Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng LUẬT CẠNH TRANH" - Pdf 20

Về đề tài nghiên cứu khoa học:
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng
LUẬT CẠNH TRANH
ĐINH THỊ CHIẾN
Tổng thuật của Phóng viên Tạp chí Khoa học pháp lý

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B98 – 26 –
05 (do Thạc sĩ Lê Thị Bích Thọ, Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Luật TP.HCM làm chủ nhiệm, được
thực hiện bởi tập thể các giảng viên và Tiến sĩ Trần
Hồi Sinh, Chủ tịch Hiệp hội công thương TP.HCM)
vừa được nghiệm thu với kết quả tốt và có tính thiết
thực.
Nội dung đề tài gồm bốn phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận xây dựng luật cạnh tranh và
kiểm soát độc quyền
Để làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh, các tác
giả đã phân tích các quan điểm, các quy định của
pháp luật một số nước khác nhau để đưa ra các tiêu
chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trên cơ sở các tiêu chí đó, các tác giả đã chỉ ra được
các hành vi cụ thể được coi là cạnh tranh không lành
mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường và độc quyền. Đây là những hành vi quan
trọng cần phải xác định khi nghiên cứu xây dựng
pháp luật về cạnh tranh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu không có sự
điều chỉnh của pháp luật mà chỉ dựa vào sự phát triển
tự nhiên của các quy luật vốn có của nó theo kiểu
điều tiết của “bàn tay vô hình” thì cạnh tranh tự do sẽ
tất yếu dẫn đến độc quyền, gây ra những hậu quả xấu

luật khác nhau như Bộ luật dân sự 1995, Luật thương
mại 1998 và một số văn bản dưới luật. Ngoài các quy
định mang tính nguyên tắc và định hướng, đề tài đã
thống kê được nhóm những quy phạm pháp luật điều
chỉnh các vấn đề cụ thể về cạnh tranh, đó là: pháp
luật về kiểm soát giá cả, lĩnh vực pháp luật về sở hữu
công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật về
quảng cáo thương mại, pháp luật về khuyến mại,
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp
luật về đo lường và chất lượng hàng hóa. Bên cạnh
đó còn có các quy định pháp luật về dân sự, hành
chính, hình sự điều chỉnh vấn đề này, đó là các biện
pháp chế tài áp dụng đối với những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, bất hợp pháp ở những mức
độ khác nhau.
Nhìn chung lĩnh vực pháp luật về cạnh tranh và
chống độc quyền ở Việt Nam hiện nay còn quá đơn
giản và thiếu các quy phạm cần thiết cho việc vận
hành nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường và
bảo đảm tự do cạnh tranh. Pháp luật điều chỉnh vấn
đề cạnh tranh còn rất đơn giản và nằm rải rác ở rất
nhiều văn bản pháp luật khác nhau, pháp luật điều
chỉnh về độc quyền thì hầu như không có, các quy
định về xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cũng còn đơn giản, còn thiếu và hiệu quả điều
chỉnh thấp.
Thứ hai, về thực trạng cạnh tranh và độc quyền trong
nền kinh tế nước ta hiện nay thường diễn ra sự cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường,
giữa hàng nội và hàng ngoại, giữa doanh nghiệp

Về thực trạng tình hình độc quyền ở nước ta: Do đặc
thù của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (có sự
quản lý của nhà nước) nên tình trạng độc quyền trong
kinh doanh ở Việt Nam hầu hết được hình thành từ
các biện pháp hành chính nhà nước. Chính phủ trao
cho các tổng công ty nhà nước quyền kinh doanh một
số lĩnh vực mà nhà nước thấy cần thiết. Hiện nay các
doanh nghiệp Nhà nước đang giữ độc quyền tuyệt đối
đối với một số lĩnh vực như: hàng không, dịch vụ bưu
chính viễn thông, kinh doanh đường trục internet ,
và giữ độc quyền nhóm đối với một số lĩnh vực: xăng
dầu, xi măng, bảo hiểm, xuất khẩu gạo, dịch vụ ngân
hàng của ngân hàng thương mại …. Thực trạng độc
quyền này dẫn đến sự hạn chế tự do kinh doanh, hạn
chế cạnh tranh, không còn phù hợp với cơ chế thị
trường ở nước ta hiện nay.
Đề tài cũng đã phân tích một cách sống động tình
hình cạnh tranh độc quyền trong một một số lĩnh vực
của nền kinh tế như lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bưu
chính viễn thông, dược phẩm, xi măng, ngân hàng,
bảo hiểm.
Phần 4: Định hướng xây dựng pháp luật về cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền ở Việt Nam
Các tác giả đã đưa ra yêu cầu và nguyên tắc của việc
xây dựng luật cạnh tranh là: phải dựa trên đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và
phát triển nền kinh tế, phù hợp với chính sách ngoại
giao và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới; phải
đồng bộ và phù hợp với các nguyên tắc chung của hệ
thống pháp luật Việt Nam và phải đảm bảo tạo ra

Theo các tác giả, các hành vi sau đây được coi là các
hành vi hạn chế cạnh tranh:
+ Các thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh để hạn
chế cạnh tranh như các thỏa thuận về: giá bán sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ; về kiểm soát hay hạn chế số
lượng, khối lượng, tổng giá trị mua bán hàng hóa
dịch vụ; về hạn chế, cản trở những nhà kinh doanh
khác tham gia thị trường, về phân biệt đối xử đối với
một hoặc một số khách hàng bao gồm cả thương
nhân khác; về các điều kiện mua, bán hàng hóa dịch
vụ của các nhà kinh doanh khác mà không liên quan
đến đối tượng của hợp đồng; về phân chia thị trường
theo khu vực hay số lượng mua – bán hay theo khách
hàng; thông đồng về giá cả để bỏ thầu; thông đồng để
từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
+ Những hành vi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp:
những hành vi này chỉ bị cấm khi nó nhằm hạn chế
cạnh tranh, gây trở ngại cho tự do cạnh tranh và dẫn
đến độc quyền hay vị trí thống lĩnh thị trường.
Chương 4. Lạm dụng độc quyền hay vị trí thống lĩnh:
Trong chương này, luật phải xác định được doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp như thế nào thì
bị coi là có vị trí độc quyền. Theo các tác giả, có thể
xác định vấn đề này thông qua thị phần mà nó nắm
giữ và sức mạnh tài chính, có thể coi các hành vi sau
đây là lạm dụng vị thế độc quyền cần phải cấm: ngăn
cản các nhà kinh doanh khác tham gia thị trường; áp
đặt giá bán cao hay giá mua thấp; duy trì giá cao hay
nâng giá nhằm thu lợi nhuận từ sự độc quyền; phân
biệt đối xử giá mua bán, hay điều kiện thương mại

luật khác như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính,
Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự thì không cần thiết
phải quy định trong Luật này. Các chế tài có thể áp
dụng đối với các hành vi vi phạm là: hủy bỏ các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh; hủy bỏ các hành vi sáp
nhập, hợp nhất vi phạm và tái cơ cấu lại doanh
nghiệp; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; xử phạt vi
phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép,
buộc chấm dứt hoạt động; buộc bồi thường thiệt hại,
công bố cải chính xin lỗi công khai theo như Bộ luật
dân sự; truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
hình sự.
Chương 7. Điều khoản thi hành. Chương này quy
định về nghĩa vụ ban hành hướng dẫn của Chính phủ
và hiệu lực thi hành của Luật.
Kết luận: Trong khi thực tiễn các biện pháp cạnh
tranh ở nước ta hiện nay đã ở mức độ khá gay gắt, đa
dạng và mang nhiều yếu tố tiêu cực thì những quy
định của pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này
còn quá chung chung, đơn giản, chưa theo kịp thực
tiễn để điều chỉnh một cách có hiệu quả. Mặt khác,
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt
Nam lại vừa thông qua Hiệp định thương mại với
Hoa Kỳ và sẽ gia nhập WTO hay AFTA thì các
doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi việc sẽ
phải đương đầu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài trong cuộc
cạnh tranh rất gay go và phức tạp. Do vậy, việc ban
hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền là một
vấn đề cấp bách đối với nhà nước ta. Hiện nay Bộ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status