THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM - Pdf 24

GVHD:Th.s Lữ Lâm Uyên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ


TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM
GV hướng dẫn: Ths.Lữ Lâm Uyên
SV thực hiện :Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp :Thương mại 3
Khóa :32

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2008
SVTH: Nguyễn Bảo Ngọc.Lớp TM3.K32 - Trang1 -
GVHD:Th.s Lữ Lâm Uyên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên thực tế được triển khai trên
nhiều bình độ, trong đó nổi lên một xu hướng được coi là chủ lưu: đổi mới, sắp xếp
lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chương trình “đổi mới, sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước" thì ai cũng biết, cổ phần hóa các doanh nghiệp là một nội dung
được coi là chủ yếu.
Muốn đổi mới hoạt động doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Muốn huy động
vốn trong nước và ngoài nước cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần cổ phần hóa.
Muốn cải cách hành chính trong kinh tế, cổ phần hóa là một nội dung không thể
thiếu. Cổ phần hóa là một xu thế khách quan, nhất là khi ta đã trở thành thành viên
WTO, nghĩa là đã hội nhập ở một trình độ cao, đã hình thành một nền kinh tế thị
trường, thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp.
Đây là đề tài tương đối rông và phức tạp, mặc dù đã cố gắng tìm tòi và sắp
xếp tư liệu nhưng chắc chắn trong bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai
lầm và thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để em có
thể hoàn thiện hơn bài viết của mình
Em xin chân thành cảm ơn cô.
SVTH: Nguyễn Bảo Ngọc.Lớp TM3.K32 - Trang3 -
GVHD:Th.s Lữ Lâm Uyên
MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………………….....3
Mục lục……………………………………………………………………...4
Chương I:Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.……..5
1)Mục tiêu,yêu cầu cổ phần hóa(CPH) Doanh nghiệp nhà nước(DNNN)..........5
2)Sự cần thiết chuyển sang hình thức cổ phần hóa DNNN…………………….5
3)Đối tượng và điều kiện cổ phần hóa………………………………………….6
4)Hình thức cổ phần hóa………………………………………………………..6
5)Chi phí thực hiện cổ phần hóa………………………………………………..6
6)Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động sau CPH……………….7
a.Doanh nghiệp sau khi CPH được hưởng các ưu đãi..............................7
b.Người lao động trong doanh nghiệp CPH đựơc hưởng các chính sách ưu

2. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao
động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình
trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
2)Sự cần thiết chuyển sang hình thức cổ phần hóa DNNN:
- Dưới góc độ của kinh tế thị trường, cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa. Về
điều này, sự phân tích về tính chất xã hội hóa của hình thái cổ phần so với các hình
thái công ty khác ở phần trên đã rất rõ. Trong vấn đề này, ít nhất có một điều đã rõ
là, không phải tỷ lệ kinh tế thuộc doanh nghiệp quốc doanh càng lớn về mặt lượng
thì tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế càng cao. Đây là một sự nhầm lẫn về
nhận thức đã được thực tiễn lịch sử kiểm chứng và xác nhận.
- Theo quan niệm “truyền thống” của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp
quốc doanh được coi là hình thức mang tính chất xã hội hóa trực tiếp và cao nhất,
bởi nó được nhà nước nhân danh toàn xã hội mà lập ra. Trước đây, quan niệm này
không chấp nhận kinh tế thị trường nên cũng vì thế mà không chấp nhận các dạng
thức xã hội hóa khác nhau của kinh tế thị trường. Thành ra, doanh nghiệp quốc
doanh đã trở thành hình thái độc quyền biểu thị tính chất xã hội hóa của sản xuất,
là hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, (còn hợp tác xã thì chỉ là xã hội chủ nghĩa có một
nửa). Từ đó, dẫn đến sự chỉ đạo về mặt chính sách là bằng mọi cách, làm cho kinh
tế quốc doanh càng chiếm tỷ trọng cao càng tốt với điều tâm niệm rằng: doanh
nghiệp quốc doanh chính là hiện thân của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nghĩa
là càng nhiều doanh nghiệp quốc doanh thì càng có nhiều chủ nghĩa xã hội. Chính
cách hiểu này đã khiến cho có thời kỳ quá trình quốc doanh hóa trở thành xu
hướng chủ đạo trong nền kinh tế, và như đã nói, đã bị thực tiễn bác bỏ.
- Ngược lại, nếu đứng từ góc độ của kinh tế thị trường, như đã trình bày ở
phần trên, cả trên phương diện lô-gíc lẫn lịch sử, hình thái cổ phần chính là một
hình thái biểu hiện tính chất xã hội hóa sản xuất cao nhất, và tính hiệu quả của nó
cũng đã được thử thách qua thời gian với độ dài tính bằng thế kỷ. Và theo lô-gíc,
không thể chuyển sang kinh tế thị trường mà lại không chấp nhận hình thức tổ

4)Hình thức cổ phần hóa:
Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp CPH có nhu cầu tăng them vốn
điều lệ. Mức vốn huy động thêm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty
cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án
CPH
Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành cộ phiếu để thu hút vốn.
Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
5)Chi phí thực hiện cổ phần hóa:
SVTH: Nguyễn Bảo Ngọc.Lớp TM3.K32 - Trang6 -
GVHD:Th.s Lữ Lâm Uyên
Chi phí thực hiện cổ phần hoá được trừ vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp
cổ phần hoá. Nội dung và mức chi phí cổ phần hoá thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính
6)Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động sau CPH:
a.Doanh nghiệp sau khi CPH được hưởng các ưu đãi:
1. Được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới theo quy định
của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng
nhận ưu đãi đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện niêm yết trên thị trường chứng
khoán thì ngoài các ưu đãi trên còn được hưởng thêm các ưu đãi theo quy định của
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền
quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ
phần.
3. Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ
công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
4. Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan

ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.
b.Người lao động trong doanh nghiệp CPH đựơc hưởng các chính sách ưu
đãi sau:
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại
thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực
tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40 % so với giá đấu bình quân bán
cho nhà đầu tư khác.
2. Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ
hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.
3. Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã
có đủ điều kiện tại thời điểm cổ phần hóa.
4. Nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm cổ phần hoá được thanh toán trợ
cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ SAU KHI CỔ PHẦN HÓA DNNN
1)Luật điều chỉnh:
Cổ phần hóa là nội dung quan trọng của Đổi mới Sắp xếp Doanh nghiệp Nhà
nước. Từ năm 1992 đến nay qua các Nghị định 28, 44. và hiện nay đang thực hiện
là Nghị định 64/2002/NĐ-CP, chính sách cổ phần hóa ngày càng được bổ sung đầy
đủ nhằm thực hiện các mục tiêu đa dạng hóa sở hữu tạo ra loại hình quản lý hiệu
quả, huy động vốn của xã hội và tạo điều kiện cho người lao động làm chủ thực sự
doanh nghiệp với tư cách vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động.
Nghị quyết 9 đã đề ra:
Tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực
doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa… Đẩy nhanh tiến
độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp cần cổ phần hóa kể cả một số
Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ
khí, hóa chất, phân bón, cement, xây dựng, vận tải đường bộ, đường hàng không,
hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… và hoàn thiện, mở rộng nhanh hoạt
động của Thị trường chứng khoán để sớm trở thành kênh huy động vốn có hiệu
quả cho đầu tư và phát triển. Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,

nghiệp được giảm 40% so với giá đấu bình quân.
- Phương thức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu với khối lượng cổ
phần hóa trên 1 tỷ đồng được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian và trên 10
tỷ đồng thì tổ chức tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Các quy định mới trên dự thảo sắp ban hành đã được thảo luận kỹ càng,
được nhiều Bộ, ngành, các nhà kinh tế ủng hộ vì có thể thực hiện được mục tiêu
khắc phục tình trạng cổ phần hóa trong nội bộ doanh nghiệp, tạo điều kiện thay đổi
phương thức quản lý và huy động thêm vốn xã hội đồng thời khắc phục hạn chế
những khiếm khuyết trong xác định giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội tạo
nguồn hàng để phát triển thị trường chứng khoán.
Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và Thị
trường chứng khoán đã đơn giản hóa nhiều những điều kiện để các Công ty cổ
phần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (chỉ cần vốn điều lệ 5 tỷ đồng, hoạt
SVTH: Nguyễn Bảo Ngọc.Lớp TM3.K32 - Trang9 -
GVHD:Th.s Lữ Lâm Uyên
động kinh doanh năm trước có lãi) hoặc điều kiện để được niêm yết cổ phiếu (vốn
điều lệ trên 5 tỷ đồng, 2 năm liên tục trước đó có lãi…).
Chỉ thị số 20/2004/CT-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Ban Đổi
mới Quản lý doanh nghiệp Thành phố phối hợp với Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố tổ chức tập huấn, khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện
tham gia Thị trường chứng khoán, chọn một số doanh nghiệp cổ phần hóa thí điểm
bán cổ phần lần đầu ở Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2)Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục:
Cổ phần hoá các DNNN thời gian qua đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, nhưng việc cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thực hiện còn
chậm.
CPH đã tạo ra loại hình DN nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà nước, công nhân
viên trong DN và cổ đông ngoài DN. Sự đa dạng về sở hữu mang lại sự đa dạng về
vốn, huy động được nguồn vốn đang nằm trong các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status