TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ (1) - Pdf 24

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người đang ngày
một nâng cao. Cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ xoay quanh phát
triển công nghiệp, nông nghiệp mà đang từng bước phát triển thêm các ngành dịch
vụ, đặc biệt là các dịch vụ tài chính và liên quan đến đầu tư. Khi mỗi nước đang dần
hội nhập hơn vào kinh tế toàn cầu, ngoại thương phát triển với tốc độ nhanh chóng
thì yêu cầu về các dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) lại càng đa dạng hơn. Việt
Nam cũng không phải là ngoại lệ trong xu hướng phát triển chung của cả thế giới.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, hoạt động TTQT đã được chú
1
trọng phát triển hơn tại các ngân hàng thương mại. Kinh tế phát triển, đặc biệt là
ngoại thương, đã khiến hoạt động TTQT trở thành dịch vụ chủ đạo tại mỗi ngân
hàng, dịch vụ TTQT có phát triển mới khiến cho các hoạt động kinh tế được thuận
tiện và dễ dàng hơn.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) trong những năm qua luôn giữ vị trí là “ Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam”. Hoạt động TTQT tại Vietcombank đã mang đến cho ngân
hàng những khoản lợi nhuận khổng lồ mỗi năm, đồng thời cũng góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, trong đó là sự phát triển buôn bán với các nước
bên ngoài. Bài tiểu luận với đề tài :
“ Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2008-
2010”
của chúng em sau đây hy vọng mang tới những đánh giá tổng quát nhất về sự phát
triển dịch vụ TTQT tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam, mà tiêu biểu là
ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về TTQT
Chương 2 : Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Vietcombank
Chương 3 : Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động TTQT tại ngân

thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua NHTM với mạng
lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay mặt khách
hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh
toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần
đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân
hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu,
4
đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại
thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
* Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và
thời gian thanh toán
Khi tiến hành hoạt động TTQT, cần phải xác định năm vấn đề quan trọng, đó là:
Đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán. Lựa
chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì không phải bất kỳ đồng tiền của
nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà đồng tiền đó phải “mạnh”, được
các nước thừa nhận thực hiện trong hoạt động TTQT, tiếp đến lựa chọn đồng tiền
nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động TTQT, nhằm mang lại hiệu quả
(thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các
bên....). Do vây, khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng, hay các dịch vụ, các
bên đàm phán thường thống nhất về loại ngoại tệ được dùng trong giao dịch là
đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba.
* Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại
TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại; trong đó phần lớn phục
vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là khâu quan trọng
của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cụ thể khi hoạt động thanh toán
diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo chắc chắn kết thúc một phần hoặc toàn bộ giá
trị của một quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Nếu công tác TTQT được tổ chức
tốt thì giá trị của hàng hoá trao đổi và dịch vụ thực hiện giữa các chủ thể ở các quốc
gia khác nhau mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển.

phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu (XNK), kinh
doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của
6
khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng thị phần
của ngân hàng.
- TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thế
giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng thông tin và ứng
dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp cho ngân hàng có thể theo kịp với sự
phát triển của thế giới, không bị lạc hậu và thua kém các ngân hàng nước ngoài.
- Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân
hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách
hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ
chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn
trong kinh doanh.
4. Các phương tiện TTQT
4.1 - Hối phiếu:
· Khái niệm: theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì “Hối phiếu là
chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không
điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định
trong tương lai cho người thụ hưởng”.
Việc lưu thông hối phiếu được tiến hành dưới các hình thức sau :
- Chấp nhận hối phiếu: hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người
trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, đối với những hối phiếu có kỳ hạn.
Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này ký chấp nhận bất
cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Sự chấp nhận được ghi vào mặt
trước của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ “chấp nhận”, “xác nhận”, “đồng
ý”, “đồng ý trả tiền” viết kế bên chữ ký của người trả tiền. Ngày tháng ký chấp
nhận là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Đối với hối phiếu có kỳ
hạn kể từ ngày ký phát hối phiếu thì không cần thiết phải ghi chú ngày tháng.
7

tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này
vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc
không đủ tính chất pháp lý. Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số
và vừa ghi bằng chứ khớp đúng nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi địa điểm
và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được
trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của
người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán
trưởng và dấu của tổ chức đó.
Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc
thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn
hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi
không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
4.3. Kỳ phiếu :
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để hứa cam kết trả tiền cho
người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên, trong thanh toán quốc
tế, kỳ phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu.
Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập kỳ phiếu
phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người
này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
Một số đặ thù của kỳ phiếu :
+ Kỳ hạn kỳ phiếu được quy định trên nó
+ Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán cho một
hay nhiều người hưởng lợi
+ Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh
9
này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu
+ Khác với hối phiếu thường gồm hai bản, kỳ phiếu chỉ có một bản chính do con
nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi kỳ phiếu đó.
4.4.Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho

định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý
của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng thư
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước
người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và
tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh
toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của
nước đó.
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế.
Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…
5.2. Phương thức nhờ thu:
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người
nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập
khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
11
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
- Người xuất khẩu
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc
gia của người nhập khẩu)
- Người nhập khẩu
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng
từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ
thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì
việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của
tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử
dụng phổ biến nhất.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ
bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư
tín dụng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy
định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín
cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
5.4. Phương thức COD & CAD
CAD (Cash against documents ) hay COD ( Cash on delivery) là phương thức
thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu
cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh
toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
* Ngân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp thì thanh
toán cho nhà xuất khẩu.
13
* Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín
thác.
II/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT
- Chỉ tiêu doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong
kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát
triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
- Chỉ tiêu dư nợ cho vay: Phản ánh tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại một
thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay bao gồm
tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn.
- Tỷ lệ thu nợ (%) = (doanh số thu nợ/doanh số cho vay)*100
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status