VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 - Pdf 15


MỤC LỤC

VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER
ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2006-2010
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, bất kể một doanh nghiệp nào cũng
phải nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cùng những cơ hội và thách thức
mà môi trường kinh doanh có thể mang lại, từ đó xác lập lợi thế cạnh tranh và chỗ
đứng cho mình để tồn tại trong nền kinh tế. Mô hình “Năm lực lượng” của Michael
Porter được ra đời năm 1979 với nội dung tìm hiểu mức độ cạnh tranh trong một
ngành bằng cách phân tích 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất
kinh doanh, đó là:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp;
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng;
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn;
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế;
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng mô hình này để xác định cơ hội
và thách thức, xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong
một thị trường nào đó không, và xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty
thông tin di động Mobifone.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra áp lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức của Mobifone
3. Phạm vi nghiên cứu:

chính tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Cần Thơ, và Hải Phòng; Trung tâm
Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS); Trung tâm Tính cước và Thanh khoản; Xí nghiệp
thiết kế.
2. Thành tựu đạt được.
- Năm 2009 và 2010, đạt danh hiệu “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất” dành
cho lĩnh vực Mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn.
- Liên tục đạt danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2006,
2007, 2008, 2009 do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- Gìanh giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ
TT-TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards năm 2008 và
2009.
- Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp chí
PC World bình chọn
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo kinh tế
Việt nam tổ chức năm 2009
- Năm 2007, xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ
chức UNDP và Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế
Việt nam bình chọn.
3

- Năm 2006, đạt danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức
bình chọn và xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của
nền kinh tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và giới
thiệu trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
II. VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA
M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ
THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
Để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin viễn thông, đòi hỏi phải có rất


động có trình độ, năng lực cũng như đạo đức. Vì thế nguồn cung lao động cho
doanh nghiệp cũng rất dồi dào và phong phú.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
Trên thị trường mạng di động tại Việt nam hiện nay có 4 mạng cơ bản.
Người tiêu dùng coi rằng Mobi và Vina là các mạng có đẳng cấp cao nhất về chất
lượng. Tiếp đến là Viettel, và cuối cùng là S-fone. Sự phân cấp như vậy chủ yếu là
do sự khác biệt về chất lượng sóng. Mobi và Vina, thuộc VNPT, có chất lượng
sóng cao nhất, nhờ vào việc kiểm soát quyền sở hữu hạ tầng mạng của chính phủ.
Viettel bị hạn chế hơn về hạ tầng mạng. Và đặc biệt là Sfone, cho tới gần đây, vùng
phủ sóng chỉ có ở Hà nội và TP HCM. Do vậy, cả hai mạng này phải dựa chủ yếu
vào giá cước thấp và khuyến mãi để thu hút thuê bao.
Ngày nay, sự gia tăng của các tiện ích mạng; cộng với tính đa dạng
của các mẫu điện thoại di động (ĐTDĐ) khiến cho sự lựa chọn của người
tiêu dùng trở nên rất phức tạp. Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người tiêu
dùng phần lớn dựa trên sở thích và những đánh giá, nhận thức của họ về
mục đích sử dụng cũng như những yêu cầu cá nhân khi sử dụng dịch vụ.
Mặt khác, giá trị thương hiệu của mỗi mạng di động lại phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng sóng và các tiện ích mạng. Mạng càng có uy tín cao, thì
càng có thể đòi hỏi mức giá cước cao hơn. Ngược lại, những mạng chưa
tạo được giá trị thương hiệu thì buộc phải đưa ra mức giá cước thấp để thu
hút lớp người tiêu dùng, mà tính kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong
quyết định thuê bao của họ. Đối với những người đánh giá cao thông tin từ
quảng cáo hay khuyến mãi, thì quảng cáo, khuyến mãi hay ý kiến từ bạn bè
người thân càng hấp dẫn, càng có ưu đãi lớn thì sẽ càng tác động lớn đến
quyết định mua của họ. Ví dụ như sinh viên, là những người chưa có hoặc
có thu nhập thấp, thì luôn mong muốn sử dụng dịch vụ điện thoại rẻ và
được khuyến mãi nhiều nhất, họ sẽ chọn dùng Viettel hay S-fone, hay
Beeline. Điển hình là các chương trình khuyến mãi của Viettel đã làm thị
phần của nó tăng thêm là 0,1227. Nói khác đi, nếu không có các chương


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status