Tình huống nâng cao năng lực quản trị và xử lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực BĐ - Pdf 23

Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể hiểu Ngân hàng Thương mại theo một trong các khái niệm như
sau :
 Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh
trên nhiều lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Trong đó chức năng chủ yếu là làm
trung gian Tín dụng giữa các doanh nghiệp các cá nhân trong nền Kinh
Tế.
 Ngân hàng Thương mại là một Tổ chức kinh doanh tiền tệ và thực hiện
các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
 Ngân hàng Thương mại là Tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán.
 Ngân hàng Thương mại là một tổ chức Tín dụng quan trọng nhất trong
các ngân hàng trung gian.
 Điều 20: Luật các tổ chức Tín dụng (Luật số 02/1997/QH-10) chỉ rõ :
“ Ngân hàng Thương mại là một tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
Như vậy, có thể nói rằng Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính
trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ
thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập
nguồn vốn Tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của Ngân hàng Thương mại thể hiện qua các
điểm sau:
 Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế.
 Ngân hàng Thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh.
Thái Minh Lượng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
 Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ
Tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Tiết kiệm
Cho vay
Cung cấp dịch
vụ
ngân hàng
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại phụ thuộc vào
mức độ rủi ro:
Ngân hàng Thương mại là một Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Cũng như các Doanh nghiệp
khác, các Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh
lời. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro.
Chính vì vậy, hàng năm các Ngân hàng Thương mại được phép trích lập quỹ bù
đắp rủi ro. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro.
Nếu rui ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại. Như vậy hiệu quả kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh
nghiệp. Khi rủi ro quá lớn đến mức Ngân hàng Thương mại mất khả năng thanh
toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp.
Do đó việc quản trị xử lý Tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh là rất quan trọng.
Sau gần 4 tháng theo học tại khóa “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà
nước, Chương trình Chuyên viên chính năm 2008 ” tại Học viện Hành Chính,
được sự nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức của các Thầy, Cô trong Học
Viện, tôi đã có được những kiến thức cơ bản, bổ ích và thiết thực phục vụ cho
công tác quản lý đạt kết quả tốt. Trên cơ sở đó tôi lựa chọn đề tài “Tình huống
nâng cao năng lực quản trị và xử lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu vực BĐ ” để thực hiện bài Tiểu luận này.
Ngoài phần mở đầu, Tiểu luận được bố cục thành ba phần chính :
Phần thứ nhất : Mô tả tình huống.

hợp để tiếp cận và vận hành sản xuất theo cơ chế mới. Mặt khác xét về cơ cấu
sở hữu, Ngân hàng Thương mại thuộc sở hữu Nhà nước chiếm thị phần chủ yếu
trong huy động vốn và cho nền kinh tế. Do vậy việc bỏ vốn đầu tư cho nền kinh
tế dựa trên phong trào, cảm thức chủ quan, và thiếu trách nhiệm…Vì vậy rủi ro
tín dụng là không tránh khỏi. Từ những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ XX
hoạt động tín dụng Việt Nam đã trải qua những khó khăn, diễn ra ở toàn hệ
thống các Ngân hàng Thương mại cũng có thể gọi là khủng hoảng tín dụng. Đó
là rủi ro tín dụng xẩy ra phổ biến, nợ khó đòi tăng cao. Trước tình hình đó Ngân
hàng Thương mại thực hiện các giải pháp tình thế đi theo các giải pháp lâu dài,
để đưa lại kết quả như thông qua kiểm tra xử lý bằng giảm nợ, khoanh nợ, cho
vay mới, kể cả các biện pháp mạnh như sát nhập, giải thể hay cho phá sản
những Ngân hàng Thương mại mất khả năng thanh toán như Ngân hàng
Thương mại Việt Hoa, Ngân hàng Thương mại Châu Á Thái Bình Dương…
như vậy việc quản lý và xử lý rủi ro tín dụng là mục tiêu trước mắt và lâu dài.
Thái Minh Lượng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
2) –Diễn biến tình huống.
Cho đến những năm đầu của thế kỷ 21 hoạt động Tín dụng của các Ngân
hàng Thương mại được khôi phục và có bước phát triển mới. Cùng với đà tăng
trưởng của nền kinh tế và dòng vốn nước ngoài đổ vào khá cao, tốc độ tăng tổng
phương tiện thanh toán và tổng dư nợ đến chóng mặt nhất là những năm gần
đây, đã báo hiệu tốc độ của lạm phát và hiện tượng kinh tế “ bong bóng ” dẫn
đến rủi ro tín dụng ( xem biểu sau đây):
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tín Dụng
39.9 30.2 24.8 13.2 27.7 20.2 31.6 28.8 27.2 20.6 24.8 37.8
TPTTT
27.8 26.8 24.7 28.6 25.6 24.5 2.11 23.9 20.6 24.4 29.7 36.9
CPI
4.65 3.63 9.2 0.05 -0.6 0.79 4.04 3.01 9.5 8.4 6.6 12.63

kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các qui trình quản lý tín dụng, cán bộ tham
ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa…
- Rủi ro pháp lý : Thường tác động tới các Ngân hàng theo hai cách :
– Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện Ngân hàng. Lý
do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình
thường, ví dụ việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách
hàng là vô lý. Tuy nhiên, các trường hợp này có thể phát sinh từ các lý do tách
biệt khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng như việc tài trợ cho những khách
hàng gây ô nhiễm môi trường có thể làm Ngân hàng bị các bên thứ ba kiện
cáo…
– Khi các thu xếp pháp lý của một Ngân hàng, ví dụ: các hợp đồng cho
vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của Ngân hàng đó có vấn đề, hoặc Nhà nước
thay đổi đột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên… điều
này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho Ngân hàng.
Thái Minh Lượng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
- Rủi ro chiến lược : Phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động
của Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro
chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân các Ngân hàng.
Ví dụ: việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và
thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làm Ngân hàng
gặp rủi ro thua lỗ.
- Rủi ro uy tín : là rủi ro dư luận đánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó
khăn nghiêm trọng cho Ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách
hàng rời bỏ Ngân hàng.
*. Thực trạng rủi ro tín dụng :
Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các Tổ chức tín dụng,
theo qui định tại điều 2 Qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN
ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là khả năng xảy

hàng Thương mại vẫn còn yếu, còn có tình trạng một khách hàng vay vốn tại
nhiều Ngân hàng Thương mại nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ
rủi ro. Việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn có nhiều bất cập, chưa hỗ
trợ hiệu quả cho việc diễn ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nguyên nhân
của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành
một cách bài bản, nghiêm ngặt. Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường,
đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và
yêu cầu hội nhập.
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn ,hiệu quả và bền vững, góp
phần tăng trưởng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban
Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, gần đây Ngân
hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi
ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như :
Thái Minh Lượng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
- Chỉ thị số 02/2005/CT- NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các Ngân hàng
Thương mại tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài
chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng
tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng, đến công
tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Quyết định 783/2005/QĐ – NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà Nước sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của Ngân hàng Thương
mại đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng
trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở Pháp lý cho Tổ chức tín dụng
chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh – Ví dụ : việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ là do Ngân hàng Thương mại tự xem xét, quyết định trên cơ sở
khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng.
- Trước tình hình đó những đảm bảo an toàn vốn và ngăn chặn rủi ro tín dụng
có thể xảy ra mang tính hệ thống. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban

định của pháp luật. Bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại một số Tổ chức tín
dụng hoạt động kém hiệu quả, chậm phát hiện sai phạm của Tổ chức tín dụng.
Có những lúc Tổ chức tín dụng còn chưa thành lập được bộ máy kiểm toán nội
bộ chuyên trách theo qui định.
Để chấn chỉnh tình hình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản và kiên
quyết điều hành, đó là :
• Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN về việc điều hành chỉ tiêu cho vay các Tổ
chức chứng khoán xuống mức dư nợ khống chế là 3 %/ tổng dư nợ.
Thái Minh Lượng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lớp Bồi dưỡng kiến thức Chuyên viên chính K2.08
• Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2007 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về việc sửa đổi bổ xung một số điều
của quy định về phân loại hỗ trợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
về xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo
quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
Trên cơ sở 2 văn bản trên Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt
Nam cũng ra văn bản hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Ngân hàng Nhà
nước.
* Quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 9-6 năm 2005, của HĐQT-
NHCT-VN về việc ban hành quy chế về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng
quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Công thương.
Vào năm 2007 cũng có Quyết định tiếp theo đó là: Quyết định số
296/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 1-8-2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương.
3. Ngân hàng Công thương khu vực BĐ và nhiệm vụ xử lý rủi ro tín dụng
theo Quyết định số 493 của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
a) Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương - Khu vực BĐ
- Tiền thân của Ngân hàng Công thương khu vực BĐ là Chi điếm Ngân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status