TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Pdf 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Kinh tế Quốc tế
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm 2_Lớp Pháp 3_Khối 2 KT_K48
GV hướng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Bình
Hà Nội, Tháng 5 năm 2010
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
A/ LỜI MỞ ĐẦU 4
B/ PHẦN NỘI DUNG 5
I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 5
1. Khái niệm 5
2. Phân loại 5
3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế 7
4. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế 8
5. Tác động của khủng hoảng kinh tế 9
II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 10
1. Bối cảnh và nguyên nhân khủng hoảng 10
2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng 13
3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 16
4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 21
5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008 23
3
A/ LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng có tính chu kì của nền kinh tế. Nó tồn tại
và xuất hiện như một phần không thể thiếu. Bởi khủng hoảng không chỉ gây những ảnh
hưởng tiêu cực mà đồng thời ở một góc nhìn khác nó cũng tác động tích cực đến nền kinh

chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không
thể tránh khỏi” ( Giáo trình NNLCB của Chủ nghĩa Mác-Lênin ). Như vậy, khủng hoảng
kinh tế là thuật ngữ đã xuất hiện rất lâu trong công cuộc phát triển kinh tế.
Trước hết, để hiểu hơn về khủng hoảng kinh tế, ta đi tìm hiểu thuật ngữ “suy thoái
kinh tế”. Suy thoái kinh tế theo định nghĩa của kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm tổng sản
phẩm quốc nội thực ( GNP ) trong thời gian hai hoặc lớn hơn hai quý liên tiếp trong năm.
Hay nói theo cách khác thì suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp
trong hai quý. Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm của tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm cả
việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp, kéo theo cả giảm phát ( hạ giá cả ) và lạm
phát ( tăng nhanh giá cả).
Theo học thuyết kinh tế của Các-mác, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt
động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế. Khủng hoảng
kinh tế ám chỉ thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Như vậy
ta có thể kết luận rằng sự suy thoái kinh tế trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng
kinh tế.
2. Phân loại
2.1. Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa
Trong suốt quá trình phát triển, nền kinh tế của toàn Thế giới đã phải trải qua nhiều
cuộc khủng hoảng khác nhau nhưng hình thức khủng hoảng đầu tiên và phổ biến nhất là
“Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa”. Khủng hoảng này nổ ra đầu tiên vào năm 1825 và
nhiều năm tiếp theo.
Ví dụ: cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa gâu ra hậu quả nặng nề nhất là vào năm
1929 kéo dài tới năm 1933.
5
Với kiểu khủng hoảng kinh tế này thì tình trạng thừa hàng hoá không phải là thừa so
với nhu cầu xã hội mà là thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động, kéo theo
sản xuất giảm sút, vốn đầu tư bị rút bớt, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và tỉ lệ tái sản xuất bị
rối loạn. Khi nổ ra khủng hoảng thì hàng hoá không được tiêu thụ, sản xuất bị thu hẹp,
nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn,
hàng hoá thì bị phá huỷ. Hàng triệu người lao động lâm vào tình trạng đói khổ vì họ

ngắn hạn, thường gây ra khủng hoảng thị trường vốn (tư bản) là nơi cấp phát các khoản
tín dụng dài hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Ví dụ: Một trong những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng đã xảy ra vào
nửa cuối năm 1997 ở các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia)
và một số nước Đông Á khác, và ở cả một số nước phát triển Châu Âu.
3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế với
quy mô lớn nhỏ khác nhau. Dựa trên đó, các nhà nghiên cứu đã tính được chu kỳ của
khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế chính là khoảng thời gian nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng
sau.
Nhìn chung, cứ từ 8 đến 12 năm lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu
kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn: Khủng hoảng, Tiêu điều, Phục hồi, Hưng thịnh.
• Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn
này, hàng hóa ế thừa, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng
cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Nhà tư bản mất
khả năng thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá sản nên lực lượng sản xuất
bị phá hoại nghiêm trọng.
• Tiêu điều là giai đoan sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi
xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp đình đốn, tư bản không
có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà
tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng việc hạ thấp tiền công,
tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân làm cho sản xuất vẫn có
lời trong tình hình hạ giá.
7
• Phục hồi là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất.
Công nhân lại được thu hút vào làm việc, mức sản xuất đạt đến quy mô cũ,
vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
• Hưng thịnh là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu
kì trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp

ra ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới.
Nhìn chung, khi một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, tất cả các lĩnh vực của đời
sống bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị-xã hội, … ít nhiều đều chịu ảnh hưởng. Tùy theo
trình độ phát triển của từng quốc gia, từng khu vực mà mức độ ảnh hưởng của các cuộc
khủng hoảng kinh tế cũng khác nhau. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, khủng
hoảng kinh tế nói chung có cả những tác động tiêu cực và tích cực.
5.1 Tác động tiêu cực
Một trong những tác động tiêu cực thường thấy nhất của một cuộc khủng hoảng
kinh tế là tỉ lệ GDP giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng.
Khủng hoảng dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực tùy vào từng quốc gia, từng khu vực.
Mô hình chung, khủng hoảng kinh tế dẫn đến hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm. Đây là
dấu hiệu của khủng hoàng khi hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm, bắt đầu là chỉ số GDP
giảm mạnh (tổng sản phẩm quốc dân_Gross Domestic Products ), tiếp đến là chỉ số CPI (
chỉ số giá tiêu dùng ). Khi các chỉ số này thụt giảm đồng nghĩa với việc thị trường đi vào
tình trạng bất ổn định. Khi đó, mọi mặt kinh tế của một quốc gia sẽ bị đình trệ, các khoản
nợ quốc gia tăng, khả năng rủi ro lớn và kéo theo các chỉ số về chứng khoán thụt giảm.
Việc các chỉ số về chứng khoán thụt giảm đồng nghĩa với việc chỉ số INDEX giảm khiến
mọi thị trường liên quan giảm theo bao gồm thị trường bất động sản, thị trường tài chính-
ngân hàng, thị trường tiền tệ-tín dụng, . Như vậy, khủng hoảng kinh tế khiến cho chỉ số
GDP giảm mạnh gián tiếp gây ra sự bất ổn trên thị trường làm sức mua của người dân suy
9
giảm, cầu về hàng hóa giảm. Mà cầu giảm dẫn đến cung giảm, nhiều doanh nghiệp phải
đóng cửa sản xuất hoặc phá sản.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp còn trụ lại trên thị trường sẽ giảm cung.
Nếu không giảm cung sẽ dẫn đến đại khủng hoảng hay còn gọi là khủng hoảng thừa. Đây
là khủng hoảng để lại hậu quả nặng nề nhất. Việc cung thị trường giảm sẽ dẫn đến khả
năng sản xuất giảm và lúc đấy dẫn đến thất nghiệp. Thất nghiệp gây ra những tác động
tiêu cực lẫn tích cực đến nền kinh tế. Đối với cá nhân, thất nghiệp gây ra sự mất mát thu
nhập và tổn thương về mặt tâm lí. Đối với xã hội, thất nghiệp chu kì làm cho sản lượng
giảm xuống dưới mực tự nhiên. Lợi ích cơ bản của thất nghiệp là tạo điều kiện để xếp

đồng thời kéo theo giá bất động sản được đẩy lên liên tục, việc này dẫn đến tình trạng đầu
cơ nhà đất tăng cao. Tuy nhiên, khi giá nhà đất giảm mạnh, khách hàng không trả được nợ
dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng nhanh và các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán.
Khủng hoảng cho vay nhà đất và khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ việc bùng
nổ cho vay cầm cố dưới chuẩn. Cho vay dưới chuẩn là hình thức cho vay phổ biến tại Mỹ,
là các khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao, trong đó người đi vay là những
người dưới tiêu chuẩn (những người có quá khứ tín dụng yếu kém). Nhìn chung các
khoản vay dưới chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường nên nó làm tăng thêm khó
khăn tài chính cho người vay, đặc biệt là khi lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng lên, giá
cả bất động sản giảm nhanh đã gây khó khăn cho hoạt động vay cầm cố dưới chuẩn.
Khủng hoảng trên thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi 1 loạt các vụ tịch
thu tài sản trên thị trường này gia tăng ở Mỹ vào năm 2006 và lây lan thanh cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu vào 7/2007
Đầu năm 2007, chủ nợ cho vay dưới chuẩn lớn là New Century Financial sụp đổ
với khoản thua lỗ 900 triệu USD. Tháng 2/2007. HSBC báo cáo khoản thua lỗ khổng lồ
phát sinh ở trị trường mỹ. Rất nhiều các ngân hàng Pháp, Đức, Canada … cũng chịu
chung số phận. Đỉnh điểm là sự sụp đổ của Lehman Brothers 158 năm tuổi. ngân hàng
cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, cùng hàng loạt những tên tuổi khác….đã kéo theo rất
nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới nền tài chính toàn cầu.
11
Những sai lầm của hệ thống ngân hàng mỹ trong việc cấp tín dụng quá dễ dãi, nhất
là cấp tín dụng cho kinh doanh bất động sản đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng.
Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các định chế tài chính toàn cầu có mối quan hệ tín dụng
đan xen nhau, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng
lây lan sang các nước khác như hiệu ứng Domino.
Bong bong bất động sản. Lợi nhuận từ việc cho vay cầm cố dưới chuẩn đã khiến
các ngân hàng xem nhẹ khả năng chi trả của khách hàng. Năm 2001, dư nợ cho vay cầm
cố bất động sản là 160 tỷ USD, năm 2004 là 540 tỷ USD và đến năm 2007 thì lên đến
1300 tỷ USD. Ước tính đến cuối quý III/2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ
là tiền đi vay với 1/3 các khoản này là nợ khó đòi. Việc cầu về nhà ở tăng cao (như đã đề

đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng
Với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động của
cơn bão khủng hoảng tài chính đến Việt Nam có chậm hơn so với nhiều nước trên thế
giới. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không nằm ngoài dòng chảy của kinh tế
thế giới. Sau đây là một số phân tích về kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng
tài chính 2008.
2.1. FDI
Xu hướng vốn đăng kí vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm 2008. Trong 9
tháng đầu năm 2008, Việt Nam thu hút được 57,12 tỉ USD vốn đầu tư đăng kí, bình quân
gần 6,35 tỉ USD/ tháng, tuy vậy, tháng 10/2008 chỉ có thêm được 2,19 tỉ USD, tháng
11/2008 thêm 3,19 tỉ USD, tháng 12/2008 thêm 1,51 tỉ USD
Năm 2008 cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI. Trong năm này cả
nước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1171 dự án, trong khi đó, con số của năm 2007
là 1406 dự án. Số dự án tăng vốn là 311( năm 2008), giảm so với 361 lượt dự án tăng vốn
của năm 2007.
13
2.2. Lạm phát
Trong nửa đầu năm 2008, lạm phát đã trở thành vấn đề hàng đầu của chính sách
kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục leo thang, diễn biến lạm phát cũng rất phức
tạp.
Trong giai đoạn này, USD yếu làm giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt từ các nước
xuất khẩu hàng sang Việt Nam tăng lên tương đối. Giá dầu thô tăng vọt từ 89,4 USD/
thùng (12/2007) lên 147 USD/ thùng(7/2008), giá phôi thép tăng khiến các doanh nghiệp
tranh thủ nhập khẩu. Đà tăng trưởng từ năm 2007 khiến lượng tiền đồng trong nền kinh tế
tăng lên, cao hơn so với sức hấp thụ của nền kinh tế, cộng thêm việc nhập siêu nửa đầu
năm 2008 cao hơn mức nhập siêu cả năm 2007, làm gia tăng áp lực lạm phát.
Trước tình hình trên, chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế
lạm phát: thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư chi phí không cần thiết, đẩy mạnh sản xuất,
đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mạnh xuất khẩu, chống nhập siêu, triệt để tiết

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước chuyển động mới, mở rộng
thị trường xuất khẩu. Khi những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản gặp khó
khăn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động khai thác và mở rộng sang thị trường mới hoặc đã
thâm nhập trước đó.
Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, lên tới 14,4 tỉ USD. Tuy nhiên,
liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp, một phần do giá
hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu.
2.5. Thất nghiệp
Khủng hoảng kinh tế 2008 khiến tình trạng thất nghiệp tăng cao trên khắp thế giới.
Xu hướng mất việc diễn biến phức tạp do nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn đặt
hàng từ phía nước ngoài, không tiêu thụ được hàng hóa. Số lao động mất việc làm năm
2008 tại 41 tỉnh, thành phố là 66707 người. Dù chính phủ nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp
ưu đãi doanh nghiệp, nhiều dự đoán vẫn cho rằng tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm
2009 sẽ cao gấp 5 lần so với năm 2008.
15
3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì tác động qua lại giữa các
nền kinh tế, trong đó có tác động tích cực và tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi.
Việc cần thiết là chủ động phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh nghiệm để phát huy
các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của đất nước.
Thị trường bất động sản Việt nam tuy mới hình thành nhưng cũng đã thể hiện tầm quan
trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới các thị trường khác. Câu hỏi đặt ra là thị trường bất
động sản Việt nam có giống thị trường bất động sản Mỹ mà chúng ta đã chứng kiến đợt
khủng hoảng tài chính - tín dụng bất động sản vừa qua, đang tác động mạnh đến hệ thống
tài chính cũng như tín dụng của rất nhiều các quốc gia, các khu vực lớn và nhỏ trên thế
giới?
3.1. Về khủng hoảng tài chính - tín dụng bất động sản tại Hoa Kỳ
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng từ giữa năm 2007
và đỉnh điểm là tháng 9 năm nay (2008). Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cho vay nhà đất
thứ cấp làm sụp đổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill

Quan hệ cung - cầu trên thị trường bất động sản Việt nam vẫn mất cân đối theo
hướng cầu luôn lớn hơn cung và xu hướng này vẫn còn kéo dài trong tương lai vì tốc độ
đô thị hoá vẫn tăng cao trong thời gian tới dẫn đến nhu cầu về nhà ở, hạ tầng khu công
nghiệp, khách sạn, văn phòng cho thuê tăng nhanh. Riêng nhu cầu về nhà ở thì để đạt
17
được mục tiêu về diện tích nhà ở bình quân đầu người theo Định hướng phát triển nhà ở
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 12m2/người hiện nay, tăng lên 20 m2/người vào
năm 2020, mỗi năm cần có khoảng 35 triệu m2 nhà xây mới tại các đô thị.
Tuy tiềm năng của thị trường bất động sản Việt nam còn rất lớn, nhưng thị trường
cũng có dấu hiệu thiếu ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất: Trong năm 2006, 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra
tình trạng giá văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
để xây dựng nhà ở riêng lẻ tăng đột biến, cục bộ ở một số dự án, một số khu vực nhất
định. Theo thống kê, giá các căn hộ chung cư cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
nội tháng 10/2007 tăng khoảng 30% so với năm 2006, cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm
2008 tăng khoảng 50% so với năm 2006. Tỷ lệ lấp đầy các văn phòng cho thuê loại A và
B tại Thành phố Hồ Chí Minh là trên 95%, với giá thuê trung bình trên 50
USD/1m2/tháng. Tại những khu vực giá bất động sản tăng đột biến đã có hiện tượng đầu
cơ, mua đi bán lại, các nhà đầu tư găm, giữ hàng không đưa ra thị trường, nhằm đẩy giá
lên cao.
Thứ hai: Hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở có cơ cấu không hợp lý, chủ yếu
các doanh nghiệp đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích rộng và giá thành lớn chỉ phù hợp với
đối tượng có thu nhập cao, trong khi đó nhu cầu và khả năng của phân khúc thị trường
này chỉ chiếm khoảng 5% thị trường nhà ở. Thị trường thiếu hàng hoá có quy mô và giá
cả phù hợp với đa số nhu cầu của thị trường, thiếu loại nhà ở cho thuê phù hợp với nhu
cầu của đối tượng thu nhập trung bình và thấp. Đây cũng là biểu hiện của quan hệ cung
cầu không phù hợp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Thứ ba: Lợi nhuận cao trên thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua đã thu
hút nhiều công ty, tập đoàn lớn thành lập công ty kinh doanh bất động sản. Nhiều ngân
hàng có quỹ hoặc công ty kinh doanh bất động sản, xuất hiện đầu tư nội bộ khó kiểm soát.

rủi ro do “chứng khoán hóa” bất động sản gây nên nhưng cũng có những biểu hiện tác
19
động ngược từ thị trường bất động sản tới thị trường tài chính, ngân hàng thông qua việc
vay vốn thế chấp để đầu cơ bất động sản nhưng nhỏ hơn về quy mô và mức độ.
Để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội cần phải triển khai có hiệu quả
các nhóm giải pháp đã được nêu trong Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất
động sản, đồng thời tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các định chế tài chính bất động sản của
Mỹ và các nước khác như các quỹ đầu tư, tái thế chấp, tín thác bất động sản để áp dụng
nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản, nhưng kèm theo là cơ chế kiểm
soát hiệu quả.
4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến thị trường chứng
khoán Việt Nam
Hai năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt nam phát triển bong bong với
tốc độ chóng mặt và là một trong những nước có tốc độ phát triển TTCK nhanh hàng đầu
thế giới. Nhưng bước sang năm 2008, TTCK Việt Nam cũng lại nằm trong những nước
đứng đầu về tốc độ suy giảm.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm thị trường chứng khoán thế giới chao
đảo. Sắc đỏ trở thành gam màu chủ đạo tràn ngập TTCK các quốc gia, hàng chục nghìn tỉ
USD đã bốc hơi khỏi TTCK. Đa phần TTCK thế giới trong năm 2008 đểu giảm mạnh với
mức tăng trung bình từ 30-40%
TTCK Việt Nam đã có 1 năm đầy biến động, tụt giảm sâu hơn dự đoán nhiều
chuyên gia, VN-Index giảm 66%, Hastc-Index giảm 68%.Cuối năm 2007 vốn hóa thị
trường chiếm 40% GDP (30 tỉ USD) đến hết năm 2008 chỉ còn 13 tỉ USD chiếm 17%
GDP. Năm 2008 TTCK Việt Nam khép lại với 1 số điểm nổi bật: VN-Index và Hastc-
Index giảm mạnh, tính thanh khoản của thị trường kém, thị giá cổ phiếu sụt giảm với
20
nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá khối ngoại thoái vốn, các cơ quan điều hành
liên tục can thiệp và tâm lý các nhà đầu tư ảm đạm.

Lần đầu tiên sau 3 năm thành lập, Hastc chứng kiến chỉ số Hastc-Index giảm dưới
mốc 100 điểm, chỉ còn 97.61 điểm vào ngày 27/11 và đây cũng là mức đáy của Hastc-
Index trong năm 2008.
Ngày 10/12/2008, VN-Index xuống đáy thấp nhất trong năm 2008 ở mức 286,85
điểm.
Năm 2008 đầy thăng trầm và song gió với TTCK Việt nam đã kết thúc bằng một
phiên giảm điểm.
Đóng của phiên giao dịch ngày 31/12/2008, VN-Index còn 315.62 điểm(giảm gần
66% so với đầu năm) và trong 245 phiên giao dịch trên HoSE có tận 136 phiên VN-Index
xuống dốc. Trong khi đó, Hastc-Index cũng khép lại năm 2008 bằng một phiên giảm điểm
còn 105.12(giảm gần 68% so với đầu năm).
Tại thời điểm 31/12/2008, sau một năm giá trị vốn hóa của TTCK đã mất đi
269.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên cả
2 sàn hơn 225.300 tỉ đồng trong khi cuối năm 2007 là 494.500 tỷ đồng.
4.2. Thị trường OTC ngủ đông
22
Cùng với sự đi xuống của thị trường niêm yết chính thức, thị trường OTC cũng rơi
vào im ắng. Hầu hết mọi cổ phiếu trên OTC đều bị đóng băng, không giao dịch, một số
tiêu cực đã khiến cho niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường OTC càng yếu đi.
4.3. Thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu Việt nam chủ yếu giao dịch trái phiếu do Chính phủ phát
hành, trái phiếu doanh nghiệp hầu như vắng bóng.Trong quý I/2008 khối đầu tư nước
ngoài đẩy mạnh mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp. Sang quý II, trước
những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô, các nhà đầu tư ngoại bắt đầu có xu
hướng rút khỏi thị trường khiến giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm mạnh. Sang
quý III và quý IV/2008, thị trường trái phiếu Chính phủ đã có những dấu hiệu phục hồi.
Động thái liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đã có tác dộng tích cực đến nhu cầu đầu tư trái
phiếu của các tổ chức tín dụng trong nước và làm giá trái phiếu tăng trở lại.
5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008
5.1. Vài nét Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

4 5 5 5 5
Chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
29 31 41 41 41
- Tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất
cao, đạt trung bình trên 35% /năm trong suốt giai đoạn 2002-2007.
- Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng được phát triển rộng rãi và nhanh
chóng, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần
24
- Để cạnh tranh về huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, các NHTM
cổ phần thường là người châm ngòi cho các cuộc chạy đua về lãi suất cũng như
hàng loạt chương trình khuyến mại.
5.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới các NHTM ở Việt Nam
5.2.1. Nhận định chung
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới đã
kéo theo sự sụp độ của hàng loạt các hệ thống tài chính lớn. Theo Chính phủ và
Ngân hàng nhà nước, do chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế
giới nên hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc
khủng hoảng 2008.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính làm suy giảm kinh tế toàn cầu đã gây
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, mối quan hệ tín dụng của
các NHTM với doanh nghiệp cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
5.2.2. Tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại
i) Cuộc chay đua lãi suất giữa các NHTM và những hệ quả
Năm 2007 là thời điểm ngành ngân hàng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh
về tín dụng (trên 50%). Tuy nhiên, đầu năm 2008, chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính thế giới, Việt Nam phải đối mặt với tình hình lạm phát cao cũng
như sự sụt giảm mạnh của thị trường bất động sản và chứng khoán. Trước hoàn
cảnh đó, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành những chính sách thắt chặt
tiền tệ, còn các ngân hàng do lo ngại rủi ro tín dụng nên thận trọng hơn trong việc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status