Báo cáo thực tập tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ mtl - Pdf 23

MỤC LỤC
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những mốc
quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc tham
gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương
mại và hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém phần
thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh nghiệp đến
từ các nước khác nhau.
Do sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa việt Nam và các nước trên
thế giới thì một ngành kinh tế được cho là sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển đó là
ngành môi giới vận tải. Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, ổn định
trong những năm qua và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh theo, đây là một tín
hiệu rất tốt cho nghành vận tải vốn đã phát triển, sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong
tương lai.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và chuyển từ kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường đến nay,ngành giao nhận vận tải nói chung và ngành vận
tải biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực môi giới vận tải với nhiều quy mô khác nhau, mặc dù còn non trẻ so
với bề dày lịch sử của ngành vận tải trên thế giới, song các doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực này đã dần chứng tỏ được sự phát triển nhanh và ổn định
của mình.
MLT là một trong những công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải
được thành lập từ năm 2003, mặc dù còn non trẻ song công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ M.T.L đã có những bước phát triển mạnh, ấn tượng và đang dần khẳng
định vị thế của mình trên thị trường.

như: Vận tải bằng đường biển; Vận tải bằng đường hàng không; Vận tải liên hợp;
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
và ngoài ra MTL còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: dịch vụ hải quan, dịch
vụ giám định hàng hoá, dịch vụ chuyển hàng nội địa…
- Tầm nhìn :
Công ty sẽ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải chuyên nghiệp và liên tục với
chất lượng cao nhất và đặt mục tiêu năm 2015 ,MTL sẽ trở thành một công ty giao
nhận vận tải hàng đầu Việt Nam và là đối tác tin cậy của các công ty nước ngoài với
hệ thống đại lý đặt tại nhiều nước trên thế giới
- Triết lý kinh doanh : “Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp”- “You
just request it & We will provide”
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại và
dịch vụ M.T.L
2.1. Lịch sử ra đời:
Cơ sở hình thành : Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển khiến
đòi hỏi về dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng phát triển theo.
Quá trình phát triển :
Công ty TNHH thương mại vận tải MTL là một công ty kinh doanh trong lĩnh
vực môi giới vận tải, được thành lập vào năm 2003, khởi đầu khiêm tốn chỉ với
khoảng 10 nhân viên và văn phòng chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù
mới trải qua hơn 7 năm kinh nghiệm, nhưng với đội ngũ lãnh đạo trên 10 năm kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay ngoài văn phòng chính đặt taị TP
Hồ Chí Minh, MTL còn có thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại Hải Phòng với số
lượng nhân viên lên đến 80 người và tất cả đều đã có được chỗ đứng nhất định
trong thị trường giao nhận vận tải Việt Nam và Thế giới.
MTL có thể cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế
như: Vận tải bằng đường biển; Vận tải bằng đường hàng không; Vận tải liên hợp;
và ngoài ra MTL còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: dịch vụ hải quan, dịch

trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh.
+ Chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ luật pháp của nhà nước và Bộ Thương
Mại.
+ Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng mua bán và hợp tác kinh doanh
hàng hóa với các tổ chức kinh tế khác.
2.3 Phạm vi hoạt động :
a, Dịch vụ vận tải:
- Vận tải nội địa
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng dịch vụ khách hàngBộ phận hiện trường
Ban Giám Đốc
- Đại lý vận tải quốc tế đường biển và đường hàng không
b, Lĩnh vực thương mại:
- Nhập khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu hàng hoá
- Ký kết hợp đồng thương mại
c, Dịch vụ giao nhận:
- Giao nhận hàng hoá nội địa
- Đại lý giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng
không và đường bộ
- Dịch vụ gom hàng
- Dịch vụ thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng chuyển cửa khẩu…
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy :
Công ty xây dựng theo cấu trúc tổ chức chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận
hay dơn vị đảm nhiệm thực hiện một hay một số chức năng nhiệm vụ của công
ty.Cấu trúc tổ chức theo chức năng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty do nó phản ánh logis chức năng nêu bật vai trò của các chức năng chủ yếu,

+ Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài
hạn cho công ty.
+ Quản lý tài sản chung của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán
định kỳ với ngân hàng.
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
* Phòng dịch vụ khách hàng :
+ Lên kế hoạch xúc tiến, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng
trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh.
+ Giải quyết và làm các chứng từ cần thiết cho các lô hàng xuất nhập khẩu
nhứ: Invoice , Bill of lading , Shipping advise,…
+ Mở các file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành
việc vận chuyển hàng.
* Bộ phận hiện trường :
+ Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ, làm hàng tại các kho của khách hàng, tại kho
của MLT, tại các cảng biển và sân bay.
+ Phối hợp với bộ phận kinh doanh điều động nhân công , hệ thống xe, cần
cẩu, cần trục, palet,
+ Kiểm tra tàu , hâm chứa hàng, khoang hàng…
+ Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng
đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng.
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty :
Tuy chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty là rất lớn.Song trên thức
tế do điều kiện của doanh nghiệp còn hạn chế về công nghệ, tài chính, nhân lực,
kinh nghiệm…nên hoạt động của công ty chỉ đặc biệt chú ý đến một số lĩnh vực
sau:
- Dịch vụ môi giới vận tải:
Đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty.Công ty thực hiện nhiệm vụ liên
kết với các hàng tàu lớn, nắm bắt thông tin về hàng tàu để đáp ứng nhu cầu của

khách hàng lựa chọn là tốt.Cần phát huy hơn nữ thế mạnh của doanh nghiệp.(Xem
hình BH 2.1 phần phụ lục)
+ Thanh toán dễ dàng: Khách hàng có thể lựa chon một trong ba hình thức
thanh toán sau:Thanh toán tại nhà, thanh toán tại công ty, thanh toán qua thẻ ATM.
Qua biểu đồ cho thấy khách hàng thường sử dụng hình thúc thanh toán qua thẻ
ATM chiếm số lượng lớn nhất là: 43.3 %,thứ hai là thanh toán tại công ty:40% và
cuối cùng là thanh toán tại nhà: 16.7% Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu
thụ :
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
4.2 Phân đoạn thị trường:
Đối với công ty TNHH M.T.L công ty tiến hành tìm hiểu thông qua các cán bộ
công nhân viên phụ trách từng đoạn thị trường theo tiêu thức công ty đã phân
đoạn.Công ty đã phân đoạn theo tiêu thức địa dư chia thành:
+ Thị trường khu vực Hà Nội
+ Thị trường khu vực TP hồ Chí Minh
+ Thị trường các khu đô thị lớn trong cả nước
Công ty sử dụng chiến lược marketing tập trung có sự linh hoạt cho các đoạn
thị trường này công ty chỉ tập trung vào nhóm khách hàng tổ chức có hoạt động sản
xuất ổn định, có vị thế và tiếng tăm trên thị trường.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của công ty hiện nay là địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. Do hai khu cực này tập trung nhiều khách hàng tiềm năng bao gồm nhiều
công ty kinh doanh, các tổ chức Tập khách hàng tổ chức này đều có hoạt động kinh
doanh tốt trên thị trường và có nhu cầu sản phẩm dịch vụ cao trên thị trường.
- Định vị thị trường:
Khái niệm thị trường hiện nay với công ty còn mới mẻ. Công ty chưa có chiến
lược nhằm định vị thị trường mà thuần túy dựa trên quan sát tình thế thị trường và
khả năng kinh doanh của công ty.
10

11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MTL ta thấy
rằng trong những năm gần đây doanh thu cũng như là lợi nhuận của công ty MTL
đã không ngừng tăng lên, điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
của MTL. Doanh thu năm 2009 tăng trưởng 27.3%, năm 2010 tăng trưởng 32.5%,
trong khi đó tỷ suất phí luôn giữ được ở mức 7% trong 3 năm qua vì thế lợi nhuận
luôn đạt được mức tăng trưởng rất cao. Đặc biệt là trong năm 2010, MTL đã có
mức tăng trưởng lợi nhuận là 84.5% so với 54.5% năm 2009. Qua nhưng chỉ số trên
ta thấy rằng không những hoạt động kinh doanh của MTL có hiệu quả rất cao mà
hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng rất tốt.
1.2 Thị trường xuất nhập khẩu :
a ) Thị trường xuất khẩu:
Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhất trong lĩnh vực xuất khẩu, luôn chiếm tỉ
trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Năm 2008 đã chiếm tới 25,49%
tổng giá trị xuất khẩu, đến năm 2010 là 33,10%. Hàng năm, công ty đảm nhận dịch
vụ xuất sang thị trường này với lượng hàng hoá rất lớn như là dầu thô, dây điện. dây
cáp điện, sản phẩm chất dẻo, các linh kiện xuất khẩu, hàng dệt may…
Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với phần trăm đáng kể và tăng dần qua
các năm. Ở thị trường này mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cây cảnh, giày dép, quần
áo, gạch … Có thể nói, Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường rất khó tính, đòi hỏi
cao về chất lượng, mẫu mã, thời gian cung ứng sản phẩm.
Các thị trường khác như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia … cũng mang lại
doanh thu khá cao. Đáng lưu ý là sự tăng trưởng của thi trường Đài Loan từ chiếm
12,39% tổng giá trị xuất khẩu năm 2008 lên 15,07% trong năm 2010.
Năm 2010, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng giá trị xuất khẩu
của công ty ở các thị trường vẫn tăng trưởng cho ta thấy cách thức quản lí và các
chính sách của công ty đưa ra là hợp lí và đúng đắn.
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

trong nhập khẩu khi chiếm tới 33,1% giá trị nhập khẩu năm 2010.Doanh thu nhập
khẩu từ các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan
vẫn luôn tăng và mở rộng.
Doanh thu từ các thị trường lớn như thị trường các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ
còn rất hạn hẹp trong khi đây là những thị trường rộng lớn. Vì vậy, công ty cần đặt
ra cho mình câu hỏi làm thế nào để mở rộng quan hệ với những thị trường đó. Có
như vậy thì cơ cấu thị trường mới có thể cân bằng hơn.
Bảng 03: Doanh thu từ các thị trường nhập khẩu của công ty TNHH
thương mại vận tải M.T.L
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị tính: triệu đồng
Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhật Bản 1256,38 26,61 1554,48 28,45 1993,95 29,62
Đài Loan 734,51 15,56 768,85 14,07 825,50 12,26
Thái Lan 919,36 19,47 1235,20 22,60 1559,01 23,16
Hàn Quốc 896,67 18,99 995,48 18,22 952,56 14,15
Malaysia 522,578 11,07 436,89 7,99 594,15 8,84
Thị trường
khác
391,272 8,30 473,59 8,67 805,62 11,97
Nguồn: Phòng kế toán
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh và ảnh hưởng của môi trường kinh
doanh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
2.1 Môi trường vĩ mô
Có rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động
kinh doanh của công ty.Chúng tạo ra những cơ hội và cả thách thức cho sự tồn tại
và phát triển công ty.

hệ giao thương với nhiều nhiều doanh nghiệp khác nhau ở các đất nước khác nhau
trên thế giới một phần là nhờ vào đặc điểm này.
Vì có quan hệ giao thương với nhiều doanh nghiệp trên thế giới nên các quy
định của pháp luật về vận tải, thủ tục Hải quan … trong và ngoài nước luôn được
M.T.L theo dõi và cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên,lĩnh vực vận tải là lĩnh vực bị nhiều sự quản lý của nhà nước với
các điều lệ, quy định, thể chế chặt chẽ nó ảnh hưởng đến quy trình phát triển của
công ty và đòi hỏi công ty phải tăng cường mọi nguồn lực để phát triển và quản
lý.Vì vậy công ty M.T.L cũng bị ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển ở nhiều mặt.
- Môi trường xã hội:
Những biến đổi trong các yếu tố xã hội cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho
công ty, nó thường diễn ra chậm và khó nhận biết do đó đòi hỏi công ty phải hết sức
nhạy cảm và có sự điều chỉnh kịp thời.Việt Nam với khoảng 85 triệu người là con
số không nhỏ nó tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, với xu hướng nền văn hóa
hiện đại.Nó cũng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty M.T.L
- Môi trường tự nhiên:
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Việt Nam là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đường bờ biển
dài, có nhiều cảng biển lớn và cảng nước sâu tạo điều kiện cho việc thực hiện
chuyển khẩu và tái xuất khẩu. Vì vậy mà Việt Nam nằm trong vị trí hết sức quan
trọng trong giao thông quốc tế bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng
không. Là một công ty vận tải nên M.T.L luôn tận dụng triệt để đặc điểm này; tạo
quan hệ tốt đẹp với nhiều hãng tàu lớn, với các hãng hàng không để đáp ứng nhu
cầu của bất kì khách hàng nào đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
2.2 Môi trường vi mô
2.2.1 Môi trường nội bộ
Ngay từ khi thành lập công ty đã rất chú trọng đến hoạt động marketing, công
ty luôn xây dựng những chiến lược marketing gắn liền với chiến lược chung của
công ty.Mô hình tổ chức mạng marketing của công ty khá hiện đại và nó có quy mô

nghiệp xuất khẩu hàng hóa,là tập khách hàng tổ chức, chính vì thế tình hình kinh
doanh của công ty nói chung và hoạt động Marketing nói riêng cũng phải biến đổi
cho phù hợp với tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh:
Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty
cạnh tranh nhau trong cùng một ngành.Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động
lực cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh chủ yêú của công ty TNHH M.T.L
trên phân khúc cho thuê container và vận chuyển hàng hóa là: Asian frieght(afc),
Vinalink, Chau giang, vvmv,Sunvn, Beelogisti. Đối với dịch vụ môi giới hải quan
thì công ty luôn cảnh giác với đối hủ cạnh tranh như: Sinco, TL. Mỗi công ty này
đều có thế mạnh đặc trưng riêng.
- Công chúng trực tiếp:
Công chúng trực tiếp là lực lượng có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống
lại/gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các nỗ lực marketing để
đáp ứng thị trường. Đối với công ty TNHH M.T.L các công ty trực tiếp tác động
vào hoạt động marketing của công ty thường là:
+ Giới tài chính như: Ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính…hàng năm
M.T.L vẫn phải huy động một số lượng vốn ở giới này để đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh của mình.
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:đài phát thanh, báo chí,
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
PR…công ty M.T.L đưa dịch vụ môi giới đến gần hơn với khách hàng, đi sâu vào
tâm trí của khách hàng
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
1, Cơ hội, thách thức đối với công ty

đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế,
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết
về luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải chưa tạo
được sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh
thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong
ngành
Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận
chuyển, tồn kho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá
trình vận tải, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong
quá trình thực hiện vận tải.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và mang tên dịch vụ
vận tải, nhưng doanh nghiệp dịch vụ vận tải thực sự thì không nhiều. Nói một cách
giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ vận trọn gói từ kho đến
kho (Door to Door) cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt
các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi
liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ kho đến kho (DoortoDoor)
2.Tác động gia nhập WTO tới hoạt kinh doanh của công ty TNHH
thương mại vận tải M.T.L
Trải qua gần 12 năm ròng rã với biết bao công sức, trí tuệ cho quá trình đàm
phán cùng với những thành tựu về cải cách kinh tế, cải cách hành chính trong nước,
cuối cùng chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng là gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Ngày 11/01/2007, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên
thứ 150 và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Nói theo
cách ví von thì Việt Nam đã bước vào "sân chơi chung" của thế giới hay con tàu
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Việt Nam đã đi ra biển lớn. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành GTVT nói
riêng và hoạt động của cả bộ máy nhà nước sẽ chịu những tác động nhất định, đòi
hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức đúng đắn để vượt qua thách thức và tận dụng tốt cơ

hành và có hiệu lực mà họ bị tác động bất lợi thì mới lên tiếng kêu ca, chỉ trích. Việt
Nam đã cam kết dành ít nhất 60 ngày để các thành viên, cá nhân, hiệp hội, doanh
nghiệp có thể tham gia ý kiến đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định liên
quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ do Quốc hội,
Chính phủ ban hành. Cam kết này đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa của WTO nhưng
cũng là bước ngoặt thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật
của Việt Nam. Cam kết này không chỉ dành riêng cho các thành viên của WTO mà
các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước để
tạo ra những chính sách khả thi, phù hợp với quy định của WTO và tạo điều kiện
cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển, đóng góp vào sự phát triển
chung của đất nước. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại
của Quốc hội là phải thay đổi tư duy, doanh nghiệp không nên đặt câu hỏi "Nhà
nước đã làm được gì cho doanh nghiệp?" mà phải hỏi "Doanh nghiệp đã cùng Nhà
nước làm được gì?".
Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành GTVT, chúng ta thường nói
đến ba lĩnh vực là vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và công nghiệp
GTVT
Thứ nhất là lĩnh vực vận tải. Theo phân loại của WTO thì vận tải là một ngành
dịch vụ bao gồm các phân ngành: vận tải đường biển (VTB), vận tải đường thủy nội
địa, vận tải hàng không, vận tải bằng kinh khí cầu, vận tải đường sắt, vận tải đường
bộ, vận tải đường ống, dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải và các dịch vụ vận
tải khác; mỗi phân ngành lại chia nhỏ thành nhiều tiểu ngành. Hiện tại pháp luật
Việt Nam mới có quy định về 6 phân ngành trong tổng số 9 phân ngành vận tải nói
trên. WTO là tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh có chức năng thúc đẩy tự do
hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu (gồm thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ), trong đó dịch vụ vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thương
mại hàng hóa quốc tế. Mọi người đều biết rằng vận tải càng nhanh với chi phí càng
thấp thì hiệu quả của thương mại hàng hóa quốc tế càng cao. Chính vì vậy, các nước
thành viên WTO rất quan tâm đến việc tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặc biệt
22

đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Dịch vụ xếp dỡ container cũng là dịch vụ hỗ
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
trợ VTB được nhiều đối tác quan tâm; cam kết của Việt Nam cho phép nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp không quá 50%
và không có lộ trình mở rộng hơn nữa. Sau khi Việt Nam được kết nạp vào WTO,
đã có nhận xét cho rằng "vào WTO, dịch vụ cảng biển mở toang", hiểu như vậy là
chưa chính xác và không đúng với những gì Việt Nam đã cam kết. Khác với Trung
Quốc (cam kết cho phép thành lập liên doanh với 49% vốn nước ngoài để cung cấp
dịch vụ đại lý tàu biển), Việt Nam không đưa dịch vụ đại lý tàu biển vào Biểu Cam
kết về dịch vụ; như vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền duy trì các quy định chặt chẽ
về dịch vụ đại lý tàu biển để bảo hộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đối với dịch vụ vận tải hàng không, WTO không điều chỉnh về vận tải hàng hóa và
vận tải hành khách bằng đường hàng không mà chỉ điều chỉnh về một số dịch vụ hỗ
trợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không, đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụ
bảo dưỡng sửa chữa máy bay. Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ nói trên rất
thông thoáng phù hợp với thực tiễn của ngành Hàng không và nhằm mục tiêu thu
hút đầu tư để phát triển dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay ở Việt Nam. Các phân
ngành dịch vụ vận tải khác như vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường bộ đều
có cam kết tương đối chặt chẽ so với quy định của pháp luật hiện hành. Mục tiêu
của các cam kết này nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong
nước (đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc hộ kinh doanh cá thể) có thời gian để
tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tương tự, dịch vụ vận tải
đường sắt đang thuộc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nay chuyển
sang hướng tự do hóa cung cấp dịch vụ cho mọi thành phần kinh tế nên cũng được
xem xét cam kết ở mức độ thận trọng hơn, cho phép thành lập liên doanh đến 49%
vốn nước ngoài.
Thứ hai là lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Xét về khía cạnh sản
xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của Việt
Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn có thể sẽ càng khó khăn hơn khi các cam kết

25
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status