SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 - Pdf 24

Diễn đàn dạy và học:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ
mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học là góp phần đào tạo những con người lao động thông
minh, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo và thích ứng. Bậc Tiểu học là nền tảng
của giáo dục phổ thông và cũng là nền tảng của dân trí. Trên cơ sở đổi mới phương
pháp dạy học phù hợp với xu thế chung của cả nước về yêu cầu giáo dục hiện nay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Toán nói riêng là cần thiết.
Phân môn Toán trong chương trình giảng dạy Toán lớp 2 chiếm một vị trí quan
trọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở các lớp tiếp
theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ những hạn chế
của tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học
nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “ Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều
nguyên nhân, trong đó vẫn là : Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội vàng
hấp tấp, nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả chưa
cao.
Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và học sinh
lớp 2 nói riêng, bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp còn băn khoăn trăn trở,
làm thế nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. bản thân
tôi cần phải nghiên cứu, tìm các biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài
toán một cách vững vàng; mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận thông qua
cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các
em hứng thú, say mê học toán. Với những lý do trên, tôi đã chọn giải pháp “ Một số
biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”
II. THỰC TRẠNG:
Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH trường. Các em có đầy đủ đồ dùng học
tập và có một số em chuẩn bị bài trước khi đến lớp và có cùng một độ tuổi.

củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố
gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập, xoá đi ấn tượng sợ giải
toán.
Về nhà : Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em yếu kém
nắm vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi còn yêu cầu
phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con học ở nhà
giúp các em làm đầy đủ bài tập cô giao. Ngoài ra tôi còn giao cho những em giỏi toán
ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập thành đôi bạn cùng tiến bằng cách : Giờ truy
bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm
được phương pháp giải toán. Khi giao bài về nhà không nên giao nhiều, chỉ cần giao 1
đến 2 bài cho học sinh làm thôi, tôi lồng thêm những bài toán vui gắn với thực tế giúp
các em hứng thú học toán hơn.
2. Giảng bài mới kết hợp củng cố, vận dụng kiến thức đã học :
2
Diễn đàn dạy và học:
Giảng bài mới trong tiết học Toán hết sức quan trọng. Học sinh có vận
dụng luyện tập giải Toán đúng hay sai là ở chỗ này. Do vậy, trong khi dạy, tôi
luôn bảo đảm truyền thụ đủ nội dung kiến thức của bài học bằng cách.
Chuẩn bị bài hết sức chu đáo, cẩn thận.Soạn bài trước một tuần để có thêm
thời gian nghiên cứu, hiểu kỹ yêu cầu nội dung của bài học.
Khi soạn bài, tôi luôn tìm hướng giảng bài mới một cách dễ hiểu nhất đối với trò
mà vẫn phát huy được tư duy của trò, lấy "học sinh làm trung tâm".
Vì vậy, kết hợp với khâu chuẩn bị bài của học sinh, trong mỗi tiết dạy bài mới,
tôi cung cấp đủ nội dung bài, đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức đã
học có liên quan thực hiện phương châm "ôn cũ, học mới".
Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy
đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh hoạt,
không bị gò ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quan chủ động tích cực trong giải
Toán
a) Ở lớp một: Các em đã học các bài toán đơn giản : giải bẳng 1 phép tính về

Mảnh vải đỏ dài là :
55 + 9 = 64 (mảnh vải)
Đáp số : 64 mảnh vải
Tôi hỏi : Đơn vị của bài toán là gì ?
Học sinh trả lời : đề xi mét
Tôi hỏi : Vậy trong bài giải con đã ghi đúng tên đơn vị của bài toán chưa ?
Lúc này học sinh sẽ nhận ra chỗ thiếu sót trong bài giải của mình và tự sửa lỗi
sai đó.
Ví dụ bài 3 trang 63: Mảnh vải màu xanh dài 34dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn
mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đê-xi-mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
Số dm mảnh vải màu tím dài là:
4
Diễn đàn dạy và học:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Tôi liền đưa ra các bài học sinh giải lên bảng, chỉ ra từng chỗ sai cụ thể
cho học sinh và để học sinh so sánh đối chiếu các bài với nhau: bài trình bày sai- bài
trình bày đúng để học sinh thấy được chỗ sai của mình.
Bài giải được trình bày như sau:
Độ dài mảnh vải màu tím là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Hoặc:
Mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)

trong lớp, các đối tượng tiếp thu được.
Khi học sinh làm đủ 100% số bài tập quy định chưa hẳn là đã thành thạo cách
giải loại toán đó, nhất là học sinh trung bình, yếu. Vì vậy, tôi đã cố gắng đưa nội dung
kiến thức vào bài tập thật phong phú, đa dạng dựa vào bài tập có sẵn, vẫn xoay quanh
nội dung bài vừa học hoặc vừa luyện. Bài toán đưa ra các hình thức khác nhau, tôi
khai thác được tư duy của học sinh. Các dạng toán có thể thực hiện được điều này như
6
Diễn đàn dạy và học:
+ Dạng toán về nhiều hơn, ít hơn.
+ Dạng toán về số bị trừ, tìm số hạng trong tổng.
Ví dụ 1 : Bài toán về nhiều hơn.
Nội dung bài tập là : Anh 25 tuổi, anh hơn em 6 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi ?.
+ Để giải được bài này, học sinh phải hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Đã biết tuổi
của anh, biết số tuổi anh hơn em. Muốn tìm số tuổi của em phải làm thế nào ?
+ Học sinh phải tự phân tích đề toán và giải :
Tuổi của em là :
25 - 6 = 19 (tuổi)
Đáp số : 19 tuổi
Với việc mở rộng kiến thức này, học sinh sẽ linh hoạt hơn khi giải toán không
nhất thiết cứ nhiều hơn là phải làm tính cộng.
Ví dụ 2 : Bao thứ nhất đựng được 50 kg gạo, như vậy bao thứ nhất đựng ít hơn
bao thứ hai 15 kg gạo.
a) Tính số gạo của bao thứ hai.
Đã biết yếu tố gì ? Số gạo của bao thứ nhất và biết bao thứ nhất đựng ít hơn bao
thứ hai 15 kg. Lúc này, học sinh phải hiểu bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ hai 15 kg
nghĩa là bao thứ hai đựng nhiều hơn bao thứ nhất 15 kg.Vậy tìm số gạo của bao thứ
hai ta phải làm như thế nào?
Học sinh
Bao thứ hai đựng số gạo là :
50 + 15 = 65( kg)

8
Diễn đàn dạy và học:
Giải
Số học sinh nam lớp 2A có là:
37 – 18 = 19 (học sinh)
Đáp số : 19 học sinh
5. Tính cách giải đúng chưa đủ, giáo viên còn giúp học sinh tìm nhiều cách đặt lời
giải để phát huy trí lực học sinh tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển.
Bước này đối với học sinh yếu, kém, trung bình giải toán là khó khăn. Song
người giáo viên phải hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh thể hiện được khả năng giải
toán của mình là cần thiết.
Ví dụ: Lan cắt được 46 bông hoa, Hoa cắt ít hơn Lan 9 bông hoa. Hỏi Hoa cắt
được bao nhiêu bông hoa?
Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài toán. Tóm tắt đầu bài bằng cách
vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để tìm ra cách giải đúng, và nhiều cách khác.
Tóm tắt
Lan : 46 bông hoa
Hoa cắt ít hơn Lan : 9 bông hoa
Hoa cắt : … bông hoa?
Giải cách 1
Hoa cắt được số bông hoa là:
46 – 9 = 37 ( bông hoa)
Đáp số: 37 bông hoa
Nhìn vào sơ đồ các em tìm lời giải khác
9
46 bông hoa
Diễn đàn dạy và học:
Lan
Hoa
Có em sẽ giải như sau :

Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập
trong "Vở bài tập toán 2". Tôi luôn cố gắng đảm bảo 100 học sinh trong lớp đủ bài
các bài tập.
Đối với học sinh khá giỏi thì dễ dàng, còn đối với học sinh trung bình để làm
đúng 100% số bài tập ngay tại lớp là khó khăn. Vì vậy trong quá trình học sinh đang
làm bài tập, tôi đã quan sát việc làm bài của số học sinh này nhiều hơn, kịp thời phát
hiện những chỗ sai để uốn nắn học sinh theo dõi bài chữa trên bảng, biết chỗ sai để
học sinh tự chữa ; có thể dùng một vài câu hỏi nhỏ gợi ý.
Tuy nhiên gặp những bài khó, học sinh có lỗi lớn về đường lối giải, nhiều học
sinh sai thì tôi yêu cầu học sinh nhận xét lỗi sai ở chỗ nào ? Cách sửa thế nào ?
Thường thì tôi dùng học sinh có lỗi sai đó nhận xét và sửa trước, nếu học sinh
làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đã củng cố cho học sinh đó và đồng
thời chữa chung cho nhiều em khác.
Còn gặp bài khó, học sinh lúng túng, tôi dùng câu hỏi gợi ý hoặc dùng học sinh
giỏi của lớp tham gia chữa bài.
Trong tiết toán, thời gian có hạn, tôi chú ý chấm chữa cho học sinh trung bình,
yếu và chú ý tới những lỗi sai mà học sinh mắc nhiều.
Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm
toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách :
+ Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như : Tên đơn vị, kết quả vào ngay trong vở
"Bài tập toán 2", lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay vào vở
toán khác do lớp quy định. Sau đó tôi kiểm tra chấm chữa, nhận xét phần chữa của
học sinh, học sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có những học
sinh chữa tới hai lần mới đúng cũng được tôi kiểm tra triệt để, cuối cùng phải chữa
đúng mới thôi.
+ Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa bài,
tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữa đúng còn phải trình bày lưu loát, sạch đẹp, rõ
ràng hơn. Do đó mà học sinh chữa bài rất thận trọng, chính điều này giúp học sinh
nhớ rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh rất ít sai sót.
11

pháp này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến giúp đỡ của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp giúp giải pháp của tôi được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn! Lạc Xuân, tháng 3 năm 2013
Người viết12
Diễn đàn dạy và học:

13
Diễn đàn dạy và học:
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status