Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng - Pdf 27

LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống kinh tế hàng ngày, rủi ro luôn luôn tiềm ẩn, nó được coi là những
bất trắc, những biến cố không có lợi, nằm ngoài sự mong đợi của con người. Rủi ro nhiều
khi mang lại những hậu quả không lường. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng cũng luôn có
thể gặp nhiều loại rủi ro nhưng rủi ro điển hình nhất mà Ngân hàng phải luôn đối mặt là rủi
ro tín dụng- Rủi ro khách hàng không trả được nợ. Rủi ro này không chỉ gây tác động xấu
tới ngân hàng mà ở mức độ trầm trọng hơn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Chính vì vậy, trong
giai đoạn hiện nay, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đang
là mối quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng và xã hội.
Qua quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, em đã
tìm hiểu và chọn đề tài: “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
Công thương Đà Nẵng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng
Chương II: Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Đà Nẵng trong hai năm 2002-2003
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng Công thương Đà Nẵng trong thời gian đến.
Với sự hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên chuyên
đề không thể tránh khỏi những sai xót, hạn chế nhất định. Do vậy em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Ths. Nguyễn Đức
Hoà, các cô chú và anh chị phòng tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Đà Nẵng, ngày 08/05/ 2004
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Hoàng
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Ngân hàng Thương mại
Theo luật TCTD đã được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực từ năm

- Hoạt động về vốn tự có và các quỹ.
b) Các hoạt động bên tài sản có (sử dụng vốn)
Đây là hoạt động sử dụng nguồn vốn của ngân hàng để cho vay hay đảm bảo cho
các khoản chi trả cho khách hàng bằng cách cấp tín dụng cho họ trong một khoản thời gian
nhất định, bao gồm:
- Hoạt động về ngân quỹ: là quá trình tạo lập các quỹ tiền tệ, hoạt động này chủ
yếu là đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả khi có nhu cầu về rút tiền mặt hay các khoản
vay bằng tiền của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay: đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, hoạt động này đem
lại phần lớn lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng đem lại phần lớn rủi ro
cho ngân hàng.
- Hoạt động đầu tư chứng khoán
- Hoạt động liên quan đến tài sản cố định: hoạt động này mặt dù không sinh lợi cho
ngân hàng nhưng nó là cơ sở để hổ trợ các hoạt động khác hoạt động.
c) Các hoạt động khác:
- Hoạt động về thanh toán chi trả hộ cho khách hàng
- Hoạt động bảo lãnh
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Hoạt động tư vấn cho khách hàng
- Dịch vụ thanh toán quốc tế...
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
1. Khái niệm
- Về hình thức: Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa những người đi vay và
cho vay, tín dụng là quan hệ vay mượn kinh tế.
- Về mặt nội dung: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng
giá trị dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật từ người cho vay sang người đi vay với những
điều kiện thoả thuận: thời hạn hoàn trả lãi và gốc, điều kiện đảm bảo.
Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay.
Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Người cho vay tin tưởng rằng

trong xã hội. Nhà nước đi vay bằng cách phát hành các tín phiếu và kỳ phiếu tuỳ tính chất
thiếu hụt của ngân sách.
- Tín dụng doanh nghiệp: là tín dụng đáp ứng quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các
doanh nghiệp và công chúng. Quan hệ này thể hiện dưới hai hình thức khác nhau:
+ Quan hệ tín dụng tiêu dùng - tín dụng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng - tổ
chức thương nghiệp lớn cho khách hàng của mình vay bằng cách cho phép họ sử dụng một
số lượng hàng hoá tiêu dùng nhất định mà không phải trả tiền ngay trong một thời gian
nhất định. Họ có thể phát hành thẻ tín dụng hoặc cho khách hàng hưởng một hạn mức tín
dụng để mua hàng.
+ Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và công chúng với tư cách là người tiết kiệm.
Doanh nghiệp là người có nhu cầu đầu tư, huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành các
trái phiếu trên thị trường vốn. Quan hệ này có một vai trò quan trọng trong việc cung ứng
các khoản vốn trung và dài hạn cho nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp và
nền kinh tế.
- Quan hệ tín dụng hợp tác: quan hệ tín dụng giữa một tổ chức với các thành viên của
chính nó và mang tính chất tương trợ về vốn.
3. Chức năng tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tín dụng có nhiều chức năng quan trọng:
- Tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế: Đó là sự phân phối lại các nguồn vốn
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ người này sang người khác … thông qua hai quá trình huy động
vốn và cho vay theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
- Chức năng sinh lợi: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cho mình đồng thời giải quyết được
nhu cầu vốn cho khách hàng, làm cho đồng vốn có hiệu quả hơn trong nền kinh tế.
- Chức năng phản ánh tổng hợp và kiểm soát hoạt động của nền kinh tế: Thông qua
hoạt động huy động và cho vay mà tín dụng ngân hàng kiểm tra và kiểm soát được hoạt
động của các đơn vị tổ chức có liên quan. Qua việc quản lý tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, ngân hàng thấy được tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của các
đơn vị cá nhân.Và ngân hàng sẽ kiểm soát mọi việc sử dụng vốn của các đơn vị cá nhân
trước, trong và sau khi cho vay. Mỗi doanh nghiệp, đơn vị cá nhân là một tế bào của nền

việc đòi nợ, người bán ký hợp đồng với người mua và đồng thời thoả thuận ký kết hợp
đồng với công ty mua bán nợ. Khi người mua không trả nợ đúng hạn thì cả người bán và
ngân hàng đều có nhiệm vụ liên đới đối với việc đòi nợ.
- Cho vay bằng chữ ký: là một dạng ngân hàng không xuất vốn trực tiếp mà thông
qua chữ ký của mình, ngân hàng đã cung cấp uy tín của mình cho khách hàng để khách
hàng đi vay ở một tổ chức khác. m
III. RỦI RO TÍN DỤNG
1. Quan niệm về rủi ro
Rủi ro là những biến cố không bình thường, xảy ra ngoài mong đợi và để lại những
hậu quả xấu.
Rủi ro trong kinh doanh là những biến cố, những bất trắc xảy ra ngoài mong đợi làm
cho lợi nhuận và giá trị tài sản đầu tư bị giảm thấp.
Nếu ở góc độ đầu tư, rủi ro có hai loại: Rủi ro động và rủi ro tĩnh
+Rủi ro tĩnh xảy ra ở phạm vi hẹp, thường tạo ra sự huỷ hoại về mặt vật chất hoặc
biến mất quyền sở hữu và xuất hiện theo xu hướng chu kỳ. Ví dụ: tai nạn, ăn cắp.....
+ Rủi ro động xảy ra ở phạm vi rộng và tạo ra sự hao hụt trong giá trị của tài sản và
sản phẩm, có tính chất bất thường. Ví dụ: lạm phát, chính sách nhà nước ảnh hưởng.....
Mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý thực có của đơn vị. Không thể
coi rủi ro là hoạt động bất khả kháng, xem rủi ro là điều không thể tránh khỏi, để nó vận
động. Rủi ro có nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng dù là rủi ro nào đều có khả năng
phòng ngừa và hạn chế với những phương pháp có thể.
2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
a) Khái niệm:
Rủi ro ngân hàng là những biến cố, bất trắc xảy ra ngoài mong đợi làm lợi nhuận, giá
trị tài sản của ngân hàng bị giảm sút.
b) Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
b1. Rủi ro cho vay : Là rủi ro mà ngân hàng khi cho vay không thu hồi được nợ gốc
và lãi đầy đủ, đúng hạn. Ví dụ nợ quá hạn là rủi ro cho vay do không thanh toán đúng hạn.
Rủi ro cho vay đang là vấn đề quan tâm của chính phủ và ngân hàng.
b2. Rủi ro trong đầu tư và đặc biệt là rủi ro trong đầu tư chứng khoán biểu hiện mua

được nợ.
Rủi ro không thu hồi được nợ là rủi ro của ngân hàng do không thu hồi nợ đúng hạn
hoặc không thu hồi được nợ đầy đủ sau khi cho khách hàng vay vốn. Hậu quả dẫn đến
ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc mất vốn, tốn nhiều chi phí để thu hồi vốn vay, uy
tín giảm. Biểu hiện của rủi ro này là những khoản vay có vấn đề.
Nguyên nhân:
* Nhóm nhân tố thuộc môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên. Ví dụ: môi
trường chính trị bất ổn, kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định, giảm sút nên
ngân hàng khó thu nợ.
* Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng:
+Do đạo đức khách hàng, do lừa đảo
+ Do khả năng tài chính của người đi vay suy yếu có thể là do sự thay đổi của môi
trường kinh doanh hoặc sai lầm trong phương án kinh doanh, tổ chức kinh doanh, lựa chọn
của lãnh đạo.
* Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
- Đạo đức của nhân viên ngân hàng
- Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm
- Chất lượng của công tác phân tích tín dụng
- Cách thức theo dõi nợ, thu nợ
- Phương tiện kỹ thuật, công nghệ, thông tin
* Chỉ tiêu đo lường rủi ro
Nợ quá hạn bình quân
- Tỉ lệ nợ quá hạn bq = x 100%
Tổng dư nợ bình quân
Tỉ lệ này cho biết trong một trăm đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn.
Thông thường nếu tỉ lệ này < 3% thì tốt
Nợ khó đòi bình quân
- Tỉ lệ nợ khó đòi bq = x 100%
Nợ quá hạn bình quân
Tỉ lệ này phản ảnh trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ khó đòi. Nếu tỉ

- Biện pháp sát nhập: ngân hàng có thể khuyến khích bên vay hợp nhất với các tổ
chức khác
- Biện pháp giảm bớt kế hoạch sản xuất kinh doanh nếu kế hoạch mở rộng đang được
trù tính, ngân hàng có thể yêu cầu loại bỏ chúng cho đến khi khách hàng cải thiện được
tình hình tài chính
- Biện pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản thu chậm trả
- Biện pháp kiểm soát hàng tồn kho: bằng cách giảm giá bán hoặc tăng mức chiết
khấu, tăng doanh số bán. Việc này sẽ đặt khách hàng vào thế có thể trả nợ.
- Biện pháp gia tăng vật bảo đảm hoặc bảo lãnh
- Biện pháp kết cấu lại khoản nợ bằng cách kéo dài kỳ hạn từ đó rút bớt mức trả nợ
hàng tháng.
- Biện pháp gia tăng khối lượng khoản vay: khi ngân hàng tin tưởng chắc rằng khách
hàng có thể được đặt vào đường phục hồi.
b2. Các biện pháp tài trợ rủi ro
Sau khi rủi ro xảy ra, để bù đắp thiệt hại, giảm thấp thiệt hại, ngân hàng tài trợ bằng
nguồn quỹ dự phòng hoặc từ nguồn bảo hiểm tiền gửi. Như vậy trước đó, ngân hàng phải
trích lập quỹ dự phòng và tham gia thực hiện bảo hiểm tiền gửi.
Người ta ví kinh doanh và rủi ro như trên hai bàn cân trên một chiếc cân. Nếu kinh
doanh giỏi mà phòng ngừa rủi ro tồi thì cuối cùng kinh doanh cũng chẳng có hiệu quả.
Ngược lại, nếu quản lý rủi ro tốt nhưng kinh doanh tồi thì hiệu quả cũng tương tự. Ở các
nước phát triển, họ thiết lập một hệ thống pháp lý khá đầy đủ, mạng lưới thanh tra, kiểm
soát hùng hậu; thiết lập hàng loạt quỹ: bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tín dụng, phòng ngừa
rủi ro và các loại hình bảo hiểm khác để giúp phòng ngừa rủi ro hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, bản thân mỗi ngân hàng họ đều xác định, phải tự mình phòng chống rủi ro là
chính.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐÀ
NẴNG:
1. Quá trình thành lập NHCTVN chi nhánh TP Đà Nẵng:
Quá trình thành lập:
NHCTVN chi nhánh TP Đà Nẵng được tách ra từ chi nhánh NHCT tỉnh Quảng

đối tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Kiểm tra nội bộ, Phòng giao dịch Hải Châu, Phòng thông tin
điện toán.
* Các Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc, chỉ đạo điều hành hoạt động về mặt kinh
doanh (Phòng Tín dụng), các phòng chuyên đề Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý tiền gửi dân cư,
Hành chính, Kế toán tài chính. Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và Pháp luật về
những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh
khi được Giám đốc uỷ quyền.
- Các phòng chức năng:
1> Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện chức năng kinh doanh trên các lĩnh vực
Ngoại hối như mở L/C, cho vay, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh và các dịch vụ khác...
2> Phòng quản lý tiền gửi dân cư: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn trong dân cư
như Tiết kiệm, Trái phiếu, các dịch vụ khác...
3> Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng kinh doanh như cho vay cá thể, các tổ
chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh.
4> Phòng cân đối tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh
doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch
vụ ngân hàng.
5> Phòng kế toán tài chính: Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ quy định và
các dịch vụ khác...
6> Phòng tổ chức cán bộ: Thực hiện các chính sách chế độ và các quyền lợi cho
người lao động, tham mưu cho ban Giám đốc về quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm, đào tạo bồi
dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới của Chi nhánh.
7> Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ ngân hàng, thu chi
tiền cho khách hàng.
8> Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát các hoạt động
của nội bộ NHCT.
9> Phòng thông tin Điện toán: Cập nhật lưu trữ số liệu của chi nhánh, triển khai các
chương trình điện tử quản lý trên mạng của hệ thống và các chương trình ứng dụng có liên
quan đến khách hàng.
10> Phòng hành chính: Thực hiện chức năng hổ trợ hoạt động kinh doanh của Chi

sử dụng vốn. Đối với ngân hàng cũng vậy, nguồn vốn là yếu tố quyết định đến quy mô
hoạt động của ngân hàng, quyết định đầu ra của mọi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tùy thuộc
vào từng thời điểm cụ thể, từng ngân hàng mà nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn có khác nhau.
Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng được thể hiện qua
bảng sau :
Bảng 1 : BẢNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đvt: triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
ST TT% ST TT% ST TL%
1. Vốn huy động
2. Thanh toán vốn
3. Tài sản nợ khác
994.377
497.039
190.059
59,14
29,56
11,30
1.273.011
452.305
260.506
64,11
22,77
13,12
278.634
-44.734
70.447
28,02
-9,00
37,07

tích cực phát huy những nguồn tiền gửi có lãi suất thấp để giảm nhẹ chi phí trả lãi một
cách hợp lý để giữ và thu hút được khách hàng. Trong năm qua, nguồn vốn huy động tăng
và chiếm 64,11% trên tổng nguồn, đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư tín dụng. Để
thấy rõ nguồn vốn huy động trong năm qua, chúng ta xem xét nguồn vốn này qua bảng sau:
Bảng 2 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Đvt: Triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
ST TT% ST TT% ST TL%
1. Tiền gửi doanh nghiệp 485.790 48,85 592.664 46,56 106.874 22,00
2. Tiền gửi dân cư 481.615 48,43 649.949 51,06 168.334 34,95
- Tiền gửi tiết kiệm 463.178 46,58 631.696 49,62 168.518 36,38
- Phát hành công cụ nợ 18.437 1,85 18.253 1,44 -184 -0,10
3.Tiền gửi của các TCTD 18.313 1,84 21.921 1,72 3.608 19,70
4. Vay TCTD 8.659 0,88 8.477 0,66 -182 -2,1
Tổng 994.377 100 1.273.011 100 278.634 28,02
Qua hai năm, doanh số huy động vốn tăng cao từ 994.377 triệu đồng lên 1.273.011
triệu đồng, tương ứng với mức tăng 278.634 triệu đồng, tức tăng 28,02%. Sự gia tăng này
có sự đóng góp đáng kể của những bộ phận sau:
Tiền gởi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gởi không kỳ hạn dùng để thanh toán
giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua ngân hàng. Thông qua đó ngân hàng thực hiện
việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn vốn cho vay. Trong năm
2002 tiền gởi doanh nghiệp là 485.790 triệu đồng, chiếm 48,85% tổng nguồn. Năm 2003
nguồn này đạt 592.664 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,56%. Như vậy, so với 2002 thì nguồn
này tăng 106.874 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 22,00% góp phần "hạ giá thành"
sản phẩm tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh về mặt lãi suất. Có được kết quả như vậy là
do ngân hàng đã xác định đây là nguồn vốn quan trọng với lãi suất huy động thấp nhất, do
đó ngân hàng ngày càng có những chính sách thu hút và giữ khách hàng- ưu tiên khuyến
khích khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng, thực hiện chính sách ưu tiên thanh
toán tín dụng đối với các đơn vị có tiền gởi thường xuyên tại ngân hàng. Tuy nhiên cũng
cần thấy rằng, mặc dù trong năm vừa qua nguồn này đã có tốc độ tăng rất cao (22,00%)

2. Cho vay
3. Các khoản đầu tư khác
4. Thanh toán vốn
5. Tài sản có khác
61.344
1.320.500
102.396
57.793
139.442
3,65
78,53
6,09
3,44
8,29
56.437
1.450.700
134.139
72.230
272.316
2,84
73,05
6,76
3,64
13,71
-4.907
130.200
31.743
14.437
132.874
-8,00

quả không tồi. Mặt khác, nhận thức được vấn đề này, ngân hàng cũng đã có những chính
sách định hướng phát triển cụ thể. Nếu trước đây, hầu hết các NHTM nói chung và Chi
nhánh nói riêng đều quan tâm nhiều đến các khách hàng là các DNNN thì trong tương lai
đối tượng được ưu tiên của Chi nhánh sẽ là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, bởi vì đây
là những đối tượng có tiềm năng rất lớn, cùng với những chính sách quan tâm của Nhà
nước sẽ là điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Hơn nữa, khi nền kinh
Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì quá trình tư nhân hoá sẽ diễn ra
càng nhanh, những lĩnh vực trước đây của Nhà nước bây giờ sẽ do tư nhân quản lý. Lúc
đó, nhu cầu vốn của khu vực này là rất lớn, và sẽ là cơ hội cho Chi nhánh. Ngoài ra, còn
đẩy mạnh cho vay các đối tượng có nguồn thu nhập ổn định như cán bộ công nhân viên
chức (tăng mức dư nợ tối đa từ 10 triệu lên 20 triệu) vì đây là những đối tượng có rủi ro rất
thấp.
Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn, tài sản có khác tăng lên với tốc độ 95,29% từ
139.442 triệu đồng (năm 2002) lên 272.316 triệu đồng (năm 2003), đồng thời tỉ trọng cũng
tăng từ 8,29% năm 2002 lên 13,71% năm 2003. Tài sản có khác bao gồm tài sản cố định,
lãi cộng dồn dự thu, các khoản phải thu, đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính...
Các khoản đầu tư khác như đầu tư vào tín phiếu NHNN, đầu tư vào chứng khoán
TCTD khác, tiền gửi tại các TCTD trong nước, cho vay các TCTD... cũng tăng từ 6,09%
lên 6,76%, đạt tốc độ 31%.
3. Phân tích kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là chênh lệch giữa chi phí đã bỏ ra và kết quả thu về sau một
chu kỳ kinh doanh nhất định thường là một năm. Chi phí chủ yếu là số tiền lãi phải trả cho
hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế, dân cư. Kết quả thu về chính là lãi thu
từ cho vay là chính. Kết quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh NHCT Đà Nẵng qua hai
năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4 BẢNG KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
Đvt: triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
ST TT% ST TT% ST TL%
1.Tổng thu nhập 75.825 100 82.913 100 7.088 9,35

năm 2003, như vậy so với 2002, chi phí trả lãi đã tăng với tốc độ 12,68%.
Việc tổng chi phí tăng lên phần nào cho thấy quy mô hoạt động đã được mở rộng,
hơn nữa tốc độ tăng trưởng của thu nhập (9,35%) cao hơn so với tốc độ phát triển của chi
phí ( 8,55%) cho thấy hiệu hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện.
Trong năm qua với tình hình tăng trưởng lành mạnh của nguồn thu nhập đã giúp cho
lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng theo. Cụ thể là năm 2002 lợi nhuận của ngân hàng
là17.865 triệu đồng thì năm 2003 là 19.997 triệu đồng, tăng 2.132 triệu đồng với tốc độ
11,93%. Lợi nhuận có thể nói là thước đo chính xác nhất cho hiệu quả hoạt động của một
đơn vị kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Do vậy kết quả trên đây
là một thành tựu rất đáng được khích lệ trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt
giữa các ngân hàng, và thành tựu đó cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong thời gian
tới.
4. Tình hình đảm bảo tiền vay:
Bảng 5: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH
TRONG HAI NĂM 2002-2003:
Đvt: triệu đồng
Năm 2002 Năm 2003 2003/2002
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
Số tiền
Tỉ lệ
(%)
1.Dư nợ 1.231.189 100 1.385.600 100 154.411 12,54
- Đảm bảo bằng tài sản
- Đảm bảo không bằng
tài sản

- Đảm bảo không bằng
tài sản
1,50
1,63
0,96
0,83
-0,54
-0,8
-36,00
-49,08
Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó ngân hàng chỉ có thể hạn chế,
kiểm soát ở mức độ cho phép những rủi ro có thể xảy tra nhằm bảo vệ số tiền gửi của
khách hàng. Một trong những biện pháp bảo đảm an toàn cho ngân hàng đó là cho vay dựa
trên cơ sơ tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro.
Đảm bảo không bằng tài sản là hình thức đảm bảo dựa vào uy tín, năng lực sử dụng
vốn, năng lực tài chính của người vay vốn hay tính khả thi của dự án. Đối với hình thức
đảm bảo bằng tài sản thì tài sản đảm bảo tiền vay có thể là tài sản của khách hàng vay,
hoặc là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Tuỳ từng đối tượng
khách hàng mà ngân hàng có thể sử dụng loại hình đảm bảo nào ( thế chấp, cầm cố, hay
bảo lãnh).
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, trong đó dư
nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản có xu hướng tăng lên còn hình thức đảm bảo không
bằng tài sản có xu hướng giảm xuống, cụ thể như sau:
Dư nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản tăng từ 243.283 triệu đồng năm 2002 lên
291.253 triệu đồng năm 2003, đạt tốc độ tăng 19,72%. Trong khi đó, dư nợ của hình thức
không đảm bảo bằng tài sản giảm từ 80,24% dư nợ (năm 2002) xuống còn 78,98% dư nợ
(năm 2003). Như vậy có thể thấy ngân hàng rất chú trọng đến hình thức cho vay có đảm
bảo bằng tài sản. Với hình thức này, nó cho phép ngân hàng thiết lập cơ sở kinh tế và pháp
lý để ngân hàng có được một nguồn thu nợ hợp pháp thứ hai từ một tài sản cụ thể ngoài
nguồn thu nợ chính thức. Có thể coi đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm

- Trung dài hạn 7.367 4.422
3. Nợ khó đòi bq Tr.đ 2.154 320 -1.834 -85,14
- Ngắn hạn 1.747 228
- Trung dài hạn 407 92
4. NQH bq/DN bq % 1,61 0,86 -0,75 -46,58
- Ngắn hạn 1,22 0,69
- Trung dài hạn 3,41 1,44
5. NKĐ bq/NQH bq % 10,89 2,69 -8,20 -75,30
- Ngắn hạn 14,08 3,05
- Trung dài hạn 5,52 2,08
Qua bảng trên, ta khẳng định một điều rằng rủi ro tín dụng luôn tồn tại, các khoản tín
dụng luôn tiềm ẩn rủi ro. Đó là hiện thực khách quan. Rủi ro tín dụng như trình bày ở
phần Lý luận là rủi ro khách hàng không trả được nợ đúng, đầy đủ khi đến hạn, được biểu
hiện qua nợ quá hạn bình quân (NQH bq) và nợ khó đòi bình quân (NKĐ bq)
Qua hai năm, NQH bq, NKĐbq mặc dù có tồn tại nhưng đã có xu hướng giảm mạnh.
Cụ thể năm 2002, NQH bq là 19.774 triệu đồng, năm 2003 là 11.901 triệu đồng. Như vậy
NQHbq đã giảm về mặt tuyệt đối 7.873 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 39,82%,
trong đó có sự giảm đều của cả NQH bq ngắn hạn và trung dài hạn. NQH bq ngắn hạn năm
2002 là 12.407 triệu đồng chiếm 62,74% trên nợ NQH bq, NQH bq trung dài hạn có giá trị
7.367 triệu đồng, chiếm 37,26% trên NQH bq. Như vậy, NQH bq tập trung chủ yếu trong
lĩnh vực cho vay ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu vì lĩnh vực này có mức dư nợ lớn nhất là
1.014.995 triệu đồng (năm 2002). Thông thường, lĩnh vực nào có dư nợ cho vay lớn thì
rủi ro hàm chứa lớn.
Cuối năm 2003, NQH bq cả hai bộ phận này đều giảm xuống còn 7.479 triệu đồng
NQH bq ngắn hạn, tương ứng với mức giảm 4.928 triệu đồng, tức là 39,72% và 4.422 triệu
đồng NQH bq trung và dài hạn, tương ứng với mức giảm 2.945 triệu đồng, tức giảm
39,98% so với năm 2002 – chất lượng tín dụng có khả quan hơn. Đây là điều đáng mừng
của ngân hàng .
NQH bq được chia làm ba loại: NQH bq dưới 6 tháng, NQH bq từ 6-12 tháng và
NQH bq trên 12 tháng trong đó NQH bq trên 12 tháng được coi là NKĐ bq. Năm 2002,

hàng trong hoạt động cho vay này.
a) Phân tích theo thành phần kinh tế:
Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CỦA CHO VAY NGẮN HẠN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu DNbq
NQH
bq
NQHbq/
DNbq(%
)
NKĐ
bq
NKĐbq/
NQHbq
(%)
- KTNN
- KTNQD
915.132
99.863
8.530
3.877
0,92
3,88
1.123
624
13,17
16,10
Tổng

- KTNN
- KTNQD
-3,28
94,69
-30,67
-59,63
-27,96
-79,12
-84,77
-90,87
-78,06
-77,39
Khách hàng của ngân hàng có thể chia làm hai thành phần kinh tế chính: kinh tế
Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh (KTNN và KTNQD)- trong đó bao gồm công ty
trách nhiệm hữu hạn (Co TNHH), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tập thể và những
đối tượng khác. Năm 2002 thành phần KTNN có mức dư nợ bq ngắn hạn 915.132 triệu
đồng trong đó NQH bq là 8.530 triệu đồng, chiếm 68,75% trên tổng số NQH bq ngắn hạn,
tuy nhiên so với dư nợ bq của thành phần kinh tế này thì nó chỉ chiếm 0,93%, có nghĩa là
bình quân trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,93 đồng NQH. Với tỉ lệ như vậy có
thể thấy rằng thành phần này có rủi ro rất thấp. Đối với thành phần KTNQD năm 2002, dư
nợ bq của thành phần kinh tế này là 99.863 triệu đồng trong đó NQH bq có giá trị 3.877
triệu đồng tương đương với tỉ trọng 31,25% NQH bq ngắn hạn, và chiếm 3,88% so với dư
nợ bq của thành phần này. Như vậy, nếu so sánh tỷ lệ NQHbq/dư nợ bq thì thành phần
KTNQD có tỷ lệ cao hơn nhiều so với KTNN (gấp 4,17 lần), điều đó đồng nghĩa với việc
rủi ro tín dụng ngắn hạn của bộ phận này cũng cao hơn.
Trong 12.407 triệu đồng NQH bq ngắn hạn năm 2002 có 1.747 triệu đồng NKĐ bq
trong đó KTNN là 1.123 triệu đồng, chiếm 64,28%, và KTNQD là 624 triệu đồng, chiếm
35,72 %.
Chất lượng tín dụng hay mức độ rủi ro tín dụng được đo lường, thể hiện ở tỉ lệ
NQHbq/DNbq, NKĐbq /NQHbq. Năm 2002 tỉ lệ NQHbq/DNbq (gọi tắt là tỉ lệ NQH bq)

đó tỉ lệ NKĐ bq của thành phần KTNN giảm với tốc độ 78,06%, KTNQD là 77,39%.
Để đạt được kết quả như trên phải kể đến sự quan tâm tới công tác kiểm tra nội bộ
hoạt động tín dụng của ngân hàng, thanh tra chuyên trách kiểm tra theo định kỳ. Hàng
ngày, qua cân đối vốn kinh doanh, nếu trên bảng cân đối phát sinh NQH rơi vào cán bộ tín
dụng (CBTD) nào cho vay thì CBTD đó giải trình và đôn đốc người vay thu xếp để trả nợ
vay ngân hàng. Do CBTD bám sát khách nợ, sự kiểm tra đôn đốc kịp thời của ban lãnh
đạo, nên nếu có trường hợp nào phát sinh NQH thì chỉ sau một thời gian ngắn người vay
sẽ trả hết nợ NQH cho ngân hàng. Như vậy, với nỗ lực phấn đấu giảm thấp rủi ro ngân
hàng đã đưa NQH bq, NKĐ bq ngày càng giảm thấp, huy vọng rằng thành quả này sẽ được
tiếp tục phát huy hơn nữa.
b) Phân tích theo ngành nghề
Hiện nay, cơ cấu cho vay theo ngành nghề của ngân hàng bao gồm hai ngành cơ bản:
thương mại dịch vụ (TMDV) và công nghiệp. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 8 : BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CỦA CHO VAY NGẮN HẠN
THEO NGÀNH
Đvt : triệu
đồng
Năm Chỉ tiêu DN bq
NQH
bq
NKĐ
bq
Tỉ lệ
NQHbq
%
Tỉ lệ
NKĐbq
%
1. Công nghiệp
2. Thương mại-dịch vụ

0,72
0,51
2,03
3,22
0
Tổng 1.079.495 7.479 228 0,69 3,05
Chênh
lệch
1. Công nghiệp
2.Thương mại- dịch vụ
3.Xây dựng
-8.363
58.404
14.459
-317
-4.419
-192
-26
-1.466
-27
-0,27
-0,56
-0,82
-2,57
-11,80
-6,31
Tốc độ
tăng%
1. Công nghiệp
2. Thương mại-dịch vụ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status