Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 24

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ AN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO GIA TĂNG, ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số : 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tài Nguyên và Môi
trường, Khoa Sau đại học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có sự
giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Sở TN&MT Thái Nguyên, Công ty Môi trường và Đô thị
Thái Nguyên, UBND các xã, phường nơi chúng tôi thực hiện đề tài đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày… tháng…. năm 2012
Tác giả Nguyễn Thị An


28
2.3.4. Dự báo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 28
2.3.5. Đề suất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại
TP.Thái Nguyên 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 28
2.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 29
2.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn . 29

iv
2.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 29
2.4.6. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội TP.Thái Nguyên 38
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại các phường, xã
khu vực TP. Thái Nguyên 45
3.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái
Nguyên 45
3.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu
vực TP. Thái Nguyên 53
3.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác
thải sinh hoạt tại TP.Thái Nguyên 64
3.2.4. Đánh giá lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ công tác quản
lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở TP. Thái Nguyên 66
3.3. Dự báo Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên 69

QLNN
: Quản lý nhà nước
RTSH
: Rác thải sinh hoạt
TDMNBB
: Trung du miền núi Bắc bộ
UBND
: Ủy ban nhân dân
VSMT
: Vệ sinh môi trường
LPSCTRĐT
: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị
RTPS
: Rác thải phát sinh vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước 10
Bảng 1.2: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số
nước 11
Bảng 1.3: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 tại Việt
Nam 13
Bảng 1.4: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
đầu năm 2007 14
Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý
Việt Nam đầu năm 2007
15
Bảng 1.6. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các huyện của

Hình 3.3: Dân số và tổng lượng rác phát sinh khu vực TP. Thái
Nguyên 48
Hình 3.4: Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực TP.
Thái Nguyên 51
Hình 3.5.Tỷ lệ các thành phần của rác thải 53
Hình 3.6: Sơ đồ ban điều hành khu xử lý CTR Tân Cương 59
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý chất thải
rắn sinh hoạt 76
Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp tùy nghi
A.B.T 77

1
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn đã xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc chủ yếu từ việc con
người và động vật khai thác các nguồn tài nguyên trên Trái đất nhằm phục vụ
cho đời sống của mình và thải ra các chất thải ở dạng rắn. Từ thời xa xưa, khi
chưa có sự bùng nổ của dân số và sự hình thành của các đô thị, siêu đô thị…
thì chất thải rắn thật sự không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Khi đó, diện
tích đất đai còn rộng lớn, khả năng tiếp nhận và tự làm sạch của thiên nhiên
cao, cho phép một khối lượng chất thải rắn lớn được thải vào mà không làm
tổn hại đến môi trường. Ngày nay, lối sống tập trung được hình thành và sự ra
đời của các đô thị, thành phố thì chất thải rắn trở thành mối quan tâm không
chỉ của cá nhân mà là của cả cộng đồng. Khối lượng thải ngày càng lớn, thành
phần ngày càng phức tạp hơn, khả năng phân huỷ chậm cũng như sự tích tụ
càng cao thì chất thải rắn càng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho môi
trường sống của chúng ta.
Vấn đề quản lý cũng như xử lý có hiệu quả chất thải đang là vấn đề

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Tổng quan về chất thải
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất
thải rắn [21]:
+ Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch,
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
+ Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
+ Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất sản phẩm khác.
+ Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến
cơ sở xử lý.
+ Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.
+ Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ

+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.

5
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia
chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải
độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất
thải có hiệu quả.
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở
nơi này hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về
không gian; việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan
trọng trong công tác quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát
sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các
khu dân cư, chợ, khách sạn, nhà hang, công sở, trường học, các công trình
công cộng, các hoạt động xây dựng đô thị và các khu công nghiệp
1.1.3. Thành phần chất thải rắn
1.1.3.1. Tính chất vật lý
Chất thải rắn trong các thị trấn, thành phố là vật phế thải trong sinh hoạt
nên đó là một hỗn tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác điịnh được thành
phần CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của
rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân,

sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất
hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.

7
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng
độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh
dưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức
Liên, Tống ngọc Tuấn, 2003)[24].
1.1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
1.1.4.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH
4
, CO
2
,
NH
3
, gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH
4
, H
2
S, CO

, NH
3
, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các
bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm
nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm
như tả, lỵ, thương hàn Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với
các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ
thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô
hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ
thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư.
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực
hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ
chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường’’
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với chất thải.
- Nghị định số
04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003.

rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.
+ Ở Singapore, mỗi ngày có khoảng 16.000 tấn rác được thải ra và được
phân loại tại nguồn.
+ Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ
tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.

10
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [11], mức đô thị hoá cao thì lượng
chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay như
sau: Canda là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là
1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2004), tại các thành phố lớn
như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo,
Hồng Kông là 0,8-10 kg/người/ngày.
Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Tên nƣớc
Dân số đô thị hiện nay
(% tổng số)
LPSCTRĐT hiện nay
(kg/ngƣời/ngày)
Nước thu nhập thấp
15,92
0,40
Nepal
13,7
0,50
Bangladesh
18,3
0,49

Nhật Bản
77,6
1,47
(Nguồn: Bộ môn sức khoẻ môi trường, 2006 [1])
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài
nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành
thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát
triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang
phát triển là 0,5 kg/người/ngày.

11
1.3.1.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên thế giới
Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau
như: phương pháp chôn lấp, đốt, ủ phân compost với nhiều công nghệ được
áp dụng như công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ
Seraphin… Tình hình áp dụng các phương pháp này ở một số nước trên thế
giới như sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
TT
Tên quốc gia
Tái chế
Chế biến phân vi
sinh
Chôn
lấp
Đốt
1
Canađa
10
2

74
20
7
Thụy Điển
16
34
47
3
8
Thụy Sĩ
22
2
17
59
9
Mỹ
15
2
67
16
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007[9])
Từ bảng 1.2 trên nhận thấy phương pháp chôn lấp được nhiều quốc gia
lựa chọn nhất, ngay cả những nước phát triển như Canada, Phần Lan, Mỹ
cũng lựa chọn phương pháp này. Phương pháp chế biến phân vi sinh chưa
được áp dụng nhiều, ngay cả ở Italia nơi sáng tạo ra phương pháp ủ phân
compost thì chỉ có 2 -3 % khối lượng rác được xử lý theo phương pháp này.
Phương pháp đốt cũng chỉ xử lý được 10% rác thải ở nơi sáng tạo ra phương
pháp này là nước Anh.
Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đã có những mô hình phân
loại và thu gom rác thải rất hiệu quả cụ thể:

thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đô la Singapo/tháng
(Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [12].

13
1.3.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị của Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra rất nhanh và
trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra
sức ép lên môi trường với sự góp phần của các nhân tố như chất thải rắn sinh
hoạt, đặc biệt chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp [13].
Năm 2004, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 – 1,2 kg/người/ngày
ở các đô thị lớn; 0,5 – 0,65 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2008,
con số này tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4
kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003
đến năm 2008, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tăng từ 150 – 200%,
chất thải rắn đô thị tăng trên 200%, chất thải rắn nông thôn tăng 142%, chất
thải rắn công nghiệp tăng 181%. (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 tại Việt Nam
Loại CTR
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2008
Tỷ lệ
gia tăng (%)
CTR đô thị
tấn/năm
6.400.000
12.802.000
200

181
Phát sinh CTR SH TB
tại KV nông thôn
kg/người/ngày
0,3
0,4
133
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch MT đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)

14
Đến năm 2015 dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt
khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp. Thành phần
CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi đến năm 2015 thể hiện tại
Hình 1.1. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi
đến năm 2015
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65
kg/người ngày tại các đô thị nhỏ. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại
các đô thị ở nước ta với số liệu tổng hợp của năm 2007 cụ thể tại Bảng 1.4
như sau:
Bảng 1.4: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
đầu năm 2007
STT
Loại đô thị

228.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008 [4])

15
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Bảng 1.5 thể
hiện lượng CTR sinh hoạt đô thị tại các vùng địa lý của Việt Nam năm 2007
như sau:
Bảng 1.5: Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo vùng địa lý Việt
Nam đầu năm 2007
STT
Đơn vị hành chính
Lƣợng CTRSH bình
quân/đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
Lƣợng CTRSH
đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
ĐB sông Hồng
0,81
4.444
1.622060
2

ĐB sông Cửu Long
0,61
2.136
779.640

Tổng
0,73
17.692
6.457.580
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008 [4])
Từ bảng 1.5 nhận thấy, các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm với mức
chuẩn thải là 0,75 kg/người/ngày, tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng
Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm
3,68%). Các đô thị khu vực Đông Nam Bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị
cao nhất là 2.450.245 tấn/năm với mức phát sinh là 0,79 kg/người/ngày

16
Theo số liệu của Bộ Xây dựng , tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày.
Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT cho biết, đến năm 2015, khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn
tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay.
1.3.2.2. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
* Luật pháp và Chính sách
Cho đế n nay, Việ t Nam đã xây dự ng đượ c mộ t khung phá p lý phù hợ p đố i
vớ i cá c hoạ t độ ng bả o vệ môi trườ ng nó i chung và quả n lý chấ t thả i rắ n nó i
riêng như:
- Quyế t định số 152/1999/QĐ- TG ngà y 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tướ ng Chính phủ về việ c phê duyệ t chiế n lượ c quả n lý chấ t thả i rắ n tạ i cá c đô

triển của nền kinh tế thị trường. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn
mang tính hình thức. Số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh
phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế
tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, do đó công tác quản lý rác thải còn
nhiều lỏng lẻo (Viện chiến lược chính sách, 2010) [20].
* Nhân lực làm công tác quản lý môi trường
Ở nước ta nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường hiện nay là
10.000 người, với tỷ lệ 13 cán bộ/1 triệu dân, thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực như: Trung Quốc: 20 cán bộ; Thái Lan là 30 cán bộ,
Campuchia là 55 cán bộ, Malaysia là 100 cán bộ, Singapore là 330 cán bộ.
Đối với các nước phát triển thì con số này còn cao hơn nhiêu, ví dụ như:
Canada là 155 người, Anh là 204 người. Trong số 10.000 cán bộ mới chỉ có
khoảng 25% được đào tạo đúng chuyên môn. Như vậy, nguồn nhân lực làm
công tác quản lý môi trường ở Việt Nam còn thiếu rất nhiều, đòi hỏi nhà nước
cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu quản lý trong thời gian tới.
(Nguồn: Báo cáo của Tổng cục môi trường tại Hội nghị Môi trường toàn
quốc lần thứ III, 17-18/11/2010)

Trích đoạn Đặc điểm kinh tế xã hội TP.Thái Nguyên Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác xuất các giải pháp hợp lý để quản lý, tái sử dụng nguồn rác
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status