giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Pdf 22

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
XÂY DỰNG - LẮP ĐẶT........................................................................9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng
lắp đặt ..........................................................................................................9
1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng – lắp đặt và vai trò của ngành xây
dựng trong nền kinh tế quốc dân...............................................................9
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ xây dựng lắp đặt.11
1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. ................................13
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ. .......................................................15
1.2.1. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng. ....................................15
1.2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt..........................................22
1.2.3. Hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt...............28
1.3. Công tác khai thác nghiệp vụ BHXDLĐ. ........................................31
1.3.1. Đặc điểm của ngành xây dựng lắp đặt ảnh hưởng đến công tác
khai thác. ................................................................................................31
1.3.2. Vai trò của công tác khai thác. .....................................................34
1.3.3. Các kênh khai thác nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt của BIC..........35
1.3.4. Quy trình khai thác. ......................................................................36
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác...........................................41
1.4.1. Lý luận chung về kết quả khai thác...............................................41
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác.........................................42
1.5. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ. ..........................................................44
1
1.5.1. Lý luận chung về hiệu quả khai thác. ...........................................44
1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ.............45
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO XÂY DỰNG LẮP

3.2.5.Về công tác đào tạo, bổ sung nhân sự............................................92
3.2.6.Về nghiệp vụ và các hoạt động khác..............................................93
3.3. Mục tiêu phát triển trong năm 2008.................................................94
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ xây
dựng – lắp đặt tại BIC...............................................................................95
3.4.1. Một số đề xuất đối với bản thân BIC............................................95
3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và hiệp hội bảo
hiểm Việt Nam......................................................................................106
KẾT LUẬN.........................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................110
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.
Chương I:
Bảng 1.1: Sự khác nhau về phạm vi bảo hiểm giữa đơn BHXD và BHLĐ.
Sơ đồ 1.2: Quy trình khai thác của BIC qua hệ thống BIDV.
Sơ đồ 1.3:Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại BIC.
Chương II:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức BIC.
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIC năm 2006, 2007
Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm theo khu vực của BIC năm 2006,2007.
Bảng 2.4: Phân chia phí bảo hiểm gốc của BIC theo loại hình nghiệp vụ năm
2006, 2007.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tái bảo hiểm của BIC năm 2006, 2007
Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV – QBE và BIC giai
đoạn 2003 - 2007.
Bảng 2.7:Một số dự án lớn mà BIC đã bảo hiểm thành công.
Bảng 2.8:Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của BIDV –
QBE và BIC giai đoạn 2003-2007.
Bảng 2.9: Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt của BIDV –QBE
và BIC giai đoạn 2003- 2007.

10.STBH: Số tiền bảo hiểm.
11.KH: Khách hàng.
12. CN: Chi nhánh.
13. TCT: Tổng công ty.
14. CTCP: Công ty cổ phần.
15. TP: Thành phố
16. DA: Dự án.
17. XM: Xi măng.
18. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
19. BQLDA: Ban quản lý dự án.
20. TĐ: Thủy điện.
21. NV: Nghiệp vụ.
22. KD: Kinh doanh.
23.DT: Doanh thu.
6
LỜI NÓI ĐẦU
Một chính trị gia – thủ tướng Anh – Wilton Churchill đã nói : “Nếu có
thể tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà và trên trán mỗi người. Càng ngày
tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn bảo hiểm có thể giải phóng các
gia đình ra khỏi thảm họa không lường trước được”.
Thật đúng vậy, sau những thảm hoạ: vụ khủng bố 11/09 ở trung tâm
thương mại quốc tế, rồi sập cầu Cần Thơ làm chấn động xã hội Việt Nam
trong năm 2007 vừa qua…đã khẳng định thêm ý nghĩa lớn lao của hai chữ
“bảo hiểm”. Sự hỗ trợ to lớn của bảo hiểm đã làm giảm bớt được biết bao
thiệt hại về vật chất cho các tổ chức, các cá nhân và cho toàn xã hội; xoa dịu
bao nỗi đau về tinh thần cho những người bị mất người thân trong vụ tổn thất.
Mà góp phần quan trọng đặc biệt ở đây là sự có mặt của nghiệp vụ bảo hiểm
xây dựng - lắp đặt.
Trong hơn 3 tháng thực tập tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, được ban lãnh đạo công ty tạo điều kiện thuận lợi để em

của nền văn minh xưa kia, điều đó chứng tỏ ngành xây dựng đã có từ rất lâu
trong lịch sử xã hội loài người. Người xưa đã để lại cho chúng ta những kim
tự tháp Maya, kim tự tháp Ai Cập rồi Vạn lý trường thành hùng vĩ. Những
kiến trúc hiện đại của con người ngày nay là sự kế thừa, phát huy dựa trên nền
tảng khoa học cũng như kỹ thuật của những công trình xa xưa đó.
Công nghiệp xây dựng đang ngày càng thâm nhập sâu, rộng vào đời
sống của con người, từ những ngôi nhà ở thông thường phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu của con người cho tới những công trình lớn như đường hầm, nhà
máy điện nguyên tử, nhà máy lọc dầu… hay những khu vui chơi giải trí đều
cần đến sự góp mặt của công nghiệp xây dựng.Vì thế ngành công nghiệp xây
dựng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu cho quá trình phát triển
của xã hội loài người.
Ngày nay, ngành công nghiệp xây dựng đạt được những thành tựu ngày
càng to lớn, mức độ phức về kỹ thuật của nó ngày càng tinh vi hơn, cơ sở hạ
tầng mà nó tạo ra là một chuẩn mực đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia.
Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra mà các dự án xây dựng đang phải đương
đầu đó là: sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, sự thiếu hụt ngày càng gia tăng về
9
nguyên vật liệu và các nguồn tài nguyên khác…cho các công trình xây dựng.
Song chính khó khăn đó đã trở thành động lực để ngành công nghiệp xây
dựng phát triển hơn trong điều kiện “tài nguyên” có hạn. Vì vậy nó đã và
đang ngày càng mở rộng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư.
Do những tính chất và đặc thù như vậy nên ngành xây dựng - lắp đặt có
những đặc điểm sau:
- Ngành xây dựng mang những đặc tính chung của cả ngành sản xuất và
ngành công nghiệp dịch vụ: Nó cũng có các sản phẩm vật chất và thường gây
ấn tượng về kích thước, giá thành và sự phức tạp về kỹ thuật. Nhưng mặt khác
ngành xây dựng lại mang dáng vẻ của một ngành công nghiệp dịch vụ bởi lẽ
nó không tích lũy vốn đáng kể so với các ngành công nghiệp khác như thép,
giao thông vận tải, dầu khí và khai thác mỏ.

- Hàng năm ngành đóng góp một tỷ lệ lớn vào GDP. Giúp giải quyết
công ăn việc làm cho hàng triệu người
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ xây dựng lắp đặt
1.1.2.1. Trên thế giới.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động sản xuất kinh
doanh dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có
nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân,
nhưng bất kể lý do gì khi xảy ra rủi ro thường đem lại cho con người những
khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, ngưng trệ hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhiều tổ chức và cá nhân. Làm ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có rất
nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả.
Nhưng bảo hiểm vẫn là biện pháp được ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
11
Cùng với sự ra đời của ngành bảo hiểm nói chung thì bảo hiểm xây dựng
lắp đặt cũng xuất hiện. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm
kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. So với các loại hình bảo
hiểm khác thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều. Đơn bảo hiểm kỹ
thuật đầu tiên trên thế giới được cấp năm 1859, trong khi đó bảo hiểm hàng
hải xuất hiện năm 1547, bảo hiểm hoả hoạn năm 1667. Bảo hiểm kỹ thuật có
mặt hầu hết trong các lĩnh vực của hoạt động kinh tế và xã hội trên toàn thế
giới. Từ việc bảo hiểm cho các máy móc sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi
trong phòng thí nghiệm cho tới bảo hiểm các công trình xây dựng lớn như các
toà nhà chọc trời, sân bay bến cảng, tàu vũ trụ, nhà máy điện nguyên tử…
Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ - kỹ thuật làm cho bảo hiểm kỹ
thuật phát triển hơn bao giờ hết và trở thành một trong những loại hình bảo
hiểm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển
rất nhanh chóng và tương đối hoàn chỉnh, cho đến nay đã có rất nhiều loại

liệt, bên cạnh các “đại gia” của bảo hiểm Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh,
PJICO, PVI… thì ngày càng xuất hiện nhiều công ty mới gia nhập thị trường
như: BIC (trước đây là liên doanh bảo hiểm Việt- Úc), AAA, Liberty...Hiện
nay nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong
tổng doanh thu phí của các công ty bảo hiểm và lợi ích của toàn xã hội.
1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt.
1.1.3.1. Đối với xã hội.
Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế
13
mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân tổ
chức và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay bảo hiểm không còn xa lạ
mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp, và đã thâm nhập
vào mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống
càng nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ
mới. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm là một tất yếu khách quan nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người và vì con người. Tác dụng của bảo hiểm nói
chung cũng như NVBHXDLĐ đối với xã hội được thể hiện qua các điểm sau:
- Nó là nguồn thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Người tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm tạo thành một nguồn quỹ lớn. Quỹ này ngoài chi trả,
trong trường hợp cần thiết còn đem đầu tư.
- Bảo hiểm thu hút một lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn
việc làm tạo thu nhập cho người dân và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm
trong nước (GDP) và tích luỹ cho ngân sách nhà nước.
- Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước, nhất là
thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Hiện nay nước ta có rất nhiều công ty và
tập đoàn Bảo hiểm nước ngoài đầu tư và hoạt động như AIA, Prudential,…
- Bảo hiểm trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, cho các tổ chức
giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt sản xuất kinh doanh, bảo hiểm thể
hiện rất rõ tính công đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc.

- Ngoài ra đơn bảo hiểm này có mở rộng cho các điều khoản bổ sung để
bảo hiểm cho các chi phí làm ngoài giờ, làm đêm, làm vào ngày lễ, chi phí
vận chuyển tốc hành, bảo hành, chi phí chuyên gia…
- Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu,
quản lý trông coi của người được bảo hiểm.
15
Phần II: Trách nhiệm đối với bên thứ ba nhằm bảo vệ cho các quyền lợi
của các bên không được bảo hiểm/không liên quan đến công trình trên, trong
hoặc gần khu vực công trường khi bị thiệt hại vật chất, hoặc bị thương tật, ốm
đau bất ngờ là hậu quả trực tiếp của việc thi công công trình và NĐBH phải
chịu trách nhiệm pháp lý cho các tổn thất và/hoặc thiệt hại đó.
Khi hướng dẫn NĐBH khai báo về đối tượng cần bảo hiểm khai thác
viên cần chú ý yêu cầu NĐBH khai báo đầy đủ các thông tin sau:
- Mô tả chi tiết các yếu tố liên quan đến đối tượng được bảo hiểm như
chiều cao, chiều rộng, chiều dài, vật liệu xây dựng, chất liệu của móng, tầng
hầm, tầng trên mặt đất, tường chắn, tường chống sụt lở…
- Địa điểm, thời gian thi công công trình và cần ghi rõ các công trình đã
và đang xây dựng liền kề 4 phía.
- Các yếu tố thiên nhiên, yếu tố địa chất, khí tượng thuỷ văn có thể ảnh
hưởng đến công trình như lũ lụt, mưa bão, động đất…ảnh hưởng của các công
trình đã và đang xây dựng xung quanh đối với công trình (nổ, lún…)
1.2.1.2. Phạm vi bảo hiểm.
* Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm:
Ngoài một số rủi ro đặc biệt bị loại trừ thì các rủi ro là nguyên nhân gây
nên thiệt hại, tổn thất bất ngờ và không lường trước được diễn ra trong thời
gian bảo hiểm tại khu vực bảo hiểm đều được bảo hiểm:
Một số rủi ro chính được bảo hiểm là:
- Cháy, nổ và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy.
- Sét đánh.
- Bị các phương tiện giao thông hay máy bay đâm vào.

trị bảo hiểm cho phần này:
17
- Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại
công trình trong trường hợp có tổn thất xảy ra.
- Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng.
- Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra.
→ Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng.
Số tiền bảo hiểm của loại hình này được tính trên cơ sở giá trị thay thế
mới. Giá trị thay thế mới là giá trị thay thế của một máy móc thiết bị bằng
một máy móc thiết bị mới tương tự cùng loại và cùng công suất, bao gồm:
- Giá trị máy móc thiết bị.
- Chi phí vận chuyển vận chuyển, bảo hiểm, lắp đặt, chi phí khác…
Trong trường hợp số tiền bảo hiểm không được tính trên cơ sở giá trị
thay thế mới thì cán bộ khai thác trách nhiệm hướng dẫn khách hàng kê khai
giá trị tại thời điểm tham gia bảo hiểm, công thức tính như sau:
Giá trị thực tế = Giá gốc – khấu hao sử dụng + chi phí sửa chữa lớn, đại tu
Trường hợp mua theo Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán của Người mua
bảo hiểm thì cán bộ khai thác nên tìm hiểu giá trị thực tế của thiết bị biết được
rằng khách hàng có bảo hiểm dưới giá trị hay không và giá trị là bao nhiêu để
có thể áp dụng điều khoản cho phù hợp, mặt khác đây cũng là cơ sở để thuận
lợi cho việc giải quyết khiếu nại, nếu phát sinh.
→ Giá trị bảo hiểm đối với trang thiết bị xây dựng.
Tương đối khó xác định vì trang thiết bị xây dựng nhiều hạng mục với
nhiều giá trị khác nhau. Có những hạng mục chỉ sử dụng trong khoảng thời
gian nhất định tại công trường, sau đấy lại di chuyển tới công trường khác.
Chỉ một phần giá trị của trang thiết bị này được đưa vào giá thành của công
trình. Có 2 cách xác định giá trị bảo hiểm của trang thiết bị xây dựng:
+ Cách 1: dự kiến giá trị của trang thiết bị thời điểm tập trung cao nhất
trong quá trình xây dựng.
18

- Số tiền bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm.
- Tiền thực tế của nhà đầu tư, nhà thầu.
- Mức độ đảm bảo của bảo hiểm (mức miễn thường và điều kiện bồi
thường được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm).
Ngoài ra còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng, giảm phí như:
trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu, số lần tham gia bảo hiểm của nhà đầu
tư, khách hàng truyền thống, tiểu sử các vụ khiếu nại tài chính khi tham gia
bảo hiểm của người được bảo hiểm, tay nghề của người lao động.
Khi cấp đơn bảo hiểm khai thác viên cần xem xét, đánh giá tình hình
thực tế của từng loại rủi ro nhận bảo hiểm, các điều kiện, điều khoản, các hạn
mức bồi thường… để đưa ra mức phí phù hợp nhất.Tuy nhiên, mức phí mà
nhà bảo hiểm được phép áp dụng không được thấp hơn 80% mức phí tham
khảo của thị trường để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và
khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên những cơ sở sau:
- Phí tiêu chuẩn: Là mức phí bảo hiểm cho các rủi ro tiêu chuẩn (các rủi
ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng/lắp đặt tiêu chuẩn của Munich
Re đang được áp dụng ở nước ta hiện nay)
Phí bảo hiểm được tính đối với các rủi ro tiêu chuẩn trong đơn bảo hiểm
xây dựng bao gồm:
+ Các rủi ro thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ, lụt, mưa,
tuyết, đất đá, sụt, lở…
+ Các rủi ro khác như: cháy, nổ, ô-tô hay các phương tiện khác đâm vào,
trộm cắp, tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm nhầm lẫn…
20
Phí bảo hiểm tiêu chuẩn bao gồm: phí bảo hiểm cơ bản và phụ phí bảo
hiểm tiêu chuẩn.
+ Phí bảo hiểm cơ bản: là mức phí tối thiểu tính cho từng loại công trình
theo thời gian xây dựng lắp đặt tiêu chuẩn (thông thường là 12 tháng), được

tượng của đơn bảo hiểm lắp đặt chia thành 02 phần là phần tổn thất vật chất
và phần trách nhiệm đối với bên thứ ba. Đối tượng bảo hiểm cho phần tổn
thất vật chất của đơn lắp đặt bao gồm chủ yếu các hạng mục sau:
- Máy móc dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi tiến
hành lắp ráp các máy móc thiết bị đó.
- Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc lắp ráp.
- Tài sản trên và xung quanh công trường thuộc quyền quản lý của người
được bảo hiểm.
- Chi phí dọn dẹp vệ sinh.
1.2.2.2. Phạm vi bảo hiểm.
* Phạm vi bảo hiểm phần tổn thất vật chất.
Về cơ bản cả hai đơn đều giống nhau về quy định phạm vi bảo hiểm của
phần tổn thất vật chất. Tuy nhiên hai đơn có những điểm khác nhau cơ bản:
- Trong đơn BHXD: Loại trừ cho tổn thất do thiết kế và loại trừ chi phí
khắc phục, sửa chữa lỗi, khuyết tật của nguyên vật liệu, sai sót, tay nghề kém.
Đơn BHXD chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất gián tiếp là hậu quả của
các sai sót, khuyết tật của nguyên vật liệu, tay nghề kém còn tổn thất trực tiếp
bị loại trừ. Còn về tổn thất do thiết kế chỉ được bảo đảm nếu có điều kiện bổ
sung là: “Bảo hiểm cho rủi ro của người thiết kế”, tuy nhiên cũng chỉ chịu
trách nhiệm về những tổn thất là hậu quả.
22
- Đơn BHLĐ cũng quy định gần như trên, tức là loại trừ tổn thất do thiết
kế; khuyết tật của nguyên vật liệu, tay nghề kém...nhưng không phải là lỗi
trong khi lắp đặt (trách nhiệm này thuộc người chế tạo ra máy móc, thiết bị
được lắp đặt). Các sai sót khi lắp đặt thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Để dễ hình dung ta theo dõi qua bảng sau:
Bảng 1.1: So sánh phạm vi bảo hiểm giữa đơn BHXD và BHLĐ công
ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư phát triển (BIC) đang triển khai.
Bảo
hiểm

vi bảo hiểm
-nt-
ĐKBS 115 cho các
tổn thấtgián tiếp
Nguồn: Phòng nghiệp vụ
+ Sở dĩ phạm vi bảo hiểm của BHXD trong trường hợp này rộng hơn
BHLĐ vì trong xây dựng người sản xuất hay người chế tạo và chủ đầu tư
thông thường là một người. Còn trong BHLĐ thì người sản xuất hay chế tạo
là các nhà máy, xí nghiệp chế tạo ra máy móc thiết bị được lắp đặt.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa hai đơn là: Đơn BHLĐ loại trừ tất cả tổn
thất trực tiếp và gián tiếp của các rủi ro trên. Và có thêm điều kiện bổ sung là
:“Bảo hiểm rủi ro của người chế tạo” sẽ mở rộng phạm vi bảo hiểm cho cả
các rủi ro nêu trên nhưng chỉ cho các tổn thất gián tiếp. Còn các tổn thất trực
tiếp vẫn bị loại trừ.
- Thêm một điểm khác khau nữa là trong đơn BHXD: Loại trừ các trục
trặc của các trang bị máy móc xây dựng gây ra bởi sự hỏng hóc, trục trặc, đổ
vỡ cơ học hoặc điện hoặc việc đông lạnh các chất làm nguội, các chất lỏng
nào khác, hoặc do chất bôi trơn hư hỏng hoặc do thiếu dầu và các chất làm
23
nguội và tổn thất của các xe cộ có giấy phép lưu hành trên công lộ gây ra.
Trong đơn BHLĐ không có điểm này.
* Phạm vi bảo hiểm phần trách nhiệm đối với người thứ ba.
- Phần mở đầu: phạm vi bảo hiểm của hai đơn bảo hiểm về cơ bản là
giống nhau. Tuy nhiên trong đơn bảo hiểm lắp đặt có thêm phần trách nhiệm
cả khi chạy thử máy (trong BHXD không có chạy thử này).
- Phần loại trừ: cả hai đơn đều quy định giống nhau về loại trừ trách
nhiêm đối với người thứ ba. Và chỉ đảm bảo trách nhiệm của người được bảo
hiểm đối với người thứ ba trong thời gian xây dựng hay lắp đặt , không chịu
trách nhiệm trong thời gian bảo hành.
- Riêng đơn BHXD có thêm điểm 3 loại trừ các tổn thất do chấn động

+ Giá trị bảo hiểm trong BHLĐ là giá trị thay thế mới của bất kỳ một
máy móc hay thiết bị mới tương đương, tức là bao gồm: Giá mua gốc+Cước
vận chuyển + Phí bảo hiểm + Phí kho bãi + Thuế hải quan + Chi phí lắp đặt.
- Để bảo hiểm cho các tài sản trên và xung quanh công trường (thuộc sự
quản lý của chủ đầu tư, chủ thầu) đơn BHXD áp dụng ĐKBS: “Cam kết về
các tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường”. Trong đơn BHLĐ, có
quy định mở rộng bảo hiểm cho các tài sản trên và xung quanh công trường
thuộc quyền quản lý, sở hữu, trông nom hay coi sóc của NĐBH. Tuy nhiên
tổn thất chỉ được bồi thường khi có liên quan trực tiếp với công tác lắp đặt/
xây dựng (được bảo hiểm theo đơn BHLĐ), và giá trị của các tài sản này phải
được kê khai trong phụ lục đơn bảo hiểm lắp đặt.
Ngoài ra, trong đơn BHLĐ còn quy định rằng các máy móc thiết bị dùng
trong công tác xây/lắp không thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn BHLĐ (các
máy móc, thiết bị này được bảo hiểm bằng ĐKBS: “Bảo hiểm các máy móc
25

Trích đoạn Hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểmxõy dựng –lắp đặt Cỏc kờnh khai thỏc nghiệp vụ xõy dựng –lắp đặt của BIC Một số đề xuất đối với bản thõn BIC Một số kiến nghị đối với cỏc cơ quan nhà nước và hiệp hội bảo
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status