Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái pot - Pdf 21

Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm Quen
Chũ Cái

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CÀ MAU CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường MGTT Phường 6 Độc Lập – Tự Do –
Hạnh Phúc
¯¯¯¯¯
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : Một vài biện pháp
giúp trẻ học tốt môn Làm Quen Chũ Cái
1. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc. Muốn
nhận thức cần phải có kiến thức; Để tiếp nhận được kiến thức thì phải học, kiến
thức đi vào trong con người khởi từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng lại trong trí
nhớ, để được như vậy con người cần phải biết chữ. Nhưng biết như thế nào và biết
từ lúc nào? Đây là điều mà những người có trách nhiệm về giáo dục nói chung và
cô giáo mầm non nói riêng đang phải tìm ra những biện pháp để trẻ 5 -6 tuổi làm
quen với việc đọc – viết một cách hợp lý.
Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu lớp Lá cần
được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn
luyện năng lực tiếp thu của các môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp một, nhất là
môn đọc và viết. Thế nhưng một mặt các cháu vẫn chỉ “Học bằng chơi, chơi mà
học”, mặt khác chữ viết vẫn thuộc phạm vi trừu tượng. Thế thì giáo viên lớp Lá
phải làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen với cách đọc, cách viết một cách hợp lý
mà mang lại hiệu quả tích cực?
Các cháu lớp Lá tiếp nhận việc đọc, viết một cách gián tiếp thông qua việc phát
âm và tô chữ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Do vậy với vai trò của giáo viên dạy
lớp Lá, bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp trong bộ môn làm

uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một.
Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức; Dự
giờ chéo trong khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo
dục tổ chức.
Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng; Đầu tư và làm nhiều đồ dùng đồ
chơi, tạo các góc học chữ cái trong lớp để trẻ được tiếp cận và học hỏi mọi nơi
mọi lúc.
1. 2. Tạo môi trường chữ viết:
Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp dưới dạng các băng từ, câu đối, thơ,
các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái … ở các vị trí thuận lợi nhất. Qua đó trẻ
làm quen dần với 29 chữ cái, nên trong các hoạt động có chủ định trẻ không bị bỡ
ngỡ.
VD: Khi cô phân tích chữ b có một nét thẳng và một nét cong bên phải, trẻ dễ
dàng nhận biết và chỉ cần học thuộc chữ b.
Để cũng cố chữ cái đã học ở góc chữ cái tôi gắn các hình và kèm chữ cái. VD:
Hình cái ca, có chữ “cái ca” kèm theo, hoặc mỗi bài thơ trong chủ điểm, cho trẻ tô
màu vào các chữ cái đã học. Để nâng cao yêu cầu chữ viết, tôi gắn hình con cá
trong chủ điểm động vật, bên cạnh là khoảng trống, trẻ có thể viết chữ con cá vào
… Mỗi chủ điểm tôi lại thay vào nhiều hình ảnh khác nhau để tránh sự nhàm chán
và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ.
Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ
thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. Do đó tôi không ngừng
nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi thường
xuyên ở các góc tranh chuyện, góc chữ cái. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những bộ
tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm
theo, có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ điểm. Về chuyện, tôi sưu
tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện
sáng tạo, Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh
kèm nội dung theo chủ đề.

khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải thích rõ ràng, không ê
a kéo dài, cô ý thức tư thế và giọng nói, phát âm của cô luôn chuẩn để trẻ làm
đúng. Việc này không chỉ trên tiết học chữ cái mà còn trên các tiết học khác như
tạo hình và mọi nơi mọi lúc.
1. 4. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái
qua những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân xi măng của trường, hoặc
dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay
(VD: Tạo dáng chữ o …)
Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ
trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau, vì
cháu hay bắt chước nên các cháu yếu sẽ bắt chước các cháu giỏi. Từ đó ngôn ngữ
mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ.
Chương trình Kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc, viết các chữ
cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy.
VD: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình
Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp
dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu kỹ năng lật,
giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua
phải …
Mỗi chủ điểm, tôi viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái
đã học…
5. Hoạt động ngoài trời:
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng
rắn lên mây” trong lúc đọc các từ ”Rồng, rắn, lúc lắc …” các cháu phải cong lưỡi
vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi “Bật qua
rãnh”, nhảy lò cò … bật vào ô nào thì đọc to chữ cái trong ô đó.
Trong sân trường nơi mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi dạo giới
thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây, cho trẻ đọc theo và tập đánh vần các
chữ cái đã học, cho trẻ tập nhận ra các chữ cái viết thường, chữ in, chữ hoa trên

1. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn cho trẻ làm quen với việc đọc và viết cách tích cực, giáo viên cần phải:
Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp một cách phong phú, với nhiều hình
thức hấp dẫn và được thay đổi thường xuyên theo chủ đề.
Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của từng
trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng
chơi”.
Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều học cụ, đồ dùng đồ chơi và
cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi: Bằng giây mềm, bằng phấn vẽ trên sân, tạo chữ
bằng những đường nét trên cơ thể trẻ …
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gũi, tạo niềm tin, và thống nhất
trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với việc đọc và viết chữ cái.
Bản thân cô giáo phải hy sinh nhiều thời gian để tham khảo, đầu tư từ cách tổ
chức cách hoạt động sao cho phù hơp với các cháu cho đến việc làm thêm nhiều
tranh ảnh đồ dùng đồ chơi, Cô giáo không ngừng rèn luyện cho mình tác phong,
học hỏi nơi đồng nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực
ở mọi nơi mọi lúc có thể.
VI.KẾT LUẬN
Trên đây là một vài biện pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả cho lớp Lá 1 của
tôi. Đây là một công việc tôi đã thực hiện và tôi vẫn còn đang nghiên cứu, tiếp tục
thực hiện lâu dài để bổ sung cho những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn,
hầu mang lại kết quả hữu hiệu cho trẻ hơn nữa trong môn học “Làm quen chữ
cái”. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lý
giáo dục và các bạn đồng nghiệp, để những kinh nghiệm bé nhỏ của tôi ngày càng
được hoàn thiện và mang lại kết quả cho các em nhiều hơn trong quá trình giảng
dạy.
Cà Mau, ngày 07 tháng 11 năm 2010
Người viết
Phan Thị Ngọc Hoa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status