Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của phân chậm tan đến giống lúa LT2 vụ mùa tại ninh bình - Pdf 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MINH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LÚA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHẬM TAN
ĐẾN GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2011 TẠI NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN PHÚ

HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… i


tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè đồng nghiệp,
người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân
trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục đồ thị ix
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

4.1.1 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của một số giống lúa trong
vụ mùa 2011 33
4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa 34
4.1.3 Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa 36
4.1.4 Khả năng đẻ nhánh, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của
giống lúa các giống lúa 39
4.1.5 Chỉ số diện tích lá của các giống trong vụ mùa 2011 40
4.1.6 Chỉ số SPAD của các giống lúa được nghiên cứu trong vụ mùa 2011 41
4.1.7 Khả năng tích lúy chất khô (DM) của các giống lúa trong vụ
mùa 2011 42
4.1.8 Hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của các giống lúa. 44
4.1.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa 45
4.1.10 Hiệu quả kinh tế của các giống lúa. 48
4.2 Ảnh hưởng của phân viên đạm chậm tan đến sinh trưởng và năng
suất của giống lúa LT2 tại Yên Khánh, Ninh Bình) 49
4.2.1 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa LT2 49
4.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến động thái tăng trưởng số nhánh của giống lúa LT2 51

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… v

4.2.3 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa LT2 54
4.2.4 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa LT2 55
4.2.5 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau

NSTT Năng suất thực thu
PVN Phân viên đạm nén
TSC Tuần sau cấy
TGST Thời gian sinh trưởng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới 7
2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong nước 9
2.3 Tình hình tiêu thụ phân bón ở Việt Nam năm 2007-2008 14
4.1 Các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của một số
giống lúa trong vụ mùa 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình. 34
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ mùa
2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 35
4.3 Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa trong vụ mùa
2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 37
4.4 Khả năng đẻ nhánh, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của
các giống lúa trong vụ mùa 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 39
4.5 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lúa trong vụ mùa 2011
tại Yên Khánh, Ninh Bình 40
4.6 Chỉ số SPAD của các giống lúa trong vụ mùa 2011 tại Yên
Khánh, Ninh Bình 42
4.7 Khối lượng chất khô của các giống lúa trong vụ mùa 2011 tại
Yên Khánh, Ninh Bình 43

4.17 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của giống lúa LT2 trong
vụ mùa 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 59
4.18 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén với các mức đạm khác nhau
đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa
LT2 trong vụ mùa 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 60
4.19 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân đạm viên nén với các mức
đạm khác nhau đến giống lúa LT2 trong vụ mùa 2011 tại Yên
Khánh, Ninh Bình. 64Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT Tên đồ thị Trang

4.1 Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong vụ mùa 2011
tại Yên Khánh, Ninh Bình 35
4.2 Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa trong vụ mùa
2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình. 37
4.3 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa LT2 trong vụ mùa 2011 tại Yên
Khánh, Ninh Bình 50
4.4 Ảnh hưởng của phân đạm viên nén đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa LT2 trong vụ mùa 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình 52
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

pháp bón, loại phân bón, Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương
với 1,77 triệu tấn ure, 2,07 triệu tấn supe lân và lượng kali tương đương với
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 2

344 nghìn tấn kali clorua được bón vào đất hàng năm nhưng chưa được cây
trồng sử dụng (Agroviet, 2009).
Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong
đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy
lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng. Phần
bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do
tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrate hóa gây ô nhiễm không khí
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng
chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra
mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng.
Trong tình hình hiện nay, khi giá phân bón liên tục leo thang, dự tính năm
2010 giá phân bón trên thị trường Việt Nam sẽ tăng khoảng 15-17% so với
mức giá trung bình của năm 2009, tương ứng khoảng 300USD/tấn phân DAP,
400USD/tấn phân Kali và khoảng 225USD/tấn phân Ure (Agromonitor,
2010). Thất thoát trong sản xuất nông nghiệp sẽ còn cao hơn nữa. Do đó, một
giải pháp công nghệ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón qua đó làm giảm
lượng phân bón tiêu thụ là một yêu cầu bức thiết đặt ra.
Sử dụng các loại phân viên chậm tan là một trong những giải pháp
công nghệ mới để giải quyết thực trạng này. Ưu điểm chính của các loại phân
tan chậm là phân được giải phóng từ từ nên lúc nào cây cũng có đủ phân, mỗi
năm chỉ bón cho cây 1 đến 2 lần, nhờ vậy giảm thiểu công lao động, giảm chi
phí đầu tư, cây trồng ít bị sâu bệnh nên giảm số lần phun thuốc, làm môi
trường được trong sạch hơn. Hiện nay, phân viên nén được ứng dụng thành

- Chọn tạo giống có năng suất cao, ổn định cho vùng thâm canh.
- Chọn tạo giống năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu
sâu bệnh và chống chịu các điều kiện khó khăn.
Việc chọn tạo theo những định hướng như trên đã góp phần làm cho
sản xuất cây lúa ở nước ta từng bước ổn định, đảm bảo an ninh lương thực
cho cả nước trong nhiều năm qua.
Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu
trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 4

tính khoảng 30 - 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế
giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới.
Những năm 60, ở nước ta hầu như chỉ có những cánh đồng lúa 1 vụ với
những giống lúa địa phương cao cây, dài ngày, tuy chất lượng khá nhưng
năng suất thấp. Trong thời gian 20 năm trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu,
trong đó có Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện
Nghiên cứu và Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ)…
đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ra những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với
năng suất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đã thay thế hầu hết những cánh đồng
lúa 1 vụ dùng giống lúa địa phương, năng suất thấp, phẩm chất kém.
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.
Tuy nhiên từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa năm
2006 ở trên cả nước đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại với
mức độ càng lúc càng nghiêm trọng làm cho hàng trăm ngàn ha lúa bị giảm

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa trong
vụ mùa năm 2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân chậm tan đến các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống lúa LT2 trong vụ mùa năm 2011 tại Yên
Khánh, Ninh Bình.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của phân chậm tan đến các chỉ tiêu sinh lý của
giống lúa LT2.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa
2011 tại Yên Khánh, Ninh Bình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân chậm tan đối với giống
lúa LT2 tại địa phương trong vụ mùa 2011.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 6

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu về giống lúa là tài liệu tham khảo trong việc đưa
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân chậm tan
đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa LT2 vụ mùa 2011 tại Ninh Bình.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, xác định được giống lúa
thích hợp để giới thiệu cho địa phương.
- Khuyến cáo việc sử dụng chậm tan vào sản xuất nông nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2006 155,30 4,12 641,08
2007 155,03 4,23 656,50
2008 157,73 4,36 689,13
2009 158,30 4,32 685,24
Nguồn: FAOSTAT, 2011
Trong khi nhu cầu lúa gạo của thế giới liên tục tăng mạnh cả về số
lượng cũng như chất lượng thì đã có những tín hiệu cho thấy sự giảm sút sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 8

lượng lúa gạo. Giai đoạn 1985 - 1994 sự tăng trưởng sản xuất lúa gạo chỉ có
1,7%/năm so với 3,2%/năm giai đoạn 1975 - 1985. Thời kỳ 1985 - 1994, việc
tăng trưởng sản lượng lúa gạo ở một số quốc gia Châu Á đã thấp hơn sự tăng
trưởng dân số. Nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam Á sẽ khó duy trì được
khả năng tự túc lúa gạo trong vòng 10-20 năm tới. Năng suất lúa thế giới tăng
từ 3,0 - 5,8 tấn/ha thời kỳ 1964 - 1990 ở những nơi chủ động tưới tiêu. Những
vùng đất không chủ động tưới tiêu năng suất chỉ từ 1,4 - 1,7 tấn/ha do thiếu
giống được cải tiến phù hợp (Pingali, M.Hosain và R.V. Gerpacio, 1997).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do việc sử dụng các giống lúa mới
cộng với việc áp dụng các biện pháp canh tác và bố trí cơ cấu các trà lúa hợp lý
làm cho sản lượng lúa tăng đáng kể ở hầu hết các quốc gia trồng lúa. Tổng sản
lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng gấp đôi: từ 257 triệu tấn năm 1965 lên
tới 535 triệu tấn năm 1994 và đến 2009 sản lượng lúa đã lên tới 685,24 triệu tấn.
Cùng với nó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên đáng kể, năm 1970 diện tích trồng
lúa toàn thế giới là 134,390 triệu ha, đến năm 2009 con số này đã lên tới 158,30
triệu ha. Trong đó, các nước Châu Á vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo [50], [58]. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt
Nam, Thái Lan, Burma, Philippines, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pakistan vẫn là

Diện tích
(triệu tấn)
Năng suất
( tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 7,33 4,89 35,83
2006 7,32 4,89 35,85
2007 7,21 4,99 35,94
2008 7,4 5,23 38,73
2009 7,44 5,23 38,95
2010 7,39 5,37 39,71

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng cho
các công trình thuỷ lợi, diện tích gieo trồng đã mở rộng hơn và hệ số luân canh
tăng theo. Nhiều vùng trước đây chỉ trồng một vụ lúa nay đã trồng được 2-3 vụ
(Nguyễn Hữu Nghĩa, 1993). Sau khi giống lúa IR8 (Nông nghiệp 8) được nhập
nội từ IRRI, Việt Nam đã mở đầu cuộc cách mạng xanh về cây lúa (Vũ Tuyên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 10

Hoàng, 1999). Sản lượng lương thực của Việt Nam những năm gần đây tăng
bình quân trên 1 triệu tấn/năm. Từ 1989 Việt Nam đã tự túc được lương thực
và duy trì lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao
những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương
thực. Sản lượng lúa của Việt Nam từ 24,9 triệu tấn năm 1995 đã tăng lên 39,71

đó Trung Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân
toàn Châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên
lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất
xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các
nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: Việt Nam: bình
quân 241,82 kg NPK/ha; Malaysia: 192,60; Thái Lan: 95,83; Philippin: 65,62;
Indonesia: 63,0; Myanma: 14,93; Lào: 4,50; Campuchia: 1,49. Theo số liệu
ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân
khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân
bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức
sử dụng phân bón cho họ có kết quả.
Theo FAO (2005) : Trong thời gian từ 1990 đến năm 2003 lượng
phân bón NPK đã sử dụng trên thế giới tăng từ 138,05 triệu tấn lên 143,88
triệu tấn, trong đó N tăng từ 77,25 triệu tấn lên 85,11 triệu tấn (đạt 110,2%)
(tuy nhiên không cao bằng lượng sử dụng năm 2000 là 85,53 triệu tấn),
lượng lân sử dụng giảm đi từ 36,28 triệu tấn còn 34,08 triệu tấn (đạt
93,9%) (lượng phân lân sử dụng thấp nhất là năm 1994 chỉ còn 28,81 triệu
tấn), lượng kali bón tăng lên cao nhất đạt 24,69 triệu tấn (đạt 100,7% so
với năm 1990 là 24,52 triệu tấn) và so với lượng sử dụng thấp nhất năm
1994 là 19,10 triệu tấn (đạt 129,3%).
Châu Âu lượng phân bón NPK giảm dần từ 26,38 triệu tấn năm 1990 đến
năm 2003 chỉ còn 22,79 triệu tấn (đạt 86,4%). Trong đó, lượng phân đạm tăng từ
13,68 triệu tấn lên 13,86 triệu tấn (đạt 101,3%); phân lân giảm xuống thấp nhất
trong 13 năm qua từ 6,06 triệu tấn xuống còn 4,15 triệu tấn (đạt 68,5%); phân
kali giảm từ 6,64 triệu tấn xuống còn 4,78 triệu tấn năm 2003 (đạt 72%).
Bắc Mỹ lượng phân sử dụng năm 2003 giảm so với năm 1990 còn
22,02 triệu tấn (đạt 93,2% so với năm 1990 là 23,62 triệu tấn), lượng phân bón
sử dụng thấp nhất là năm 2001 đạt 21,35 triệu tấn. Trong đó, phân đạm giảm từ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


Triệu tấn
Các nước đang phát triển các nước phát triển

Nguồn: FAO, 2007

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 13

2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón ở Việt Nam
Là một nước nông nghiệp nên nhu cầu sử dụng phân bón của Việt
Nam rất lớn. Hiện nay chủng loại phân bón do các nhà máy, các cơ sở trong
nước sản xuất, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài rất đa dạng, theo thống kê
từ danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt
Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hiện nay có
khoảng 4000 loại. Trong đó có khoảng gần 2000 loại phân khoáng NPK và
NPK có bổ sung trung, vi lượng; 350 loại phân hữu cơ khoáng; 200 loại
phân hữu cơ sinh học; 800 loại phân hữu cơ vi sinh; 50 loại phân vi sinh;
1400 loại phân bón lá; 50 loại phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng; 20
chế phẩm cải tạo đất.
Đến nay trong cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh phân bón các loại (trong đó số doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ
khoảng 100 doanh nghiệp và khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất các loại
khác). Vùng Đông Nam Bộ khoảng 260 doanh nghiệp (chiếm 51%), Đồng
Bằng sông Hồng gần 100 doanh nghiệp (chiếm 20%), Đồng bằng sông Cửu
Long khoảng 50 doanh nghiệp (chiếm gần 10%) còn lại là các vùng khác
chiếm khoảng 20%.
Trong những năm gần đây Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương
đối cao so với những năm trước đây, một mặt do vốn đầu tư ngày càng cao,

Chế phẩm cải tạo
đất, 15, 0%
Phân bón lá, 1400,
36%
Phân bổ sung chất
điều hoà sinh
trưởng, 50, 1%
Phân vi sinh, 30,
1%
Phân khoáng trộn
NPK>18%, 1800,
46%
Phân Hữu cơ, 60,
2%
Phân hữu cơ
khoáng, 320, 8%
Phân hữu cơ sinh
học, 170, 4%
Phân hữu cơ vi
sinh, 70, 2%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………… 15

Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học
phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được
hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón
cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974-1976 bình quân lượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status