Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được thực hiện bởi Kiểm toán nội bộ tại Công ty Hoá chất Mỏ Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được thực hiện bởi Kiểm toán nội bộ tại Công ty Hoá chất Mỏ Hà Nội



Mục lục
 
lời mở đầu 1
PHần mộT 3
cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình bán hàng 3
và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
I - Tổng quan về kiểm toán nội bộ 3
1- Khái niệm 3
2- Bản chất của kiểm toán nội bộ 3
2.1- Mục đích của kiểm toán 3
2.2- Chức năng của kiểm toán nội bộ 4
2.3- Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 5
2.4- Quyền hạn của kiểm toán nội bộ 5
2.5- Đối tương, phạm vi của kiểm toán nội bộ 5
II - Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình Bán hàng -Thu tiền của báo cáo tài chính 6
1- Đặc điểm của chu trình Bán hàng - Thu tiền 6
2- Tổ chức kế toán bán hàng và thu tiền 7
2.1- Tổ chức chứng từ kế toán 7
2.2- Các tài khoản sử dụng 9
2.3- Hệ thống sổ sách sử dụng 9
2.4- Quy trình hạch toán quá trình tiêu thụ 10
2.5- Báo cáo kế toán 10
III- Chu trình Bán hàng -Thu tiền với công tác kiểm toán 10
1- Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng - thu tiền 10
2- Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý chu trình Bán hàng-Thu tiền 12
2.1- Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ. 12
2.2- Các nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ 13
3- Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 16
3.1- Hệ thống các mục tiêu kiểm toán 16
3.2- Các chứng từ, sổ sách sử dụng trong quá trình kiểm toán 19
3.2.1- Các chứng từ được sử dụng trong quá trình kiểm toán bao gồm 19
3.2.2- Các sổ sách sử dụng trong quá trình kiểm toán 19
3.3- Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Bảng khai tài chính 19
3.3.1 - Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 20
3.3.2- Thực hiện kiểm toán 28
3.3.3- Kết thúc kiểm toán 40
3.3.4- Theo dõi sau kiểm toán 42
Phần hai 43
Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán 43
nội bộ tại công ty hoá chất mỏ 43
I - Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 43
1- Lịch sử hình thành 43
2- Quá trình phát triển 44
3- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 44
4- Đặc điểm về máy móc thiết bị 44
4.1- Thiết bị sản xuất thuốc nổ 45
4.2- Phương tiện vận tải 45
4.3- Hệ thống kho chứa vật liệu nổ công nghiệp 45
5- Nguyên vật liệu 45
II- Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nổ 46
1- Thị trường tiêu thụ 46
1.1- Sản phẩm 46
1.2- Tiêu thụ 46
2- Đánh giá khái quát khả năng và xu hướng phát triển của Công ty Hoá chất Mỏ 47
3- Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Hoá chất Mỏ 48
III - Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty Hoá chất Mỏ 58
1-Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty Hoá chất Mỏ 58
2- Thực hiện trình tự kiểm toán tại Công ty Hoá chất Mỏ 58
2.1- Chuẩn bị kiểm toán 58
2.1.1- Lựa chọn đơn vị được kiểm toán 58
2.1.2- Thiết kế chương trình kiểm toán 64
2.1.3- Đánh giá khái quát các khoản mực trên bảng CĐKT , BCKQKD 64
2.2- Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 66
2.2.1- Kiểm toán doanh thu 66
2.2.2- Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. 70
2.3- Lập báo cáo kiểm toán 80
2.3.1- Kết luận kiểm toán 80
2.3.2- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán 82
Phần ba 84
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chu trình 84
bán hàng và thu tiền tại công ty hoá chất mỏ hà nội 84
I - Sự cần thiết phải hoàn thiện chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty HCM Hà nội 84
II - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty Hoá chất Mỏ Hà Nội 86
1- áp dụng kỹ thuật phân tích các khoản công nợ phải thu khách hàng, doanh thu bán hàng 86
2- Chọn mẫu các nghiệp vụ để tiến hành khảo sát chi tiết 87
3- Kỹ thuật thu thập bằng chứng 90
4- Cách thể hiên trên giấy tờ làm việc 90
Kết luận 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác khoản phải thu thực sự là trọng yếu theo đánh giá của kiểm toán viên thì cần có dung lượng mẫu lớn hơn.
- Số lượng các khoản phải thu.
- Kết quả hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng và việc thực hiện các thủ tục phân tích.
- Kết quả xác nhận của năm trước.
Sau khi tiến hành chọn khách hàng để xác minh các khoản phải thu, kiểm toán viên có thể yêu cầu công ty khách hàng gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của kiểm toán viên hay do kiểm toán viên tự tiến hành. Hình thức thư xác nhận thông thường bao gồm hai loại là: Thư xác nhận loại tích cực (yêu cầu khách hàng trong trường hợp nào cũng gửi thư lại cho dù có sự thống nhất hay không về số liệu cần xác minh) và loại không tích cực (chỉ gửi thư trả lời trong trường hợp có sự chênh lệch về số liệu). Tuy nhiên trên thực tế thông thường kiểm toán viên hay sử dụng loại thứ nhất bởi cách này tuy có tốn kém và mất thời gian nhưng thể hiện rõ sự hợp tác hay bất hợp tác của khách hàng nợ.
Thư xác nhận thường được gửi cận hay sau ngày lập báo cáo tài chính để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp khách nợ không đáp ứng yêu cầu xác nhận (không nhận được thư trả lời sau hai hay ba lần gửi thư xác nhận) kiểm toán viên phải tiếp tục kiểm tra với các khoản thu tiền mặt sau đó đối chiếu số liệu trên sổ cái với hoá đơn bán hàng.
- Các khoản phải thu được ghi sổ đầy đủ
Với mục tiêu này, khi thực hiện việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát kết hợp với các thủ tục phân tích đã trình bày khi thực hiện việc kiểm toán tài khoản doanh thu và tài khoản tiền mặt đã góp phần khẳng định mục tiêu này... vì vậy, chúng ta có thể lướt qua mà không cần xem xét kỹ lưỡng.
- Các khoản phải thu được ghi đúng kỳ
Việc xem xét mục tiêu này cũng gắn liền với tính đúng kỳ của khoản doanh thu. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu này đã được đề cập kết hợp với việc kiểm toán các khoản doanh thu như đã trình bày ở trên.
Thứ tư: Thực hiện thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và việc xử lý các khoản phải thu không thu hồi được.
Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là những khoản giảm tài sản của doanh nghiệp (cụ thể là giảm khoản phải thu) mà theo ước tính của doanh nghiệp trong tương lai sẽ không thể thu hồi được.
Còn các khoản không thu hồi được là những khoản khách hàng nợ song doanh nghiệp thực sự không có khả năng thu hồi mặc dù đã cố gắng đòi nợ. Thông thường với một doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ lành mạnh thì việc quản lý chặt chẽ các khoản này thể hiện ở những mặt sau.
- Lập bảng phân tích tuổi nợ, xem xét những khách hàng đã qua hạn mà chưa thanh toán, gửi thư thúc nợ, lập dự phòng phải thu khó đòi đồng thời phải điều tra nguyên nhân tại sao khách hàng không thể trả nợ được.
- Với những khách hàng thật sự không có khả năng trả thì việc xoá sổ các khoản nợ đó phải được phê duyệt bởi những người có đầy đủ thẩm quyền, hoàn nhập dự phòng, tiến hành xoá nợ sau đó vẫn phải tiến hành theo dõi trên tài khoản 004 “Nợ phải thu khó đòi” để tiến hành tiếp tục đòi nợ.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm tuân thủ, kiểm toán viên có thể dùng các tỷ suất sau đây để tiến hành phân tích tính thích hợp của các khoản dự phòng nợ phải thu và việc xử lý các khoản không thu hồi được.
Các thủ tục phân tích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
Thủ tục phân tích
Sai sót có thể xảy ra
So sánh giữa chi phí về nợ không thu hồi được với số dư của tài khoản phải thu của năm nay và năm trước
Tăng hay giảm mức dự phòng
So sánh các khoản phải thu phân tích theo từng nhóm tuổi của năm nay so với năm trước
Tăng hay giảm mức dự phòng
Khi kiểm toán các khoản này vấn đề quan tâm chính của kiểm toán viên là xem xét các mục tiêu sau:
- Các khoản dự phòng nợ phải thu được tính toán và đá giá đúng đắn
Bản chất của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, được tính toán dựa trên những phán xét chủ quan của doanh nghiệp nên khó có thể có những nhận xét đúng đắn về giá trị của những khoản mục này. Tuy vậy kết quả của việc tính toán lại có ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính như tổng tài sản, mức thuế lợi tức phải nộp. Để thực hiện việc kiểm tra chi tiết thông thường kiểm toán viên sẽ chọn mẫu một số khoản dự phòng của các khách hàng và đánh giá khả năng trả nợ của họ, kết hợp với tình hình thanh toán của các khách hàng này.
- Các khoản xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi là có thật
Gian lận dễ xảy ra đối với khoản này nhất là khả năng biển thủ tiền bằng cách xoá sổ các khoản nợ, mà trên thực tế khoản nợ đó đã thu được tiền. Thông qua việc phân tích và tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được áp dụng kiểm toán viên quyết định số lượng mẫu chọn để tiến hành kiểm tra chi tiết.
Với lượng mẫu chọn, kiểm toán viên phải xem xét sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, đối chiếu với bảng phân tích tuổi nợ của công ty để đánh giá khả năng không trả được nợ của các khoản phải thu mà công ty đã xoá nợ là có thật, đồng thời kết hợp xem xét việc phê chuẩn của việc xoá các khoản nợ đó, đối chiếu với số dư trên tài khoản 004.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán song song với việc thu thập và đánh giá bằng chứng, áp dụng các phép thử nghiệm kiểm toán viên cũng tiến hành ghi chép những công việc đã thực hiện vào sổ tay kiểm toán viên hay các giấy tờ làm việc để tiện cho việc kiểm tra lại các công việc, phát hiện ra những thiếu sót, tồn tại cần giải quyết, và phục vụ cho việc thực hiện đánh giá kết quả kiểm toán về sau này. Với các sai sót, chênh lệch được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp và đưa ra các bút toán điều chỉnh, có thể đề nghị khách hàng sửa chữa trước khi lập báo cáo tài chính. Mặt khác, với những nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà kiểm toán viên phát hiện sẽ được đưa vào thư quản lý với mục đích là tư vấn cho công ty khách hàng.
Thứ năm: Thực nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản tài khoản tiền mặt.
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tiền mặt là một công cụ dùng để giao dịch do đặc tính gọn nhẹ, dễ vận chuyển và là một tài sản có giá trị nên dễ bị gian lận và biển thủ. Suy cho cùng thì việc ghi tăng hay giảm các khoản phải thu, doanh thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi là đều nhằm mục đích biển thủ công quỹ hay vì mục đích cầu lợi mà kết thúc quá trình đó là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động không chân chính đó. Kiểm toán viên phải đặc biệt quan tâm đến các khoản mục tiền mặt, tuy nhiên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt tại đơn vị không chỉ bao gồm các khoản tiền thu được từ các nghiệp vụ bán hàng mà nó còn bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến các hoạt động tài chính khác. Chính vì thế mà khi tiến hành kiểm toán, th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status