tam ly lua tuoi hoc sinh thpt - Pdf 19

Lời mở đầu
Báo chí nói riêng và tất cả các ngành đều có một mục đích là hướng tới
phục vụ cho lợi ích của con người. Hơn nữa khi muốn đưa ra một sản
phẩm, một thương hiệu mới thì điều đầu tiên mà các nhà sản xuất, phân
phối đều chú ý tới việc nghiên cứu đối tượng mình phục vụ, đối tượng tác
động và ảnh hưởng. Do đó việc tiếp cận ở góc độ con người luôn được
chú ý.
Nghiên cứu con người và nghiên cứu tâm lý con người là một trong
những vấn đề đã được hình thành từ rất lâu, đặc biệt đối với báo chí thì
việc nghiên cứu tâm lý để có hướng tiếp cận công chúng, độc giả là một
việc làm hết sức được quan tâm.
Bất cứ một tòa soạn nào cũng đều đặt mục đích hướng đến công chúng
của mình, vì chỉ có điều đó thì tòa soạn mới có thể tồn tại được. Các tác
phẩm báo chí được viết ra đều nhằm mục đích thông tin cho người đọc,
những tin tức nóng mang tính thời sự là điều mà độc giả mong được đón
nhận. Do đó, việc nghiên cứu tâm lý công chúng để có hướng điều chỉnh
sản phẩm báo chí của tòa soạn báo là điều cần thiết để phát triển một sản
phẩm báo chí.
1
Đề tài: Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THPT và hướng ứng
dụng trong viết báo và tổ chức của một số ấn phẩm dành cho học
sinh tại Việt Nam
Phần I: Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THPT
I. Vài nét về tâm lý học lứa tuổi
Tâm lý học lứa tuổi là một chuyên ngành của tâm lý học. Tâm lý học
lứa tuổi nghiên cứu quy luật và động lực phát triển tâm lý của con người
theo các lứa tuổi khác nhau và xem xét quá trình con người trở thành
nhân cách như thế nào. Nghiên cứu quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý,
thuộc tính tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở
mỗi cá nhân trong cùng một lứa tuổi. Nghiên cứu các dạng hoạt động (vui
chơi, học tập, lao động…) khác nhau và vai trò của chúng với sự phát

số vấn đề quan trọng trong gia đình. Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan
tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình. Đây
là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động.
+ Vị trí trong nhà trường
Ở nhà trường, học tập vẫn là chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì
cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập
hơn. Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi
không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và
nhân sinh quan cho mỗi học sinh.
+ Vị trí ngoài xã hội
3
Hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang tính chất nội bộ của nhà
trường. Đối với lứa tuổi THPT lại khác, hoạt động lúc này đã vượt ra
khỏi phạm vi của nhà trường, ảnh hưởng của xã hội tới nhóm này rất
mạnh. Ở lứa tuổi này đã có suy nghĩ về việc lựa chọn nghề và cách sống
trong tương lai. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội học sinh THPT
được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau giúp các em có cơ hội hòa
nhập vào cuộc sống đa dạng và phức tạp, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn
sống cho cuộc sống tự lập sau này.
2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
a. Đặc điểm hoạt động học tập
Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những yêu
cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội được sâu
sắc môn học phải có trình độ tư duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và
độc lập ở lứa tuổi này.
Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức về
việc học tập cho tương lai được nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh
giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tương lai của mình. Có thái độ
lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn
được cho là quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai.

của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học
sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình.
Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà
cong nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng
phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT
5
có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc
đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi
bật.
b. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì
họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế
giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường về
nhưng thói quen đạo đức, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu…dần dần ý thức
và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vì xác định theo
một hệ thống hoàn chỉnh.
Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết
xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng
ngày.
c. Xu hướng nghề nghiệp
Học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội cho bản
thân trong tương lai và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Họ đã
nhận thức được rằng cuộc sống trong tương lai phụ thuộc vào chỗ mình
có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không.
d. Hoạt động giao tiếp
+ Giao tiếp với người lớn
Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở
lứa tuổi THPT. Ở tuổi này giao tiếp với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi
chiếm vị trí nhớ. Điều này là do thanh niên khát khao có nhưng quan hệ

mới lạ. chuộng cái đẹp hình thức bên ngoài, có mới nới cũ…
+ Lứa tuổi này rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời
nhưng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status