn và sinh viên

những cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề không giống nhau, mặt khác, do thời gian thực địa
có hạn nên mỗi người có thể chỉ sâu sát được vấn đề trong m
ột phạm vi nhất định, vì vậy cần
thiết phải thường xuyên trao đổi để bổ sung cho nhau và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung
của đoàn khảo sát.
Nghiên cứu theo nhóm là một đặc thù trong tổ chức nghiên cứu thực địa nói chung và
nghiên cứu tài nguyên môi trường nói riêng. Thông qua nghiên cứu theo nhóm, sinh viên sẽ
phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, tiếp thu tốt hơn, đồng thời rèn luyện
những kỹ năng cần thiết như
thói quen đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận
khoa học, làm việc tập thể, chia sẻ nguồn thông tin, cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp
giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận, Đây là những kỹ năng rất quan
trọng cho công việc sau này của các cử nhân tương lai. Nghiên cứu nhóm giúp sinh viên hình
thành những kỹ năng làm việc tập thể như: tôn trọng và biết cộng tác với người khác, kh

năng thể hiện vai trò người đứng đầu hoặc người thực thi tùy tình huống cụ thể; biết tiếp thu ý
kiến tập thể và có những phản hồi cho tập thể. Hợp tác học tập và nghiên cứu theo nhóm giúp
rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý, nâng cao khả năng tiếp
thu kiến thức, nắm vững thông tin, hiểu vấn đề sâu sắ
c và chính xác hơn, tự đánh giá nhận
thức của mình đúng đắn hơn, có cơ hội điều chỉnh, bổ sung dễ dàng hơn những thiếu hụt.
Trong đợt thực tập Tài nguyên môi trường Đồ Sơn, kỹ năng làm việc theo nhóm được
thiết lập thông qua việc nghiên cứu hoàn chỉnh một chuyên đề theo nhóm. Đoàn thực tập
được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 10 - 20 sinh viên, được một chuyên gia
hướng d
ẫn thực tập chuyên sâu theo một trong những chuyên đề cụ thể trong chương 3. Khi
thời gian thực tập có hạn, mỗi nhóm sẽ chỉ nghiên cứu một chuyên đề. Nhóm có thời gian đi
thực địa riêng theo những hành trình phù hợp với chuyên đề nghiên cứu để thu thập thông tin,
sau đó tiến hành xây dựng, thuyết trình và bảo vệ các báo cáo nhóm treo và viết.
Trong nghiên cứu nhóm, mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ bàn bạc, trao đổi ý

soát kỷ luật học tập, mỗi sơ suất nhỏ trong khâu tổ chức và từ mỗi thành viên trong đoàn đều
có thể gây ảnh hưởng x
ấu cho hoạt động chung. Do vậy, tuân thủ nội quy đoàn thực tập là yêu
cầu bắt buộc đối với sinh viên. Đoàn thực tập có nội quy riêng, có chương trình và giờ giấc
làm việc định sẵn, bắt buộc mọi sinh viên phải tuân thủ, không có ngoại lệ. Đoàn tổ chức cho
sinh viên đi lại, ăn ngủ tập trung để đảm bảo an ninh và sức khoẻ cho mọi thành viên trong
đoàn, đồng thời rèn luyện cho sinh viên ý th
ức tập thể, mình vì mọi người ngay cả trong các
hoạt động cá nhân. Ban cán sự lớp, các nhóm trưởng và phòng trưởng có trách nhiệm giúp
giáo viên tổ chức các hoạt động chuyên môn đạt kết quả tốt.
1.3.5 Viết nhật ký thực tập
Người đi thực địa phải tập tính ngăn nắp, cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, thường xuyên ghi
chép thông tin vào nhật ký cá nhân. Nhật ký ghi chép rõ ràng, để lề rộng để có chỗ bổ sung
thông tin khi cần. Đối với những người làm môi trường, mọi thông tin về thời tiết, cảnh quan,
môi trường tự nhiên, xã hội đều đáng lưu tâm và phải được ghi trong nhật ký. Hàng ngày, sau
khi đi thực địa về sinh viên cần dành kho
ảng 30 phút để chỉnh sửa các lỗi có thể có trong nhật
ký. Về nguyên tắc, mọi điều ghi được trên đường thực địa đều có giá trị, không nên xoá.
Những vấn đề nào còn nghi vấn nên đánh dấu hỏi bên lề và bố trí thời gian, cơ hội để tìm
kiếm thông tin trả lời trong những dịp có thể.
1.3.6 Tổ chức thị trường thông tin
Tổ chức làm việc nhóm xây dựng tập thông tin: Toàn nhóm cùng nhau thảo luận trước
khi đi đến thống nhất quan điểm trong mọi vấn đề. Có nhiều cách khác nhau để thống nhất
quan điểm, ví dụ như biểu quyết theo đa số, thảo luận, giải thích Có nhiều cách khác nhau
để huy động tổng lực, chính kiến cá nhân, ví dụ như mỗi người trong nhóm viết câu trả lời
riêng ra giấy về những vấ
n đề cụ thể nào đó, sau đó cùng tổng hợp lại, hoặc giao việc cho
từng tiểu nhóm, buộc phải hoàn thành trong những thời hạn ngắn, sau đó cả nhóm cùng xem
xét, bổ sung, chỉnh sửa. Có thể dùng phiếu điều tra để định lượng hoá nhanh các thông tin.
Những vấn đề chưa có câu trả lời rõ ràng sẽ cử người đi điều tra bổ sung. Dựa trên sự đồng

Đoàn tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn chung theo hình thức “Thị trường thông
tin”. Trong “Thị trường thông tin”, mỗi nhóm sẽ trưng bày các “Tập thông tin” của mình,
tương tự như trình bày báo cáo treo. Để việc trưng bày được thuận lợi, cần thiết kế các tập
thông tin gọn nhẹ, chắc chắn và bền vững nhất, đồng thời chuẩn bị sẵn phương tiện hỗ trợ như
dây, cặp
Các nhóm phải c
ử người thuyết minh về các "Tập thông tin", trả lời câu hỏi do các cá
nhân hoặc nhóm khác đặt ra để bảo vệ “chân lý “ của nhóm.
Mỗi cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm những thông tin mà mình cho là bổ ích
hoặc chưa có, phát hiện những khiếm khuyết có thể trong các tập thông tin, cùng tranh luận để
tìm ra chân giá trị của các thông tin trưng bày. Thông qua “Thị trường thông tin” mỗi cá nhân
có thể thu thập được thêm nhiều thông tin bổ ích, cũng như rèn luyện cho mình bản lĩnh b
ảo
vệ chính kiến đúng của toàn nhóm. Tuy nhiên “Thị trường thông tin” chỉ thành công khi có sự
tham gia tích cực và có trách nhiệm của mọi thành viên (Hộp 1).
1.3.7
Viết báo cáo thu hoạch

Báo cáo thực tập là công trình khoa học hoàn chỉnh về một vấn đề trọn vẹn do sinh viên
tự chọn, được trình bày một cách khoa học và hợp lý trong cách lý giải sự lựa chọn và giải
quyết vấn đề, tính phù hợp giữa tên gọi và nội dung của báo cáo.
Tuỳ theo yêu cầu của mỗi đợt thực tập, sinh viên sẽ phải viết báo cáo cá nhân hoặc theo
nhóm (tối đa là 5 sinh viên/nhóm), trên cơ sở phân tích tài liệu thứ cấp, kế
t quả phỏng vấn và
quan sát thực địa. Hình thức báo cáo trình bày theo quy định viết báo cáo khoa học, không
quá 15 trang đánh máy trên giấy A4, cỡ chữ VNTime 13, đóng bìa màu và bìa mica. Báo cáo
phải có đủ mục lục và các phần đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết
luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo. Báo cáo nên có ảnh và hình vẽ, sơ đồ, mặt cắt minh họa,
trình bày đẹp, rõ ràng, khoa học và phù hợp, có tên gọi, ghi rõ địa chỉ tài liệu tham khả
o.

a, mặt khác tạo cơ hội cho mọi sinh viên hoà đồng vào nhịp sống chung
của tập thể theo khả năng, sở trường của mình. Các sinh hoạt ngoại khoá là bắt buộc đối với
sinh viên vì cũng là một nội dung thực tập. Ban chấp hành chi đoàn, hội sinh viên của lớp có
vai trò tổ chức chính, nội dung sinh hoạt ngoại khoá do đoàn thực tập tự xây dựng, chuẩn bị,
có thông qua giáo viên phụ trách (Hộp 2).
Hộp 2
MỘT SỐ LOẠI HÌNH SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ
- Giao lưu văn nghệ, khiêu vũ với đoàn thanh niên địa phương và bộ
đội dưới hình thức lửa trại ngoài trời.
- Thi sáng tác và biểu diễn thời trang môi trường
- Thi ảnh và chú giải ảnh thực tập
- Thi tìm hiểu môi trường xen kẽ với thi hát theo băng hình (Karaoke
tập thể).
- Thi đấu bóng bãi biển.
- Giao lưu nhóm nhỏ: kể chuyện, hát
1.4 Đánh giá kết quả thực tập
Bảng 1
10
Dự kiến cách đánh giá kết quả thực tập
TT Nội dung cho điểm Điểm
1 Điểm báo cáo viết 4 - 6
2 Điểm trình bày và bảo vệ cho riêng từng sinh viên nếu
các báo cáo viết theo nhóm
2
3 Điểm tham gia thị trường thông tin 2
4 Điểm nhật ký thực địa, tinh thần, thái độ thực tập cá nhân
và tham gia hoạt động ngoại khoá
2
Tổng 10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status