Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010 - Pdf 24

Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kì phát triển kinh tế
với tốc độ cao. Điều kiện không thể thiếu để phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu
cầu về vốn nhưng nguồn vốn trong nước lại không đủ đáp ứng được nhu cầu trong
giai đoạn này. Do đó một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là phải thu hút được
một cách có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Hiện nay một nguồn vốn có vai
trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đó là vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), nguồn vốn này đã và đang có vai trò quan trọng trong tiến
trình tăng trưởng và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Phát triển cơ sở hạ tầng,
giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu được đầu tư bằng
nguồn ODA đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay,
mà đi kèm theo nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là gánh nặng
nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta
không biết cách quản lý và sử dụng vốn ODA. Mặt khác việc quản lý và sử dụng
vốn ODA ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót gây ra nhiều hậu quả đáng
tiếc. Nhận thấy vấn đề trên, em quyết định thực hiện đề tài “ Phân tích thực
trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm đưa ra một số biện pháp để quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả nhất.
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức(ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số biện pháp
nhằn nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
1.2 Mục tiêu cụ thể
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 1 SVTH: Vũ Văn Chung
Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển

TRIỂN CHÍNH THỨC
1.1 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các khái niện có liên quan
1.1.1 Khái niện về vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA là tên viết tắt của cụm từ Official Development Assistance có nghĩa là: Hỗ
trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Hiện nay trên thế giới có
nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm này đều có
chung một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính , các tổ
chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước
khác.
1.1.2 Phân loại vốn ODA
1.1.2.1Theo tính chất
a) ODA không hoàn lại: Đây là nguồn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước
nghèo mà không cần hoàn lại. Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn này
thường cấp dưới dạng các dự án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội. ODA không
hoàn lại thường là các khoản tiền nhưng cũng có khi là hàng hóa.
b) ODA vốn vay ưu đãi: Đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải trả
nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi thể hiện quan mức lãi
xuất cho vay thấp thường dưới 3%/năm, thời gian kéo dài. Loại ODA này thường
được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng đường xá, cầu cảng…Muốn
được nhà đầu tư đồng ý cung cấp, nước sở tại phải đệ trình các văn bản dự án lên các
cơ quan có thẩm quyên của chính phủ nước tài trợ. Sau khi xem xét tính khả thi và
tính hiệu quả của dự án, cơ quan này sẽ đệ trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại
ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA trên thế giới hiện nay.
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 3 SVTH: Vũ Văn Chung
Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010
c) Hình thức hỗn hợp: ODA theo hình thức nay bao gồm một phần là ODA không
hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp dụng phổ
biến trong thời gian hiện nay. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng cấp

nước nhận viện trợ đang phải gánh chịu.
+ Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với
thời gian nhất định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế
nào.
1.2 Vai trò của vốn hỗ trợ phát triển chính thức
1.2.1 Đối với nước xuất khẩu vốn
Trong xu thế hội nhập các nước phát triển cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở
rộng thị trường ra bên ngoài, để làm được điều đó trước tiên phải cải tạo, đổi mới cơ
sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, mở đường cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Ngoài ra, nguồn vồn ODA song phương tạo điều kiện thuận lợi cho nước viện trợ
trong việc củng cố vị thế chính trị cũng như kinh tế. ODA giúp các nước phát triển dễ
dàng tìm hiểu thị trường các nước đang phát triển, vươn ra chiếm lĩnh thị trường, khai
thác tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào từ nước nhận viện trợ, tiêu thụ
được hàng hóa thông qua các điều kiện buộc các nước nhận viện trợ phải mua hàng
hóa, thiết bị, công nghệ của mình.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA hỗ trợ cho các nước nghèo không đơn thuần chỉ vì
mục đích kinh tế mà còn vì mục đích chính trị. VD: Năm 2003 Mỹ sẵn sàng viện trợ
và cho Thổ Nhĩ Kỳ vay một khoản tiền lớn để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Mỹ
đóng quân trong cuộc chiến tranh tấn công I- Rắc.
1.2.2 Đối với nước nhập khẩu vốn
Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng muốn đẩy mạnh phát
triển kinh tế thì phải có một lượng vốn lớn để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực quan
trọng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó không chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước
mà còn phải biết tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Một thực tế là muốn phát triển
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 5 SVTH: Vũ Văn Chung
Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010
kinh tế, các nước phải có một khoản đầu tư tương xứng. Đáp ứng nhu cầu trên, nguồn
vốn ODA thường có đặc thù là lãi suất thấp, thời hạn dài ( thường từ 15-40 năm lại
thêm thời gian ân hạn từ 10 đến 20 năm), bên cạnh đó nguồn vốn này còn hỗ trợ các

nước ngoài hiện ở trong ranh giới an toàn.
Thứ hai, mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt
Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....
Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực
đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa
phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường
xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cầu Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng
hàng không Tân Sơn Nhất,... được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về
tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn
nghèo, những các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông
nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh
và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,...
Thứ ba, ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện
khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới Luật)
thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của
quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Tóm lại, ODA đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của
các nước đang phát triển đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng do tính chất ưu đãi
đặc thù của nguồn vốn này. Tuy vậy, việc sử dụng nguồn vốn này không phải là
không còn hạn chế.
1.2.3 Trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 7 SVTH: Vũ Văn Chung
Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước và nhất là phấn đấu đến
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để

ODA của các tổ chức và các quốc gia chỉ tập trung vào những nước có thu nhập
bình quân đầu người thấp. Mặc dù vậy, việc xem xét một quốc gia có đủ diều kiện
được nhận vốn ODA hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách
ngoại giao, sự ổn định về chính trị- kinh tế- xã hội và lộ trình cam kết phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia đó. Bên cạnh đó năng lực của bộ máy lãnh đạo của một quốc
gia cũng là điều kiện thu hút vốn ODA, vì việc tăng hay giảm năng thu hút ODA là vì
lý do chính trị chứ không đơn thuần là lý do viện trợ kinh tế.
1.4 Ưu nhược điểm của việc sử dụng vốn ODA
1.4.1 Ưu điểm
Ta có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm của nguồn vốn này qua nhưng đặc
điểm hay cũng như yêu cầu để một nguồn vốn đầu tư nước ngoài được gọi là ODA đã
được nêu ở trên.
- Thứ nhất: Đây là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc với lãi suất rất thấp
và có thời hạn rất dài cho nên chúng ta có thể tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng qua
đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI
hay các nguồn vốn tài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế quốc tế khác. Điển
hình thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ
1A, 10, 18, 9, đường xuyên á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn
(Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính...); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như
Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc
tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh... Nguồn vốn
ODA đã đầu tư phát triển ngành điện bao gồm phát triển nguồn điện (các dự án Phú
Mỹ 1, Phú Mỹ 2-1, Ô Môn, Phả Lại 2, Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh, Đa Nhim) và
phát triển hệ thống đường dây 500 kV Plâyku - Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả
nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở hơn các tỉnh và thành
phố.
- Thứ hai: xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội.
GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 9 SVTH: Vũ Văn Chung
Chuyên đề kinh tế Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status