Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 - Pdf 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THỊ THÚY HẰNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀN


Hoàn - người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Việt Vinh,
những đồng nghiệp, người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, ngày tháng năm
Tác giả
Đinh Thị Thúy Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

BẢNG KÝ HIỆU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Cấu trúc của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HỆ
THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH 10
1.1. Cơ sở lí luận 10
1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn 10
1.1.1.1. Vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn 10
1.1.1.2. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ
văn 11
1.1.1.3. Chức năng của câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 13

trữ tình ở lớp 11 69
2.3.1. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, giúp
HS nắm bắt được các dạng thức của cái “tôi” trữ tình 69
2.3.2. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với năng lực thiết kế giáo án của
người GV, qua đó thấy được đặc trưng thể loại của thơ trữ tình 72
2.3.3. Câu hỏi đưa ra phải khơi gợi được sự liên tưởng, tưởng tượng của
học sinh khi tiếp nhận các bài thơ trữ tình 75
2.3.4. Hệ thống câu hỏi đưa ra phải khơi gợi được cảm xúc, tâm tư, tình
cảm, những rung động trong tâm hồn mỗi học sinh 77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi
2.3.5. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học thơ trữ tình để kích thích
sự đa dạng hóa các hoạt động của học sinh trên lớp 79
2.3.6. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong giáo án phải vận dụng khoa học
những câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK, phải đạt được sự chuẩn
mưc và mang tính nghệ thuật cao 80
2.3.7. Các câu hỏi phải có sự chọn lọc và mang tính sáng tạo cao 82
Chƣơng 3:THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 84
3.1. Giới thuyết chung 84
3.2. Bài soạn thực nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ 85
3.2.1. Mục đích thực nghiệm 85
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm 85
3.2.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm 85
3.3. Bài soạn thực nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 86
3.4. Đánh giá kết quả thực nghệm 95
PHẦN KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


với ba điểm nhìn khác nhau: Nhà văn - giáo viên - học sinh. Vậy nhiệm vụ
của giờ văn là làm sao tạo được sự tương tác của ba mối quan hệ đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2
Để có một giờ dạy học TPVC phù hợp với cơ chế dạy học mới đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị của cả thầy và trò. Xây dựng một hệ thống câu hỏi phù
hợp với phương pháp dạy học và quy trình lên lớp là điều hết sức cần thiết để
có định hướng đúng đắn và hiểu biết sâu sắc về TPVC, kích thích hoạt động
tích cực, sáng tạo của học sinh (HS), giúp giáo viên (GV) thực hiện tốt vai trò
cố vấn, điều khiển dẫn dắt học sinh tiếp cận TPVC. Điều này đòi hỏi năng lực
không nhỏ đối với người GV.
Muốn làm tốt vai trò người “trọng tài khoa học”, người GV phải tự rèn
luyện, không ngừng sáng tạo, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; không
những phải giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về nghiệp vụ sư phạm, đó chính
là các kĩ năng dạy học. Trong các kĩ năng dạy học thì đặt câu hỏi là một trong
những kĩ năng quan trọng.
Hệ thống câu hỏi trong tác phẩm văn chương không phải là vấn đề mới
mẻ nhưng trong quan niệm cũng như trong cách vận dụng của giáo viên phổ
thông còn nhiều lúng túng. Giáo án của giáo viên không thể không tính đến
nội dung và cách thức xây dựng những câu hỏi. Có thể nói, hệ thống câu hỏi
trong dạy học chính là “linh hồn” của bài học. Những kiến thức mà học sinh
chuẩn bị ở nhà theo SGK và nội dung trong giáo án của giáo viên tuy có sự
khác nhau nhưng cùng hướng đến một mục đích chung là giúp học sinh tự
mình tìm hiểu tác phẩm bằng cách tự học, tự suy nghĩ, liên hệ, tìm tòi, sáng
tạo. Vì thế chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
1.3. Những trăn trở của các nhà sư phạm trong giờ dạy TPVC
Trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương, tình hình đặt câu hỏi và sự
phụ thuộc vào câu hỏi trong SGK của GV và HS đã làm cho giờ học trở nên

đã cho rằng: "Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgíc chặt chẽ có thể dẫn dắt một
cách liên tục sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến phân tích hiện tượng, từ
những kết luận mang tính chất bộ phận đến những kết luận khái quát hơn. Hệ
thống câu hỏi tạo nên cuộc đàm thoại gợi tìm, không những phải đưa học sinh
đến những tri thức tự tìm lấy, mà còn phải chỉ ra các phương hướng, phương
pháp nhằm đạt tới các tri thức đó nữa" [45,tr.57].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4
Trong công trình Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ
thông, tác giả Nhikônxki đã nhấn mạnh: các câu hỏi đặt ra cho học sinh phải
tạo ra cho các em khả năng trả lời câu hỏi tương đối tự do và có khả năng để
các em thảo luận bàn bạc. Đồng thời, tác giả còn lưu ý: Việc trình bày câu hỏi
phải được suy nghĩ cẩn thận, không nên đặt câu hỏi một cách tùy tiện và ngay
tại lớp vì có thể diễn đạt không chính xác [35].
Luận án tiến sĩ Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn ở THPT của
Nguyễn Thị Ngân khẳng định: Câu hỏi nêu vấn đề đã được sử dụng khá rộng
rãi và có hiệu quả trong các môn khoa học tự nhiên. Trên cơ sở tôn trọng các
đặc thù của văn chương, việc nghiên cứu ứng dụng loại câu hỏi nêu vấn đề
trong giờ học tác phẩm văn chương là một hướng tiếp cận có khả năng làm
thay đổi bản chất của câu hỏi giảng văn và góp phần thực thi vào việc đổi mới
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện
nay [36].
Trong cuốn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, TS Nguyễn Trọng Hoàn đã đi sâu vào trình bày những biện pháp
nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh. Tác giả có phân loại các loại câu hỏi
trong dạy học Văn. Theo tiến sĩ, “việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá
trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói
cách khác là mở tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học

tác phẩm văn chương trong nhà trường” của TS Nguyễn Quang Cương. Nội
dung bao trùm cuốn sách là những vấn đề xung quanh hệ thống câu hỏi, bài
tập văn học, từ thực trạng dạy học đến các vấn đề lí luận, từ mô hình lí thuyết
đến sự vận dụng trong thực tế dạy học tác phẩm văn chương. Tác giả đã dành
nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu một số SGK văn học của Liên Xô (cũ)
và của Pháp. Khảo sát, đánh giá hệ thống câu hỏi trong SGK văn học cải
cách. Từ đó xây dựng một số nguyên tắc cũng như đưa ra những tiêu chí để
xây dựng hệ thống câu hỏi cho SGK môn Ngữ văn THPT với mong muốn
mang lại cho SGK văn học một diện mạo mới với hệ thống câu hỏi có chất
lượng cao. Tác giả cho rằng: “Hệ thống câu hỏi (trong SGK văn học) một mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6
phải hấp dẫn, phong phú, kích thích trí tuệ và sự sáng tạo của mỗi học sinh,
mặt khác phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán để tạo nên kĩ năng cần thiết
trong việc hình thành và rèn luyện khả năng tự tiếp nhận, năng lực cảm thụ
thẩm mĩ, khả năng đánh giá , phân tích văn học” [8,tr.5]
Bài viết Phân tích nêu vấn đề với khả năng phát huy năng lực cảm thụ
văn chương của học sinh trong cuốn Văn chương bạn đọc sáng tạo của GS.
Phan Trọng Luận, đã khẳng định loại câu hỏi trong hoạt động tái hiện thường
vụn vặt, rời rạc và đưa ra những yêu cầu có tính nguyên tắc của câu hỏi nêu
vấn đề:
+ Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng một dung lượng rộng lớn, mang tính
chất tổng hợp, bao gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự kiện nhằm
sáng tỏ quan điểm chung của tác giả trong tác phẩm.
+ Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung, chứa
đựng mâu thuẫn.
+ Câu hỏi nhất thiết phải vạch ra được (hoặc định hướng) vào mối quan hệ
hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm.

phù hợp lứa tuổi, khả năng và mối quan tâm của HS; câu hỏi phải tác động
cảm xúc, thẩm mĩ của HS. Ngoài ra tác giả còn khuyên GV đặt câu hỏi phải
có kĩ thuật mới hiệu quả.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu có quy mô lớn là các bài trao đổi,
tổng kết kinh nghiệm đăng trên các báo, tạp chí như Lập hệ thống câu hỏi
trong giảng văn của Phùng Huy Triệu, NCGD, 3/1970; Một cách đặt câu hỏi
trong giảng văn của Ngô Cẩn, NCGD, 11/1972.
Những công trình nghiên cứu trên bằng hình thức này hay hình thức
khác, tiếp cận hệ thống câu hỏi trong tác phẩm văn chương từ góc độ này hay
góc độ khác cũng đều khẳng định: nếu GV biết sử dụng có hiệu quả các câu
hỏi trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương sẽ mạng lại niềm say mê
học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Tuy các vấn đề được nêu ra
chưa được nghiên cứu một cách hệ thống nhưng những gì các tác giả cung
cấp cũng sẽ là tiền đề lý thuyết quan trọng, để từ đó, chúng tôi có thể kế thừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8
trong việc nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn về “Xây
dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11”.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho việc dạy học các bài thơ trữ tình ở
lớp 11.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu về lí thuyết
- Xác định cơ sở lý thuyết cho việc giải quyết đề tài và những vấn đề
liên quan.
- Giới thuyết về thơ trữ tình (các khái niệm về thơ trữ tình và phân loại thơ).
- Lí thuyết về phương pháp dạy thơ trữ tình (dùng hệ thống câu hỏi để
dạy học tích cực hóa hoạt động cho học sinh).

- Thiết kế giờ học một bài thơ trữ tình theo hướng vận dụng hệ thống
câu hỏi hướng dẫn học bài theo đặc trưng loại thể.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn và tính
khả thi của hệ thống câu hỏi mà luận văn đã đề xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, nội dung luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống
câu hỏi trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 11.
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG
CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn
1.1.1.1. Vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn
Như chúng ta đã biết, hệ thống câu hỏi trong SGK là những định hướng
ban đầu rất cần thiết để giúp các em tự hiểu, tự khám phá tác phẩm văn học
một cách đúng hướng về cả nội dung và nghệ thuật. Vậy câu hỏi trong dạy
học văn có những vai trò như sau:
Một là: Câu hỏi trong dạy học văn sẽ giúp học sinh hiểu đúng và cảm
nhận đúng những tác phẩm văn học được học trong nhà trường. Tức là thông

Với vai trò và tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi trong dạy học văn
như trên, chúng tôi nhận thấy: quá trình tiếp nhận TPVH của học sinh ở trên
lớp muốn có hiệu quả cao, thì khâu then chốt, quyết định đến sự thành công
của tiết học chính là hệ thống câu hỏi. Thông qua quá trình tiếp thu bài trên
lớp, học sinh có thể tự kiểm tra, bổ sung và điều chỉnh những điều mà bản
thân mình chưa hiểu, chưa rõ khi chuẩn bị bài ở nhà. Đây chính là cơ sở để
đảm bảo cho việc dạy và học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm,
phát huy tính tích cực và sáng tạo của người HS.
1.1.1.2. Những nguyên tắc xây dựng hê thống câu hỏi trong dạy học Ngữ văn
Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo được tính khoa học và hệ thống
Câu hỏi cần đảm bảo tính chính xác về nội dung cũng như hệ thống thuật
ngữ, khái niệm. Nguyên tắc này còn biểu hiện ở tính hệ thống của câu hỏi.
Tính hệ thống thể hiện ở việc trình bày, sắp xếp và lựa chọn các câu hỏi sao
cho chúng không trùng lặp mà có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung và
làm sáng tỏ cho nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
Nguyên tắc 2: Thông qua hoạt động và khuyến khích sáng tạo
Hệ thống câu hỏi này cần chú ý nhiều đến tính sáng tạo, những câu hỏi
tái hiện không thể bỏ qua nhưng không được nhiều, hay nói đúng hơn câu hỏi
tái hiện chỉ là cái cớ để nêu ra những câu hỏi sáng tạo. Những câu hỏi có vấn
đề đòi hỏi sự sáng tạo, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi tự luận, không chỉ
đơn giản tìm thấy câu trả lời đã có trong SGK hoặc sao chép ở đâu đó.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm và phát triển
Cần xây dựng được hệ thống câu hỏi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Mỗi câu hỏi mới lại phức tạp hơn vì nó có mối quan
hệ với những câu hỏi phía trước đã được chuẩn bị. Hệ thống câu hỏi cần
chú ý tới tính toàn diện trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và tiếp

câu hỏi phát biểu cảm xúc, bình giá.
- Cần tránh những câu hỏi bột phát ngẫu hứng, chắp vá vụn vặt không
hệ thống, những câu hỏi mà khi hỏi đã hàm chứa câu trả lời, tránh đưa những
dữ kiện không cần thiết vào câu hỏi. Trong một câu hỏi tránh gộp những vấn
đề không hoàn toàn đồng nhất với nhau làm một.
1.1.1.3. Chức năng của câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn
Quá trình đọc tác phẩm văn học trong nhà trường có nhiều điểm khác
biệt với đọc những tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Vậy điểm khác biệt
đó là gì? Đó là một bên đọc tác phẩm có sự định hướng của người thầy, còn
một bên đọc hoàn toàn tự do, một bên đọc theo nhu cầu tìm hiểu, khám phá, lí
giải, còn bên kia đọc hoàn toàn nhằm mục đích giải trí… Như vậy, việc tiếp
nhận văn học của học sinh được học qua nhà trường là sự tiếp nhận một cách
có hệ thống, có ý thức, mang tính chủ động, tích cực. Có thể nói, hệ thống câu
hỏi trong SGK là những định hướng ban đầu rất cần thiết để từ đó giúp các
em tự tìm hiểu khám phá tác phẩm văn học đúng hướng cả về nội dung và
hình thức nghệ thuật. Từ đó có thể thấy được câu hỏi hướng dẫn học bài có
những chức năng cơ bản sau đây:
- Câu hỏi hướng dẫn học bài giúp học sinh chiếm lĩnh sơ bộ tác phẩm ở
nhà: qua việc chuẩn bị bài ở nhà, đã bước đầu xây dựng sự hiểu biết, khám

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14
phá tác phẩm theo từng cấp độ của câu hỏi phần hướng dẫn học bài. Chính
con đường này đã tạo điều kiện cho các em phát triển tri thức văn học, ngôn
ngữ, tư duy, tình cảm… đó là điểm cần đạt tới của câu hỏi trong SGK. Có thể
nói, học sinh là người tự tìm hiểu tác phẩm, đây là quá trình sáng tạo chứ
không phải thụ động, điều này phải diễn ra từ sự chủ động của bản thân các
em. Chính vì vậy mà người thầy cần tìm cách tác động vào quá trình tiếp nhận
của các em, giúp các em tư nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo hơn trong quá trình

thơ trữ tình thường có một trục kết cấu chính đó là mạch cảm xúc và suy tư
của nhà thơ. Nó là quá trình diễn biến, phát triển xúc cảm qua một số chặng.
Và thông thường, các chặng của cảm xúc đó nương tựa vào các chặng đường
phát triển của hình tượng khách thể. Như vậy thì trong một bài thơ trữ tình sẽ
có hình tượng chủ thể trữ tình và hình tượng khách thể trữ tình đan xen vào
nhau để thể hiện một chủ đề. Hay nói cách khác, nó có kết cấu tâm trạng và
kết cấu hình ảnh.
- Đặc điểm thứ ba: Xét về mặt ngôn ngữ, lời thơ nói chung đều hàm súc,
cô đọng, nó chứa đầy, nén chặt những tình cảm, tư tưởng và giàu sức khơi gợi
trí tưởng tượng, cảm xúc ở người đọc. Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ được tổ
chức một cách đặc biệt để tạo ra âm thanh, nhịp điệu, có sự kết hợp khác
thường về ngôn từ để tạo ra một ý nghĩa riêng. Đặc biệt ở ngôn ngữ thơ, các
biện pháp nghệ thuật về ngôn từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa…
được sự dụng ở mật độ cao và sáng tạo.
1.1.4. Phương pháp dạy thơ trữ tình
Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể,
GS Trần Thanh Đạm có viết: Thơ có tác dụng lớn lao đối với việc giáo dục
con người. Thơ như là một nghệ thuật của ngôn ngữ cân đối, hài hòa, du
dương, xưa nay vốn rất gần gũi, dễ tiếp nhận, dễ quen thân đối với tâm hồn
và trí tuệ của thế hệ trẻ. Trẻ em ngay từ lúc bé đã thuộc rất dễ dàng những
bài thơ cũng như các em đã thuộc những bài hát hay nhớ những câu chuyện
đời xưa… Thực tế hiện nay ở phổ thông, chúng tôi nhận thấy là các em học
sinh vẫn còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ, các em thường ít hiểu, ít yêu thơ hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16
Rất ít khi gặp các em dùng những quyển sổ nhỏ để ghi chép lại những bài thơ,
những câu thơ mà mình yêu thích. Đối với nhiều em, thế giới thơ ca còn là
một thế giới hoàn toàn xa lạ, các em chỉ tiếp xúc các bài thơ trong SGK mà

sức rung động từ bên trong. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cách điệu, nhưng ở
những bài thơ hay, tính cách điệu hòa hợp với tính tự nhiên, nên khi đọc thơ,
thầy giáo vừa phải là rõ được tính cách điệu của lời thơ vừa giữ được tính tự
nhiên của giọng đọc. Các yếu tố âm, thanh, vần của thơ trong giọng đọc vẫn
nổi rõ mà vẫn gắn liền với nội dung tình cảm, tư tưởng của bài thơ, chứ không
phải tách rời nội dung đó.
Dạy thơ trong nhà trường không thể không chú ý đến việc ngâm thơ.
Qua con đường tập ngâm thơ, nghe ngâm thơ giáo viên bồi dưỡng cho học
sinh lòng yêu mến và sự hiểu biết về thơ.
Cùng với việc đọc thơ, ngâm thơ thì còn có vấn đề thuộc thơ. Thuộc thơ
là biểu hiện rõ rệt của lòng yêu thơ và mức độ hiểu thơ. Việc thuộc thơ sẽ
giúp ta hiểu thêm nhiều khía cạnh mà trước đó ta chưa thấy hết.
Vì vậy, theo chúng tôi, phương pháp chiếm lĩnh một bài thơ trữ tình có
thể theo các hướng sau:
* Yêu cầu lí tưởng: Phải làm sao cho học sinh biết “lắng nghe cho được
nhịp đập của sự sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại
cái rung cảm của tác giả, cũng vui buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ,
nâng mình lên cảm xúc với cái đẹp trong hình tượng thơ văn, nghe nhạc mà
thấy mùi hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng
tối hóa thân u… Tóm lại, đi vào thế giới tinh vi của thơ bằng cả con đường
thông minh, nhạy cảm, tinh vi của mình…”(Lê Trí Viễn, Những bài giảng ở
đại học).
* Quy trình tiếp cận văn bản:
- Tiếp xúc bước đầu với văn bản
+ Đọc diễn cảm: mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng
học sinh, làm sống dạy tâm tư, tình cảm của nhà thơ gửi gắm, giãi bày
trong đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trích đoạn Thống kê phân loại Về phía học sinh Xây dựng hệ thống câu hỏi cho một số bài thơ trữ tìn hở lớp 11 Các câu hỏi phải có sự chọn lọc và mang tính sáng tạo cao Giới thuyết chung
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status