nghiên cứu hệ thống các bài tập chuyên môn một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh - Pdf 13

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành
tích chạy 60m cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn.
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Thu Thủy
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
1/ Lý do chọn đề tài:
- Nghiên cứu hệ thống các bài tập chuyên môn một cách có hiệu quả,
phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm tâm lý, lứa
tuổi học sinh.
- Nâng cao sức khỏe cho các em học sinh, là nguồn để đào tạo những vận
động viên.
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
b/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tham khảo tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho
học sinh lớp 7 trong tiết học chạy cự li ngắn.
4/ Hiệu quả ứng dụng:
Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng một số bài tập trên kết quả được
nâng lên rõ rệt, số học sinh yếu giảm, trung bình, khá, giỏi tăng lên.
5/ Phạm vi áp dụng:
Áp dụng vào trong giảng dạy môn chạy cự li ngắn tất cả các khối lớp cấp
THCS và cho các trường THCS trong huyện, thị, tỉnh.


đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, văn bản của nhà nước, đặc
biệt quan trọng nhất là ở hội nghị trung ương IV khóa VI “Cùng với khoa học
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đó là động lực thúc đẩy và là một
điều kiện cơ bản, đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây
dựng và bảo vệ đất nước”.
Góp phần để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuẩn
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 2
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
bị hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI là vấn đề cần thiết quan
trọng không những nước ta mà còn ở các nước phát triển trên thế giới đã được
đảng và nhà nước quan tâm đó là vấn đề có tính chiến lược nhằm mục đích
phát triển con người toàn diện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của toàn
Đảng toàn dân và là điều Bác Hồ mong ước.
Cùng với sự quan tâm đó Thể dục thể thao nói chung trong đó giáo dục
thể chất nói riêng là bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục nước nhà.
Giáo dục thể chất ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo
dục ở nước ta. Mục tiêu của nền giáo dục thể chất là đào tạo con người phát
triển toàn diện. Đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, hội tụ những
phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại
hoá đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường
nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.Với yêu
cầu ngày càng cao của xã hội về thể dục thể thao đòi hỏi nhà trường phổ thông
phải nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với từng môn học mỗi môn học đều có
tính đặc thù riêng, đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định chính vì
thế môn Thể dục là môn không thể thiếu ở các trường THCS và việc phát triển
các tố chất lại càng không thể không có được.
Điền kinh có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều nội dung và được đưa

những người làm công tác giảng dạy thể dục thể thao ở cấp học trung học cơ
sở, phải tìm ra những bài tập bổ trợ hợp lý để giảng dạy. Trước hết là nâng
cao sức khỏe cho các em học sinh và sau đó là nguồn để đào tạo những vận
động viên có đẳng cấp cho đất nước.
Để việc vận dụng hệ thống các bài tập chuyên môn cho học sinh một
cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc
điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT
SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 60M CHO HỌC SINH LỚP 7
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7A1 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 4
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Chạy cự ly ngắn, chương trình thể dục lớp 7.
3.2. Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011
TT Nội dung công việc
Thời gian
Bắt đầu Kết thúc
01 Chọn vấn đề, xác định vấn đề nghiên
cứu.
09/2010 09/2010
02 Nghiên cứu tài liệu 09/2010 02/2011
03 Xây dựng đề cương. 09/2010 09/2010
04 Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 1 09/2010 09/2010
05 Tổ chức thực nghiệm 09/2010 11/2010
06 Tiến hành kiểm tra lấy số liệu lần 2 11/2010 11/2010

thêm các bài tập bổ trợ.
- Học sinh lớp 7A
2
trường THCS Thị Trấn để đối chứng được học theo
chương trình chính khóa tại trường.
PHẦN B. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 6
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
1.1.Cơ sở lí luận về bài tập thể lực chuyên môn trong chạy cự ly
ngắn:
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt
thể chất con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo
vận động cơ bản trong đời sống con người, cùng những hiểu biết có liên
quan đến những kỹ năng, kỹ xảo đó.
Trong thể dục thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, các bài tập
thể dục thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt, tác động
đến đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích giáo dục thể chất.
Dựa theo các quan điểm khác nhau, các bài tập thể dục thể thao dùng
trong giảng dạy, huấn luyện được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Một trong những cách phân loại phổ biến là phân thành các bài tập nhằm
tạo điều kiện cho việc nắm vững kỹ thuật động tác (bài tập bổ trợ) và các
bài tập thể lực chuyên môn nhằm phát triển các tố chất thể lực: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền,…Trên thực tế các tố chất này thể hiện dưới dạng tổng
hợp gắn liền với nhau. Tuy nhiên, trong cự ly ngắn thì sức mạnh tốc độ và
sức nhanh thể hiện rõ ràng hơn. Để đạt được thành tích cao trong chạy cự
ly ngắn thì cần phối hợp có hiệu quả và sử dụng các bài tập huấn luyện về
sức mạnh tốc độ, sức nhanh…Phải được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi,
giới tính và điều kiện cơ sở vật chất ở từng địa phương.

đoạn chống sau có liên quan mật thiết hữu cơ với giai đoạn chống trước,
giai đoạn chống trước lại có quan hệ mật thiết với thời kỳ bay.
Trong khi chạy xuất phát thấp, thân người ngã nhiều về phía trước. Ở
các bước đầu, chân chống tựa đặt phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể,
ít bị tác động bất lợi của phản lực chống tựa. Trọng tâm cơ thể cao nhất ở
thời kỳ bay và thấp nhất ở thời kỳ chống tựa. Trọng tâm cơ thể càng ít di
động thì tốc độ càng cao.
Trong quá trình chạy, tốc độ bước chạy phụ thuộc vào tần số bước và
độ dài bước. Những công trình nghiên cứu chưa nhất trí khẳng định: Tốc
độ trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tần số bước chạy hay độ dài bước.
Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu gần đây khẳng định tốc độ bước
chạy phụ thuộc vào tần số bước chạy với độ dài bước thích hợp. Động tác
chạy phải hết sức thoải mái, không bị căng thẳng, kết hợp tốt việc phối
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 8
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
hợp bước chạy với hô hấp.
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý và phát triển thể chất của học sinh
THCS lứa tuổi 12 – 13:
1.3.1. Đặc điểm tâm lý:
Các em có những bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần.
Các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để chuyển sang giai đoạn
trưởng thành. Các em không còn là trẻ em nữa, nhưng cũng chưa phải là
người lớn. Do đó các nhà tâm lý học thường gọi giai đoạn này là thời kỳ
quá độ chuyển từ trẻ con sang người lớn. Trong giai đoạn này trẻ em được
hình thành những phẩm chất về trí tuệ, tình cảm, ý chí. Đặc trưng của giai
đoạn này là sự phát dục còn gọi là tuổi dậy thì, nó ảnh hưởng không nhỏ
đến cá tính các em. Tuổi dậy thì đã đem lại cho các em nhiều cảm xúc, ý
nghĩ, hứng thú, tính cách…mới mẻ mà trước đây các em chưa ý thức
được.

trình ức chế. Sự phối hợp động tác ở lứa tuổi này vẫn còn kém, động tác
cứng, vụn về. Mặc dù các biểu hiện trên chỉ mang tính tạm thời, song vẫn
cần được chú ý trong tập luyện thể dục thể thao. Khả năng phân tích tổng
hợp của các em còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng, dễ thành lập
phản xạ. Xong cũng dễ bị phai mờ, vì thế các em dễ tiếp thu nhưng chóng
quên. Hệ thần kinh thực vật của các em còn yếu, các dấu hiệu về kích
thích cảm giác tăng lên, các biểu hiện chủ quan, lo lắng rất hay gặp. Một
số em hay xuất hiện đau đầu một cách vô cớ, chóng mệt mỏi, dễ bị chấn
thương tinh thần khi bị rối loạn giấc ngủ, do làm việc nặng nhọc, hay học
tập quá sức.
* Trao đổi chất và năng lượng:
Đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế
so với quá trình dị hóa, do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể. Cơ thể
các em đang phát triển cần nhiều đạm, nhu cầu đạm cao cả về số lượng
và chất lượng. Ngược lại nhu cầu về đường và mỡ giảm dần theo lứa
tuổi. Sự điều hòa trao đổi đường ở cơ thể các em kém hoàn thiện hơn so
với người lớn.
Nước và chất khoáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể các em.
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 10
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
Trẻ càng phát triển nhanh thì nhu cầu nước càng lớn. Các chất khoáng,
đặc biệt là Canxi rất cần thiết cho việc tạo xương. Nhu cầu về chất khoáng
tăng cao trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của cơ thể và trong tuổi dậy thì.
Sự tiêu hao năng lượng trong hoạt động thể lực cũng phụ thuộc vào
lứa tuổi. Trong cùng một hoạt động các em bao giờ cũng tiêu hao nhiều
năng lượng so với người lớn.
* Hệ vận động:
Đặc điểm chung là hệ vận động phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng. Xương đang cốt hóa mạnh mẽ, dài ra rất nhanh nên chịu

tăng các tố chất thể lực nhưng thời gian tập luyện không nên quá dài vì dự
trữ Glycogen còn kém.
1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 12 – 13:
Tố chất thể lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con
người. Tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự
tăng trưởng này còn gọi là sự tăng trưởng tự nhiên. Khuynh hướng của sự
tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kỳ dậy thì. Nam
khoảng 15 tuổi, nữ khoảng 12 tuổi. Giai đọan lứa tuổi khác nhau tốc độ
phát triển tố chất thể lực khác nhau. Sự phát triển tố chất thể lực gồm hai
giai đọan:
- Giai đọan tăng trưởng: là giai đọan tố chất thể lực tăng liên tục, trong đó
có giai đọan tăng nhanh và tăng chậm. Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh
các tố chất vận động được gọi là thời kỳ mẫn cảm của sự phát triển tố chất
thể lực.
- Giai đọan ổn định: là giai đọan tố chất thể lực có tốc độ tăng chậm rõ
ràng, hoặc dừng lại, hoặc có thể giảm xuống.
Tố chất thể lực là cơ sở tiếp thu và thực hiện kỹ thuật, chiến thuật. Tố
chất thể lực càng tốt thì càng dễ tiếp thu và vận dụng nhanh kỹ thuật,
ngược lại kỹ thuật càng tốt thì càng thể hiện trình độ thể lực cao. Tố chất
thể lực gồm có: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Việc
phát triển các tố chất thể lực ở lứa tuổi này tương đối thuận lợi, vì cơ thể
các em đang độ tuổi phát triển cao.
*Tố chất mạnh:
Sự phát triển tố chất mạnh có liên quan đến sự phát dục của hệ thần
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 12
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
kinh và cơ bắp. Nhưng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, sự phát triển
tố chất mạnh không giống nhau. Sức mạnh lưng, bụng phát triển sớm (ở
giai đoạn tiểu học bắt đầu phát triển nhanh), sức mạnh tĩnh lực phát triển

tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thành tích thể thao của các
em sau này. Có thể tập luyện và phát triển tốt các môn như thể dục nhịp
điệu, nhào lộn…
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế giáo dục hiện nay với yêu cầu ngày càng cao của công tác
giáo dục tích cực đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển giáo dục
toàn diện thì bên cạnh đó TDTT nói chung bộ môn thể dục nói riêng cũng
phải được nâng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và mục tiêu
giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng bài
tập bổ trợ nâng cao thành tích cho học sinh phù hợp với mục tiêu yêu cầu
trên là vấn đề cần thiết .
Nhằm tìm hiểu hiệu quả việc sử dụng các bài tập thể lực chuyên môn
để nâng cao thành tích chạy cự li ngắn cho học sinh. Kết quả nghiên cứu
có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy cự li ngắn cho
học sinh cấp học trung học cơ sở tạo một nền tảng vững chắc cho các em
bước qua cấp trung học phổ thông.
3.Nội dung vấn đề:
Điền kinh là một môn học trọng điểm của chương trình, thông qua tập
luyện và tập luyện môn điền kinh sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể,
cải thiện và nâng cao chức năng các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố
chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe nói
chung.
Chạy là môn thể thao có tính chu kì, là năng lực hoạt động cơ bản nhất của
con người nó là nền tảng của các môn thể thao khác. Nhiệm vụ của giảng dạy
môn chạy là phát triển các tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh bền mềm dẻo,
khéo léo, linh họat và nhịp điệu, thúc đẩy cơ thể, các cơ quan vận động, thúc đẩy
phát triển các công năng của cơ quan nội tạng, làm cho học sinh nắm vững các
kiến thức cơ bản kĩ năng và kĩ thuật cơ bản của môn chạy, nắm được tư thế chạy
đúng, nâng cao năng lực chạy.
Bài tập bổ trợ là các bài tập sử dụng để nâng cao tố chất thể lực có liên

Các bài tập được chọn: - Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau.
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 15
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
- Chạy lặp lại tốc độ cao.
- Chạy biến tốc 30m x 3 lần.
- Nhảy lò cò đổi chân.
- Nhảy dây tùy sức.
- Chạy 60m tốc độ cao.
Và các bài tập khác.
3.1.2. Ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m:
Sau khi nghiên cứu thực trạng, chọn lựa bài tập, tôi tiến hành soạn thảo
chương trình ứng dụng cụ thể như sau:
Bước 1: Lập tiến trình biểu theo phân phối chương trình của Bộ giáo
dục và đào tạo năm học 2010 – 2011
Bước 2: Soạn giáo án cho nhóm thực nghiệm theo chương trình của tiến
trình biểu.
Bước 3: Ứng dụng vào chương trình giảng dạy. Tiến hành giảng dạy
dựa theo tiến trình biểu, giáo án đã soạn và các bài tập đã được lựa chọn trên
nhóm thực nghiệm (mỗi tuần 2 tiết).
3.1.3. Đánh giá kết quả thành tích chạy 60m.
Qua thời gian ứng dụng, tôi thu được kết quả như sau:
Điểm
Thành tích
Nam Nữ
9 – 10 ≤ 9”50 ≤ 10”40
7 – 8 9” 51 – 10”20 10”41 - 11”20
5 – 6 10”21 – 11”00 11”21 - 11”90

* Nhóm thực nghiệm: Điểm 9 -10 tăng 16.6%, điểm 7 - 8 tăng 11.1%,
điểm 5 - 6 giảm còn 27.7%.
BIỂU ĐỒ 2: THÀNH TÍCH CHẠY 60M NHÓM ĐỐI CHỨNG
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 17
Ñieåm 9-10 Ñieåm 7-8 Ñieåm 5-6
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
* Nhóm đối chứng: Điểm 9 – 10 tăng 7,6%, điểm 7 – 8 tăng 10,3%, điểm 5 - 6
giảm còn 17,9%).
Vậy sau thời gian học nội dung chạy ngắn, thành tích cả hai nhóm đều
tăng nhưng nhóm thực nghiệm tăng hơn nhóm đối chứng, cụ thể: điểm 9 - 10
tăng hơn 9 %, điểm 7 - 8 tăng 0.8%, điểm 5 – 6 giảm hơn 9.8%.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
* Kết luận:
1.Bài học kinh nghiệm:
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu nêu trên, tôi rút ra một số kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được bài tập bổ trợ trong việc nâng cao
thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 7A1 Trường THCS Thị Trấn. Các
bài tập có hiệu quả cao là:
- Chạy bước nhỏ.
- Chạy nâng cao đùi.
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 18
Kieåm tra laàn 1 Kieåm tra laàn 2
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
- Chạy đạp sau.
- Chạy lặp lại tốc độ cao.
- Chạy biến tốc 30m x 3 lần.
- Nhảy lò cò đổi chân.
- Nhảy dây tùy sức.

Bùi Thị Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thể dục trường trung học cơ sở (Nhà
xuất bản giáo dục năm 1997)
2.Điền kinh và Thể dục (Nhà xuất bản Thể dục thể thao năm 1998 vụ
giáo dục thể chất)
3.Điền kinh trong trường phổ thông (Nhà xuất bản Thể dục thể thao –Hà
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 20
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
Nội 2000)
4.Một số vấn để đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
môn Thể dục (Bộ giáo dục và đào tạo năm 2004)
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm (2004-2007)
6.Sách giáo viên môn thể dục 7 (Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và
đào tạo năm 2005)
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 21
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
MỤC LỤC
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI ………………………………… Trang 1
PHẦN A: MỞ ĐẦU ……………………………………… Trang 2
1.Lí do chọn đề tài………………………………………… Trang 2
2.Đối tượng nghiên cứu…………………………………… Trang 4
3.Phạm vi và kế họach nghiên cứu………………………….Trang 5
4.Phương pháp nghiên cứu………………………………….Trang 6
PHẦN B: NỘI DUNG………………………………………Trang 7
1.Cơ sở lý luận…………………………………………… Trang 7
2.Cơ sở thực tiễn…………………………………………… Trang 14
3.Nội dung vấn dề………………………………………… Trang 14

I/ Cấp Đơn vị (Trường)
-Nhận xét -Xếp loại Chủ tịch hội đồng khoa học
II/ Cấp Cơ Sở (Phòng Giáo Dục)
-Nhận xét -Xếp loại Chủ tịch hội đồng khoa học
III/ Cấp Ngành (Sở Giáo Dục- Đào Tạo)
-Nhận xét -Xếp loại Chủ tịch hội đồng khoa học
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 24
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lớp 7
trường THCS Thị Trấn.
Người thực hiện: Bùi Thị Thu Thuỷ Trang 25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status