Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Pdf 20

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là
một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc
gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt
Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở
thành chiến lược quan trọng của đất nước.
Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những
nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích
phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết
về vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nuớc, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một
khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế.
Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước
ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Bởi vậy quản lý
và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát
triển đất nước là một yêu cầu tất yếu.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý kinh tế - Đại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội, em thấy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" rất thiết thực vì nó có thể phục vụ cho
chuyên môn của em sau này. Thông qua kiến thức đã tiếp thu trên lớp cùng với
sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo bộ môn và việc tham khảo một số tài liệu, em
xin trình bày nội dung đề tài này như sau:
Chương I: Tổng quan về nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vai
trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Chương II: Thực trạng tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA ở Việt
Nam trong thời gian qua.
1
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
và sử dụng ODA.

hợp với mục đích của bên tài trợ.
2.2. Mục đích sử dụng ODA
Từ khi mới ra đời, viện trợ nước ngoài đã có hai mục tiêu tồn tại song
song nhưng thực chất lại mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng
trưởng và giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là
tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ. Tuy
nhiên mục tiêu cuối cùng của viện trợ vẫn là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói
nghèo ở những nước đang phát triển. Trong hội nghị của Liên Hợp Quốc, các
nước thành viên đã khẳng định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng ODA là:
- Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ
cùng cực tới năm 2015.
- Phổ cập giáo dục tiểu học trên tất cả các nước tới năm 2015.
- Đạt được nhiều tiến bộ cho sự bình đẳng về giới và tăng quyền lực của
người phụ nữ bằng cách xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học và
trung học vào năm 2015.
-Thông qua hệ thống chăm sóc y tế ban đầu để đảm bảo sức khoẻ sinh
sản cho tất cả mọi người ở các độ tuổi thích hợp càng tốt và không thể muộn
hơn năm 2015.
-Thực thi các chiến lược quốc gia phát triển bền vững ở tất cả các nước,
vào năm 2000.
-Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải
tạo, nâng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để làm nền tảng vững
chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân trong và ngoài
nước.
-Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính
phủ sở tại hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng
3
các hoạt động điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế, kỹ thuật,
xã hội các ngành, các vùng lãnh thổ.
-Thực hiện các kế hoạch cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo,

ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. ODA là một phần GNP
của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ở các nước tài trợ.
Nhân dân các nước cấp viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và
chất lượng của viện trợ, họ sắn sàng ủng hộ viện trợ với điều kiện là viện trợ
được sử dụng tốt. Còn đối với các nước nhận viện trợ, nguy cơ phụ thuộc viện
trợ nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực tế khó tránh khỏi. Do vậy,các
nước nhận viện trợ cần phải rất thận trọng khi sử dụng ODA.
3. Phân loại ODA
3.1. Phân loại theo nước nhận.
Nếu phân loại theo nước nhận, ODA có hai loại:
-ODA thông thường: hỗ trợ cho những nước có thu nhập bình quân đầu
người thấp.
-ODA đặc biệt: hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn cho vay
ngắn, lãi suất cao hơn.
3.2, Phân loại theo nguồn cung cấp.
Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại.
- ODA song phương: là viện trợ phát triển chính thức của nước này dành
cho chính phủ nước kia.
- ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế hay tổ chức khu vực hoặc của một chính phủ môt nước dành cho chính phủ
một nước nào đó, nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như
UNDP,UNICEF...
3.3. Phân loại ODA theo tính chất nguồn vốn.
Nếu phân loại theo tính chất nguồn vốn thì ODA có hai loại:
- Viện trợ không hoàn lại: được thực hiện thông qua các chương trình, dự
án ODA dưới các dạng sau:
Hỗ trợ kỹ thuật: Thực hiện việc chuyển giao công nghệ hoặc truyền đạt
những kinh nghiệm xử lý... cho nước nhận tài trợ.
5
Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: ví dụ như là lương thực, vải, thuốc chữa

Trên thực tế, một số nước nhận nhiều viện trợ mà thu nhập giảm trong khi
một số nước nhận ít viện trợ mà thu nhập lại tăng. Nhưng nếu chỉ xét đến sự
phân biệt giữa các nước có cơ chế quản lý tốt và cơ chế quản lý tồi thì đối với
các nước có cơ chế quản lý tồi, dù số tiền viện trợ là bao nhiêu thì tăng trưởng
vẫn thấp, thậm chí còn âm. Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ
tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Ngoài ra, viện trợ còn
góp phần làm giảm đói nghèo. Theo các chuyên gia về ODA, bình quân ở các
nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng 1% đã dẫn đến tỷ lệ đói nghèo
giảm xuống 2%. Nói cách khác, ở các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ
tăng lên 1% GDP thực tế thì sẽ giảm 1% tỷ lệ đói nghèo. Và ở các nước có cơ
chế quản lý tốt, tăng 10 tỷ USD viện trợ một năm sẽ cứu được 25 triệu người
thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng dù có tăng 10 tỷ USD ở các nước có cơ chế
quản lý tồi thì cũng chỉ cứu được 7 triệu người thoát khỏi cảnh kiếm ăn lần hồi
mà thôi.
Viện trợ tác động đến tăng trưởng, từ đó đã tác động đến mục đích nâng
cao mức sống. Tăng trưởng không loại bỏ đói nghèo nhưng rõ ràng tăng trưởng
có tác động lớn đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội. Nếu một nước có cơ chế quản
lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em 0,9%.
Ngược lại, nếu một nước có cơ chế quản lý tồi thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP
cũng không đem lại một tác động nào đối với tỷ lệ chết trẻ sơ sinh. Điều đó có
nghĩa là các chỉ tiêu xã hội có quan hệ chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu
người, hay nói cách khác nó có quan hệ chặt chẽ với viện trợ.
2. Viện trợ thúc đẩy đầu tư
Các nước đang phát triển là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển,
và viện trợ chính là một hình thức bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Vốn đầu
tư có thể thu hút từ các nguồn ODA, FDI hoặc nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế. Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn nước
ngoài có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn vốn ODA thường được các nước đang
phát triển đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đường giao
7

8
hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế cho đến khi các nhà
tài trợ thấy rằng viện trợ của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển. Qua đây ta cũng
nhận thấy rằng giá trị thực của các dự án là ở chỗ thể chế và chính sách được
củng cố, cải thiện việc cung cấp dịch vụ xã hội. Việc tạo ra được kiến thức với
sự trợ giúp của viện trợ sẽ dẫn tới sự cải thiện trong một số ngành cụ thể trong
khi một phần tài chính của viện trợ sẽ mở rộng các dịch vụ công cộng nói chung.
Cơ chế quản lý tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước pháp quyền và hạn
chế tham nhũng sẽ dẫn đến tăng trưởng và giảm đói nghèo. Qua các nghiên cứu
của các chuyên gia có thể thấy khó có thể nhận ra mối quan hệ giữa viện trợ mà
các nước nhận được với trình độ chính sách của họ. Tuy không có mối quan hệ
về lượng giữa viện trợ và chất lượng chính sách của nước nhận viện trợ nhưng
trong một số trường hợp viện trợ vẫn có thể góp phần cải cách, thông qua các
điều kiện đặt ra hoặc thông qua việc phổ biến ý tưởng mới.
Tóm lại, viện trợ đã và đang có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA chỉ
phát huy hết vai trò của nó khi có một cơ chế quản lý tốt, một thể chế lành mạnh
và một môi trường chính trị hoàn thiện. Nếu không chẳng những ODA không
phát huy vai trò của nó mà còn đem lại gánh nặng nợ nần cho đất nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện đang mong muốn nhận được
nhiều nguồn ODA và quản lý sử dụng ODA thật hiệu quả phục vụ cho phát triển
đất nước. Việt Nam cần nhận thức rõ được vai trò của ODA, các điều kiện để
ODA phát huy vai trò của nó để từng bước hoàn thiện công tác thu hút, quản lý
và sử dụng ODA.
9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. CƠ CHẾ CHÍNH SÁH VÀ KHUÔN KHỔ THỂ CHẾ
1. Cơ chế chính sách
Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế

kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.
Quan điểm 3: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các
nguồn vốn trong nước khác.
Quan điểm 4: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.
Quan điểm 5: Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm
trọng điểm.
Quan điểm 6: Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa
xã hội ở miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan
điểm, mục tiêu của việc thu hút và quản lý sử dụng ODA.
Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ năm 1996, Chính phủ Việt Nam
đã đưa ra ba định hướng ưu tiên trong giai đoạn 1996-2000 nhằm kêu gọi sự chú
ý của các nhà tài trợ như sau:
- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
- Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thể chế.
- Chuyển giao công nghệ.
Với ba hướng ưu tiên nói trên, nguồn ODA đã và sẽ sử dụng để trợ giúp
thực hiện 11 chương trình phát triển kinh tế xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm
1996-2000, tập trung vào một số lĩnh vực như sau:
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Đây là một lĩnh vực ưu tiên
đầu tư chính của Việt Nam. Các lĩnh vực ưu tiên để phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn là chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
11
hướng công nghiệp hoá, giải quyết các vấn đề đời sống xã hội, việc làm, xoá đói
giảm nghèo... và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn.
• Trong lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam là một nước kém phát triển, đặc
biệt là về công nghiệp. Việt Nam dự kiến dành một phần ODA để xây dựng các
nguồn điện lớn, khôi phục và phát triển các trạm và hệ thống đường dây phân
phối, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn.
• Trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở: ODA đặc biệt được ưu tiên cho phát triển


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status