Lộ trình Việt Namm cam kết khi gia nhập các tổ chức của thế giới và chính sách triển khai - Pdf 20

Lời nói đầu
AFTA dù ít, nhiều mang ý nghĩa quan trọng đối với tương lai kinh tế Việt Nam.
Thách thức của AFTA yêu cầu phải nâng cao tính năng động và hiệu quả của cả nền
kinh tế, con đường tham gia AFTA đòi hỏi tiêu chuẩn hiệu quả phải đưa lên hàng đầu
trong các lĩnh vực quản lý, hoạch định chính sách của Nhà nuớc, trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp, buộc Việt Nam phải có nỗ lực lớn về cải
cách kinh tế và hành chính, cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hiệu suất
hoá.
Cho dù còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được làm sáng tỏ, AFTA đã thể hiện một
bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế ASEAN. AFTA là cơ sở
để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng vào tiến trình tự do hoá
thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để đưa Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam á đi từ liên minh thương mại đến các liên minh về thuế quan, liên minh
tiền tệ, liên minh kinh tế.
Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, các doanh nghiệp trong nước cần căn cứ
theo hướng phát triển trong tình hình mới để có những quyết định kịp thời và phù hợp.
Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến sản xuất, tiêu thụ
của từng mặt hàng trong tương quan các mặt hàng cùng loại từ ASEAN. Qua đó,
doanh nghiệp có thể tìm ra các sản phẩm mới, hay phát triển các sản phẩm có tiềm
năng xuất khẩu, tìm ra thị trường mới cho sản phẩm của mình, các giải pháp để có thể
làm chủ được thị trường nội địa và sau đó phải tìm kiếm khả năng xuất khẩu, định
hướng về các sản phẩm chủ lực, thị trường trọng điểm để có phương án sản xuất-kinh
doanh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sang ASEAN hoặc ngoài ASEAN. Hơn nữa,
các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần đánh giá các chọn lựa và đưa ra các giải
pháp cụ thể trước mắt và giải pháp lâu dài. Xuất phát từ những quan điểm trên, em đã
chọn nội dung của khoá luận tốt nghiệp và đề cập những giải pháp nhằm đẩy nhanh
việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
Chương I : Tổng quan về khu vực mậu dịch tự do asean (AFTA)
I. MộT Số VấN Đề CHUNG Về LIÊN KếT KINH Tế KHU VựC
1.Khái niệm:
Khu vực mậu dịch tự do là một liên minh quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm

quốc dân, đặc biệt Singapore là 139% (* số liệu 1994).
AFTA ra đời là phù hợp với quy luật vận động nội tại của các nền kinh tế ASEAN
trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá. Song với tư cách là một tổ chức hợp tác
kinh tế có thể chế, AFTA dường như là một dạng của "mô hình phát triển rút ngắn"
của kiên kết kinh tế khu vực và trên thực tế, nó không có được những điều kiện chuẩn
bị chín muồi về các bước liên kết khu vực giống như EU, NAFTA. Do đó, AFTA hình
thành trước tiên chỉ như là một hiệp định khung, có phần hơi đơn giản; còn các nội
dung và lịch trình của hiệp định lại chỉ được soạn thảo, sửa đổi và bổ sung đồng thời
với tiến trình tổ chức và thực hiện chúng.
Nền kinh tế của các nước Đông Nam á đang chuyển động theo những thay đổi lớn
trên thị trường tài chính và hàng hoá thế giới, trên khung cảnh hợp tác khu vực, trước
hết là khu vực Châu á - Thái Bình Dương, với sự hoạt động hết sức sôi động của các
công ty đa quốc gia. Sự di chuyển ồ ạt các dòng vốn đầu tư, công nghệ và tri thức
kinh doanh kéo theo sự biến động trong lợi thế so sánh của nhiều nước. Thị trường
khu vực ngày càng phát triển và thể chế hợp tác khu vực ngày càng được định hình đã
làm thay đổi nhanh chóng vị trí và chiến lược phát triển của từng nước.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế đã diễn ra trong những năm giữa thập kỷ 80, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của ASEAN từ năm 1981 đến 1994 là 5,4% (* thống kê của Ban thư ký
ASEAN) gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới. Với tốc độ phát
triển kinh tế như vậy cùng với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế -
chính trị - khoa học - xã hội ngay từ khi mới thành lập, lẽ ra hợp tác kinh tế của
ASEAN đã rất phát triển nhưng trên thực tế thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được
trong suốt 25 năm tồn tại đầu tiên là hợp tác trong lĩnh vực chính trị quốc tế và an
ninh nội bộ của các nước thành viên. Mặc dù nhấn mạnh vào hợp tác kinh tế, nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho tới năm 1992, việc hợp tác này vẫn tiến triển rất
chậm chạp.
Từ năm 1976, vấn đề hợp tác kinh tế ASEAN đã được chú trọng trở lại với Kế hoạch
Hợp tác kinh tế mà lĩnh vực đầu tiên là cung ứng và sản xuất các hàng hoá cơ bản, các
xí nghiệp công nghiệp lớn, các thoả thuận thương mại ưu đãi và các quan hệ kinh tế
đối ngoại. Tuy đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN,

triển. AFTA đã ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ những kế hoạch hợp tác kinh
tế trước AFTA. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore năm 1992 đã quyết
định thành lập một Khu mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái
lan.
AFTA thực sự là một bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN, là kết quả tất yếu của
những chuyển động về hợp tác kinh tế ASEAN được tính kể từ năm 1976 - năm tổ
chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Indonesia) và là bước đánh
dấu sự chú trọng trở lại với các kế hoạch phát triển kinh tế mà các lĩnh vực ưu tiên chủ
yếu là sản xuất và cung ứng các hàng hoá cơ bản, phát triển các xí nghiệp công nghiệp
lớn, thực hiện các thoả thuận thương mại ưu đãi và phát triển các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
Nói tóm lại, AFTA ra đời là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên
trong và bên ngoài mà ta có thể xem xét khái quát như sau:
Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng công nghiệp hoá trong 2 thập kỷ qua đã làm
tăng nhanh chóng quy mô buôn bán qua lại giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta
tính rằng vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt tới khoảng 20% (* số liệu thống kê trên
http://www.asean.com) và điều đó chứng tỏ khuynh hướng liên kết thương mại khu
vực đã ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN đã mang đặc tính hướng
ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiếm và
liên kết thị trường, trước hết là các thị trường láng giềng kề cận lại trở nên quan trọng
như vậy. Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự tác động tích cực của tăng
trưởng kinh tế khu vực đối với các chiến lược phi điều chỉnh và các biện pháp tự do
hoá thương mại và theo đó, các nước này dễ dàng đi đến những mặc nhiên thừa nhận
AFTA. Chính phủ của từng nước ASEAN cũng đã thấy rõ trở ngại của chủ nghĩa bảo
hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển, đã đi đến nhất trí cởi bỏ nó bằng việc theo
đuổi các chiến lược tự do hoá theo hướng xuất khẩu. Do đó, về thực chất, chính sự
chuyển đổi trong chiến lược phát triển và tình hình kinh tế của các nước ASEAN đã
khiến cho đề xuất về một khu vực mậu dịch tự do ASEAN mang tính khả thi.
Về các nhân tố bên ngoài, vào đầu những năm 90, môi trường chính trị, kinh tế quốc

sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện hiệu quả sản xuất cho mọi quốc gia thành viên
với chi phí ít hơn, hay nói đúng hơn, AFTA sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế này trở
thành các nền kinh tế có hiệu suất thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa điều chỉnh cơ
cấu kinh tế khu vực với cơ cấu kinh tế nội địa của từng nước. Thứ hai, tạo ra AFTA,
về thực chất, ASEAN sẽ thực hiện một cam kết chính trị đầy đủ, nghĩa là các Chính
phủ ASEAN không chỉ thể hiện những nỗ lực của mình ở trong nước mà thông qua
AFTA, họ còn muốn có sự điều hoà, giải quyết các khó khăn riêng cho từng quốc gia
thành viên. Thứ ba, các nước ASEAN đã có những bài học kinh nghiệm trong việc
thực hiện Hiệp định thương mại ưu đãi ASEAN (PTA) không mấy thành công từ cuối
những năm 70. Do vậy, có thể nói rằng AFTA là thành tựu và là nấc thang mới trong
chiến lược hợp tác kinh tế ASEAN hiện nay. AFTA giúp các nhà sản xuất giảm chi
phí đầu vào khi các thị trường ASEAN mở cửa. Mặt khác, các nhà sản xuất hàng hoá
sẽ được kích thích bởi tiến trình tự do hoá nhập khẩu nhờ AFTA và đồng thời nhờ đó
có thể được lợi do nhận được chi phí về các sản phẩm trung gian cấu thành đầu vào
giảm. Cũng tương tự như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng lên do chỗ các nhà
đầu tư nước ngoài muốn được hưởng các ưu đãi đặc biệt của AFTA.
2. Những mục tiêu cơ bản của AFTA:
2.1. Tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng việc loại bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan giữa các nước ASEAN
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của AFTA. Bởi lẽ các nước thành viên ASEAN đều
có nền kinh tế hướng ngoại dựa vào xuất khẩu với tỉ trọng mậu dịch với các nước
ngoài khối khoảng 77% trong đó Mỹ chiếm khoảng 20%, Nhật 14% và EU 15% trong
khi đó tỉ trọng mậu dịch nội bộ khối chỉ chiếm khoảng 23% theo số liệu thống kê
trung bình từ năm 1993 là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định CEPT đến năm 1998.
Thêm vào đó cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước ASEAN tương đối giống
nhau vì các nền kinh tế ASEAN chủ yếu đều là các nền kinh tế đang phát triển có các
điều kiện và nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối giống nhau. Vì vậy kim ngạch thương
mại chịu ảnh hưởng trực tiếp của AFTA sẽ không lớn. Về mặt này, AFTA sẽ không
thể so được với các thoả thuận thương mại khu vực khác như EU hay NAFTA trong
đó có sự liên kết giữa các nền kinh tế rất phát triển với những nền kinh tế kém phát

Mục tiêu của AIA là xây dựng một khu vực đầu tư ASEAN thông thoáng, rõ ràng và
hấp dẫn nhất nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ cả các nguồn trong và ngoài Hiệp
hội. Tinh thần của AIA là muốn các nước thành viên "mở cửa ngay lập tức" các ngành
nghề và "dành ngay lập tức" chế độ đối xử quốc gia.
Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng vì kết quả trao đổi mậu dịch giữa các
quốc gia này sẽ tăng theo AFTA và do đó, sẽ kích thích các công ty Nhật, Mỹ, EU và
NIEs đầu tư nhiều hơn để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ
các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN sẽ
tăng nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường khu vực ASEAN và theo đó, sẽ ngày càng
có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm cho các thị trường này. Tuy
nhiên, để đạt được mục tiêu này, các thành viên ASEAN còn phải nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư và thông qua AFTA làm cho các môi trường đầu tư của ASEAN trở nên
hấp dẫn hơn so với các khu vực khác. Vấn đề đáng lưu ý là ASEAN cần phải đón bắt
được các dòng đầu tư quốc tế đang trong xu hướng chuyển mạnh từ các khu vực Âu,
Mỹ trở lại châu á. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN không phải là
một hiện tượng mới, song những tác động của tiến trình AFTA sẽ nâng cao và thúc
đẩy chúng khởi sắc. Với định hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị
trường bên trong AFTA, ASEAN hoàn toàn có thể hy vọng tới khả năng đẩy mạnh thế
thương lượng cạnh tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3. Hướng ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đặc biệt là xu thế
tự do hoá thương mại thế giới
Chương trình CEPT là sẽ đưa ASEAN AFTA trở thành một khu vực mở và là sự phản
ứng đáp lại với các mô hình bảo hộ mậu dịch ở cả trong và ngoài khu vực. Hay nói
cách khác mục tiêu này liên quan đến sự đáp ứng của ASEAN đối với xu hướng đang
gia tăng của chủ nghĩa khu vực trên thế giới. Trước những biến động của bối cảnh
quốc tế, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tương lai có thể không chỉ
dừng lại ở một khu vực mậu dịch hay liên minh quan thuế mà sẽ tiếp tục được phát
triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế. Nhờ tăng buôn bán trong và
ngoài khu vực, AFTA sẽ trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thích ứng được
với chế độ thương mại đa biên đang tăng lên ngày càng nhanh chóng, hoà nhập với xu

Hơn nữa, chương trình CEPT còn cho phép các nước thành viên đưa ra một danh mục
tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT để các nước có thời
gian chuẩn bị, nâng cao hơn khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước mình.
Danh mục các mặt hàng thuộc CEPT của Việt Nam năm 1998:
- Danh mục giảm thuế: 1.661 dòng thuế
- Danh mục loại trừ tạm thời: 1.317 dòng thuế
- Danh mục nhạy cảm: 26 dòng thuế
- Danh mục loại trừ hoàn toàn: 213 dòng thuế
Tổng cộng là 3.217 dòng thuế (* nguồn Bộ Tài chính và Ban thư ký ASEAN)
Như vậy, cốt lõi của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do là thực hiện chương trình
CEPT, nhằm giảm dần thuế nhập khẩu hàng hoá giữa các nước ASEAN với nhau tới
mức 0 - 5%, nhằm mục đích khuyến khích thương mại giữa các nước thành viên.
Theo chương trình này, các nước thành viên đưa ra danh mục những mặt hàng sẽ
tham gia vào CEPT, cắt giảm những biện pháp hạn chế phi thuế quan khác, và đưa ra
lịch trình triển khai. Chương trình này bắt đầu vào năm 1993, dự kiến kéo dài 15 năm,
nhưng mới đây được rút bớt 5 năm, tức là kết thúc vào năm 2003. Theo quy ước của
AFTA, ngoài các loại nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế là những mặt hàng không
nằm trong CEPT, mỗi nước xác định và đăng ký 3 loại mặt hàng tuỳ theo mức độ
tham gia CEPT; không tham gia hoàn toàn, tạm thời chưa tham gia và tham gia.
Các mục tiêu của AFTA sẽ được thực hiện thông qua một loạt các thoả thuận trong
hiệp định AFTA như là: sự thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hoá hàng hoá giữa các
nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá của nhau, xoá bỏ
những quy định hạn chế đối với ngoại thương, hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô trong
đó CEPT là cơ chế thực hiện chủ yếu.
CEPT, về thực chất, đó là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN về việc giảm
thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn 0-5% thông qua "cơ cấu thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung" đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào
phi quan thuế trong vòng 10 năm, được bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào
1/1/2003. Hiệp định này sẽ được áp dụng đối với mọi loại sản phẩm công nghiệp chế
biến, bao gồm cả các hàng hoá tư bản và các sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến.

phương, đã khẳng định một lần nữa việc đẩy nhanh tiến trình AFTA. ít ra là phải hoàn
thành AFTA vào năm 2000 đối với 6 nước thành viên ASEAN đã kết nạp trước năm
1995.
Cũng xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia thành viên mà CEPT còn quy
định danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảm thuế (còn gọi là danh mục
loại trừ tạm thời) để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này Các sản phẩm trong
danh mục này sẽ không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên và chỉ tồn tại
mang tính chất tạm thời, nghĩa là sau 5 năm, chúng sẽ buộc phải chuyển sang danh
mục giảm thuế theo hai kênh đồng tuyến đã định. Do đó, kể từ 1/1/1996 đến 1/1/2000,
danh mục loại trừ tạm thời sẽ phải chuyển sang danh mục giảm thuế theo CEPT bình
quân 20% mỗi năm. Dĩ nhiên, loại danh mục này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 8%
tổng số các danh mục tham gia giảm thuế.
Một vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong việc xây dựng chương trình CEPT là vấn
đề đưa hay không đưa các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến vào danh mục
giảm thuế. Theo Hiệp định CEPT năm 1992, các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế
biến không được đưa vào danh mục giảm thuế theo CEPT. Nhưng đến tháng 9/1994,
các thành viên ASEAN đã đồng ý đưa chúng vào danh mục này. Do đó, cùng với các
danh mục giảm thuế là loại trừ thuế tạm thời, phạm vi sản phẩm tham gia tiến trình tự
do hoá thương mại theo CEPT đã được mở rộng tới 98% tổng số dòng thuế của toàn
khối ASEAN. Các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến cũng sẽ được phân định
thành ba danh mục: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ hoàn toàn và một danh
mục đặc biệt khác là danh mục các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm. Trừ một số nhỏ
hàng nông nghiệp chưa qua chế biến được đưa vào danh mục loại trừ hoàn toàn, hiện
hành nông nghiệp chưa qua chế biến của toàn bộ ASEAN bao gồm 1823 dòng thuế,
chiếm 4% tổng số dòng thuế sẽ giảm theo CEPT của các quốc gia này. Các sản phẩm
thuộc danh mục nhạy cảm là đối tượng cần có cơ chế tự do hoá riêng phù hợp với các
quy định của Hiệp định về nông sản của WTO. Tuy nhiên, mức cam kết giảm thuế của
các sản phẩm thuộc danh mục này ở ASEAN sẽ cao hơn mức mà các nước thành viên
đã cam kết tại vòng đàm phán Urugoay. Đến nay, theo đề xuất của các quốc gia thành
viên, những mặt hàng này đã được phép kết thúc lịch trình giảm thuế đến 0-5% vào

3.2. Huỷ bỏ hạn chế về định lượng hàng rào phi quan thuế
Đây là cơ chế quan trọng thứ hai được tiến hành đồng thời với thực hiện chương trình
CEPT. Các nước thành viên ASEAN sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với
các sản phẩm CEPT trên cơ sở chế độ ưu đãi thuế quan được áp dụng cho các sản
phẩm đó. Các hàng rào phi quan thuế khác cũng sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5
năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi. Đây là sự hỗ trợ cực kỳ quan trọng cho
tiến trình AFTA vì lẽ cắt giảm thuế là biện pháp cần thiết, đầu tiên song đó không
phải là biện pháp duy nhất để thực hiện tự do hoá thương mại. Các khía cạnh như: các
kênh giảm thuế đồng tuyến, danh mục loại trừ tạm thời, danh mục hàng nông nghiệp
chưa qua chế biến tạo nên tính kỹ thuật của chính sách tự do hoá thương mại, còn
cấu thành nên sự tác động có tính chất hành chính, pháp lý giữa các quốc gia trong
tiến trình chu chuyển thương mại đó là các biện pháp về giấy phép xuất nhập khẩu,
hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng
hoá Đây là những rào cản trong thực tiễn hoạt động thương mại, nó gắn chặt với các
chính sách bảo hộ mậu dịch nặng nề và theo đó, việc loại bỏ chúng sẽ không dễ dàng
nếu không có sự cải cách toàn diện ở tầm vĩ mô nền kinh tế của từng nước. Hơn nữa,
hiện nay, những biện pháp này còn rất không đồng nhất giữa các nước thành viên
ASEAN. Do vậy, để chuẩn bị tốt tiến trình xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế, Uỷ ban
Phối hợp thực hiện CEPT/AFTA của ASEAN đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Các nước thành viên cùng thống nhất định nghĩa về các biện pháp phi quan
thuế dựa trên sự phân loại của UNCTAC.
Bước 2: tập trung trước tiên việc giảm các hàng rào phi thuế quan đối với các sản
phẩm có tỷ trọng lớn trong giao dịch thương mại nội bộ ASEAN.
Bước 3: Ban thư ký ASEAN sẽ tập hợp thông tin các hàng rào phi quan thuế của các
nước thành viên từ nhiều nguồn, gồm: báo cáo của các quốc gia thành viên, bản đánh
giá chính sách thương mại của GATT, báo cáo của Phòng thương mại-Công nghiệp
ASEAN, hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu thương mại của UNCTAC để có
một chính sách điều hoà thích hợp. Trừ một số lý do được phép duy trì các hàng rào
phi quan thuế như: sự cần thiết phải bảo hộ một số sản phẩm thuộc danh mục loại trừ
hoàn toàn, sự bảo hộ đối với một số sản phẩm trong thời gian còn được hưởng chế độ

Phối hợp hải quan là cơ chế thực hiện của chương trình CEPT khi nó hỗ trợ các nước
thành viên thống nhất biểu thuế quan theo Hệ thống điều hoà (HS) của nó. Hơn nữa,
nó tạo thuận lợi cho việc thực hiện giảm thuế và phi quan thuế khi hệ thống tính giá
hải quan được thống nhất, các luồng xanh ưu đãi cho hàng hoá theo CEPT của
ASEAN được hình thành và đặc biệt thủ tục hải quan được thống nhất. Như vậy, tiến
trình AFTA nhanh hay chậm, được điều chỉnh hay bổ sung đều tuỳ thuộc đáng kể vào
các chương trình hợp tác hải quan.
Ghi chú: Thuế suất theo CEPT của toàn ASEAN là bình quân gia quyền với quyền số
là dòng thuế trong Danh mục cắt giảm ngay (IL) năm 1998.
Chúng ta thấy, thuế quan bình quân ASEAN vào thời điểm này của từng nước
ASEAN-6 đều đã đạt xấp xỉ dưới 5% (ngoại trừ Thailand và Philipin vẫn còn thuế
suất bình quân khá cao). Như vậy có thể nói các nước ASEAN-6 về cơ bản đã hoàn
thành việc chuyển các dòng thuế trong các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ
tạm thời sang Danh mục cắt giảm ngay đồng thời giảm thuế trong Danh mục cắt giảm
ngay.
Đối với các thành viên mới, vì thời hạn hoàn thành CEPT còn xa hơn, do đó, tiến độ
chuyển các dòng thuế từ các danh mục, đặc biệt là Danh mục loại trừ tạm thời sang
Danh mục cắt giảm ngay chậm hơn. Tới năm 2000, mới chỉ có khoảng 50% số dòng
thuế được đưa vào Danh mục này.
Đối với Việt Nam, năm 2000 sẽ đạt 3.573 dòng thuế trên tổng số 4.827 dòng trong
Danh mục cắt giảm ngay, tương đương khoảng 74% tổng số dòng thuế. Đây là tỷ lệ
cao nhất so với các thành viên mới khác của ASEAN. Cũng căn cứ vào số liệu do Ban
thư ký ASEAN cung cấp, trong năm 2000, mức thuế quan bình quân thực hiện CEPT
của Việt Nam đạt 3,4% từ mức 3,9% năm 1999, đây là một sự cắt giảm đáng kể. So
với mức thuế quan bình quân hiện nay tính gia quyền theo kim ngạch thương mại cho
tất cả các dòng thuế (kể cả dòng có thuế suất bằng 0) trên 11% thì chúng ta đã thực
hiện thuế theo CEPT chỉ thấp bằng 1/3 của mức thuế suất bình quân hiện hành áp
dụng chung cho các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Trên cơ sở thực hiện Hiệp định CEPT với các nước ASEAN, thời gian vừa qua Việt
Nam đã đạt được nhiều thuận lợi về thương mại với các nước ASEAN, điều dó tạo

á là Campuchia vào tổ chức của mình. từ ASEAN - 9 đến ASEAN -10 và theo đó là
việc nghiễm nhiên Campuchia tham gia AFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ
được mở rộng về quy mô, đa dạng về trình độ, và là sự bổ sung về mặt cơ cấu để cả
khu vực ASEAN thành một thể chế kinh tế thống nhất. Những kinh nghiệm và các
vấn đề bức xúc đặt ra trong tiến trình thực hiện AFTA hiện nay sẽ là những bài học
quý giá cho các thành viên đi sau. Nhìn chung, triển vọng ở AFTA không phải chỉ là
hiệu quả thương mại và đầu tư nội bộ khu vực mà là ở việc AFTA đã đặt tất cả các
nền kinh tế thành viên trước những sự chuyển đổi cần thiết từ bên trong, tìm được ra
những điểm tương đồng, bổ sung và thúc đẩy nhau với tư cách là một thể chế thống
nhất có sức mạnh và ảnh hưởng lớn tới các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu khác.
AFTA với tư cách là một sự nhất thể hoá thị trường khu vực, sẽ làm tăng sự lệ thuộc
lẫn nhau vì sự cần thiết phải phối hợp với nhau về các chính sách kinh tế. Mọi sự
chênh lệch về mức thuế quan sẽ được thu hẹp và khả năng mở ra cho một khu vực
thương mại tự do hơn sẽ được đẩy mạnh. Những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành
công của AFTA mà chúng ta có thể thấy là: thứ nhất, với sự hội tụ của công nghiệp
hoá, giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế, phi điều chỉnh và tư nhân hoá,
nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và các vấn đề nảy sinh trong khu vực thương mại tự
do sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, với chương trình giảm thuế CEPT được kết hợp chặt chẽ
với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các lợi ích thu được từ AFTA
sẽ được nhân lên gấp bội. Cùng với các chương trình hợp tác rộng rãi về nhiều lĩnh
vực: tài chính, tiền tệ, sở hữu trí tuệ và hợp tác theo vùng kinh tế khu vực như là với
các tam giác, tứ giác tăng trưởng ASEAN sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Thứ ba, sự hài
hoà trong khu vực về các tiêu chuẩn công nghiệp, luật đầu tư và các chính sách nội địa
khác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến ttrình nhất thể hoá. Thứ tư, với những thành công
trong vòng đàm phán Urugoay và với sự tăng cường của WTO, APEC, Hiệp hội
ASEAN nhất thiết phải cố gắng giảm thuế quan và phi quan thuế nhanh cho tất cả đối
với các nước thành viên và không phải thành viên. Do đó, thực hiện AFTA trong bối
cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay đang tạo cơ hội tốt nhất cho các nước
thành viên ASEAN tiếp tục mở rộng sự tăng trưởng năng động của nó. )
5. Những tác động của AFTA đến các nước thành viên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status