đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (tt) - Pdf 24

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
*
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP LÀM MẸ
AN TOÀN Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI 5 TỈNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2012 Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hà Nội - 2014
2


khoẻ bà mẹ cũng như đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn bình thường. Theo TCYTTG,
ước tính mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân có
liên quan đến thai sản, 99% số tử vong này xuất hiện ở các nước đang phát triển,
chủ yếu ở Châu Phi, Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ
sau khi sinh có những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ có
những hậu quả về sức khoẻ sau khi sinh.
Ba tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và hai tỉnh Tây
Nguyên và ven biển miền Trung là Kon Tum và Ninh Thuận là những tỉnh có tỷ
suất chết của trẻ em < 1 tuổi và tỷ số tử vong mẹ rất cao trong cả nước. Chính vì
vậy, các tỉnh trên đã được chọn để can thiệp trong chương trình CSSKSS do Chính
phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tài trợ trong giai đoạn 2006-2012.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1.
Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thực hành sau can thiệp của chương
trình làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Hà Giang,
Hòa Bình, Phú Thọ, Kon Tum và Ninh Thuận giai đoạn 2006-1012.
2.
Xác định những yếu tố về cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến kết quả can thiệp
làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh trên giai đoạn 2006-
2012.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.1.1. Chăm sóc trước sinh (CSTS)
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) giai đoạn 2003-
2007, tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 có thai được cán bộ y tế khám thai ít nhất 1 lần
trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á là 68%, cao nhất là khu vực
4


đẻ chưa được cán bộ y tế được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc.
5

1.1.3. Chăm sóc sau sinh
Theo kết quả phân tích đa biến những phụ nữ đã gặp khó khăn trở ngại trong
khi sinh con những lần trước, phụ nữ đã bị sinh mổ hoặc có can thiệp thủ thuật
trong khi sinh, có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn những phụ nữ sinh thường;
các phụ nữ sinh tại y tế tư nhân khám lại sau sinh cao hơn sinh tại y tế công. Báo
cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai
đoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc thì hầu hết các phụ nữ tử vong
ở trong giai đoạn sau sinh hơn 4/5 (80-83%) là chết ngay trong ngày đầu tiên sau
đẻ. Số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên. Tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh
thấp hơn nhiều nếu so sánh với tỷ lệ khám thai, dao động từ 1/4 (23,8%) cho đến
2/3 (70%) phụ thuộc từng tỉnh. Chất lượng của chăm sóc sau sinh cũng không
đáp ứng nhu cầu của bà mẹ. Chỉ 1/3 (31%) được khuyến khích nhận các thăm
khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ. Sau khi sinh tại cơ sở y tế, các bà
mẹ trở về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo gia
đình và cộng đồng.
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các dịch vụ y tế làm mẹ an toàn
Tiếp cận địa lý không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà
còn là chất lượng của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao thông.
Sự khan hiếm của các phương tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và
điều kiện đường xá không đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của
phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ thường đi bộ đến cơ sở y tế là việc thường
gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thường được đo lường bằng thời
gian đến cơ sở y tế bởi các phương tiện thông thường.
Đo lường bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi của
cá nhân) để được chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và không
chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho người chăm sóc ). Những người có
thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lượng chăm sóc tốt cho dù khoảng

Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi trong thời gian triển khai chương trình làm mẹ
an toàn tại 5 tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Kon Tum và Ninh Thuận
giai đoạn 2006 – 2012 và tự nguyện tham gia nghiên cứu
-
Cán bộ y tế trong lĩnh vực CSSKSS
2.2. Thời gian và địa điểm can thiệp và thu thập số liệu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2012 tại 5 tỉnh Hà Giang, Phú
Thọ, Hòa Bình, Ninh Thuận, Kon Tum.
7

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Là một thiết kế nghiên cứu can thiệp trên cộng đồng không đối chứng sử
dụng mô hình đánh giá hiệu quả “trước-sau” can thiệp (Quasi-experimental study).
Nghiên cứu sử dụng cả hai kỹ thuật thu thập số liệu định lượng (phỏng vấn các bà
mẹ là đối tượng nghiên cứu) và kỹ thuật định tính (phỏng vấn sâu cán bộ y tế).
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu
2.3.2.1 Chọn mẫu và cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
2
21
2
22111)2/1(
21
)(
])1()1([)1(2[
pp
ppppZppZ
nn



P = p
1
+ p
2
/2 là tỷ lệ trung bình của bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ trước
và sau can thiệp.
Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 210 đối tượng nghiên cứu/tỉnh. Tổng số bà mẹ
có con dưới 2 tuổi trong nghiên cứu tại 5 tỉnh là 210 x 5 tỉnh = 1050.
Chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 5 tỉnh, mẫu nghiên cứu được chọn là mẫu
30 chùm ngẫu nhiên. Mỗi tỉnh chọn ra 30 chùm ngẫu nhiên (mỗi chùm là một xã),
tại mỗi xã có 7 bà mẹ có con < 2 tuổi được lựa chọn theo phương pháp “cổng liền
cổng”.
2.3.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Chọn 10 xã để nghiên cứu định tính cho 5 tỉnh. Tại mỗi xã đã phỏng vấn sâu
được tổng số 10 nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Tại mỗi tỉnh nghiên cứu phỏng vấn
sâu được tổng số 10 cán bộ y tế.
8

2.3.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con <2 tuổi bằng bộ câu hỏi.
- Phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã và tỉnh theo bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu.
2.3.4. Nội dung nghiên cứu chính
Kiến thức và thực hành của các bà mẹ trước và sau can thiệp
- Kiến thức và thực hành về khám thai
- Kiến thức và thực hành về tiêm phòng uốn ván
- Kiến thức và thực hành về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
- Kiến thức và thực hành về dấu hiệu nguy hiểm khi sinh
- Kiến thức và thực hành về nơi sinh
- Kiến thức và thực hành về lựa chọn người đỡ đẻ

trước và sau can thiệp cũng không khác biệt. Phân bố người dân tộc trước và sau
nghiên cứu không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tương tự, không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tôn giáo của bà mẹ trước và sau can thiệp.
Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa số con/bà mẹ trước và sau can
thiệp.
3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trước trong và sau sinh
3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh
3.2.1.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc thai trước sinh
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cần được khám thai đủ từ 3 lần trở lên trước
can thiệp chiếm 84,4% tăng lên sau can thiệp là 90,4%, sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê với p<0,05 và CSHQ=12,1%. Sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ hiểu biết cần
tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin dự phòng uốn ván giảm từ 5,4% xuống 4,4% và tỷ lệ bà
mẹ có kiến thức về tiêm phòng 2 mũi vắc xin giảm từ 69,9% xuống còn 69,0%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trước can thiệp có đến 33,4% bà
mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi mang thai nhưng sau
can thiệp chỉ còn 20,4% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào
trong khi mang thai (giảm 13%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi cần phải đi khám tại cơ sở y tế như chảy máu âm
đạo, phù, co giật, đau bụng, đau đầu sốt cao kéo dài tăng nhanh sau can thiệp (Chỉ
số hiệu quả tăng từ 9,5% - 23,1%). Những sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về cách xử trí đúng các dấu hiệu nguy hiểm
khi mang thai nếu mắc là đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công tăng từ 58,9%
trước can thiệp lên 75,5% sau can thiệp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,01.
10

3.2.1.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc thai trước sinh

Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai đầy đủ từ 3 lần trở lên/lần mang thai tăng từ

90
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
11

Bảng 3.17. Thay đổi kiến thức biết các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước và
sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Dấu hiệu nguy
hiểm khi sinh
Trước can thiệp Sau can thiệp
CSHQ
(%)
p
Số
lượng
Tỷ lệ %

Số
lượng
Tỷ lệ %

Đau bụng dữ dội 294 28,0 435 41,4 47,9 <0,01
Chảy nhiều máu 385 36,7 563 53,6 46,0 <0,01
Sốt 43 4,1 204 19,4 373,2 <0,01
Co giật 45 4,3 176 16,8 290,7 <0,01
Vỡ ối sớm 187 17,8 370 35,2 97,8 <0,01
Khác 25 2,4 38 3,6 50,0 >0,05
Không biết 405 38,6 283 27,0 30,1 <0,01

Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng đau bụng dữ dội khi chuyển dạ tăng từ 28%

lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
CSYT nhà nước 771 73,4 848 80,8 10,1 >0,05
CSYT tư nhân 1 0,1 5 0,5 - >0,05
Tại nhà 278 26,5 197 18,8 29,1 >0,05
Tổng 1050 100 1050 100

Nơi bà mẹ sinh con là cơ sở y tế nhà nước tăng cao hơn sau can thiệp
(73,4% trước can thiệp so với 80,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nơi bà mẹ sinh con tại nhà cũng giảm sau can thiệp
(26,5% trước can thiệp so với 18,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.6. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ trước và sau
can thiệp chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 83,5% phụ nữ sinh con
được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ
đã cải thiện tăng lên 88,6%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

83,5
88,5
10
20
30
40

40
50
60
70
80
90
Trước can thiệp Sau can thiệp
5,5
29,1
0
20
40
60
80
100
Trước can thiệp Sau can thiệp
14 Biểu đồ 3.10. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các biện pháp tránh thai
chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 77,7% phụ nữ biết các
biện pháp tránh thai nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ này đã được cải thiện tăng lên
80,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 và chỉ số hiệu quả chỉ
đạt 3,4%.
3.2.3.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc sau sinh
Khám lại sau sinh

Biểu đồ 3.12. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần cho 5
tỉnh

3.3.1. Thiếu nhân lực y tế
Qua khảo sát thực tế tại các tỉnh nghiên cứu, thiếu nhân lực y tế là một trong
những điểm khó khăn chính được cán bộ y tế nêu lên thông qua các cuộc phỏng
vấn sâu. Số lượng CBYT còn rất thiếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã và
tuyến huyện. Theo nhận định của CBQL bệnh viện huyện, do thiếu bác sỹ cho nên
bệnh viện không thể có người bố trí đi đào tạo thêm một kíp mổ và gây mê. Cả
bệnh viện chỉ có một kíp mổ và gây mê. Nếu vắng 1 người trong kíp mổ thì bệnh
viện bắt buộc phải chuyến tuyến. Ở huyện Tumorong (tỉnh Kon Tum), Trung tâm
y tế huyện chỉ có 5 bác sỹ, trong đó có 4 bác sĩ ở khu điều trị và khu phòng khám
chỉ có một bác sỹ.
Thiếu cán bộ y tế nhất hiện nay là bác sỹ chuyên khoa nhi, hầu như các bệnh
viện huyện không có bác sỹ chuyên khoa nhi. Điều này dẫn đến những khó khăn
cho việc triển khai các công tác chăm sóc sơ sinh, chủ yếu là do bác sỹ sản khoa
đảm nhiệm.
Bên cạnh thiếu nhân lực, trình độ cán bộ y tế yếu cũng được xác định là một
trong những rào cản trong triển khai các dịch vụ y tế tại cơ sở. Đại đa số bác sỹ ở
tuyến dưới là cán bộ được đào tạo theo chế độ cử tuyển và theo địa chỉ, chuyên tu,
trình độ chuyên môn có hạn và không có bác sỹ chuyên khoa sản và nhi, cho nên
trình độ hạn chế trong công tác cung cấp dịch vụ LMAT.
Nhân lực thiếu và yếu là lý do cơ bản khiến cho nhiều địa phương không có
đủ điều kiện để triển khai các dịch vụ LMAT, đặc biệt là cấp cứu sản khoa toàn
diện (như truyền máu tại chỗ và mổ đẻ).
Một điểm cần nhấn mạnh đối là việc đào tạo ra một CBYT có khả năng thực
hiện được cấp cứu sản khoa (mổ đẻ, mổ cắt tử cung bán phần, mổ cấp cứu, mổ
chửa ngoài tử cung) là cần phải thời gian đào tạo và rèn luyện tay nghề. Bác sỹ
mới ra trường chưa có khả năng thực hiện được những công việc đó. Do vậy thiếu
nhân lực y tế ở cơ sở khiến cho việc cử người đi đào tạo để thực hiện được những
kỹ thuật đó là rất khó khăn, do vậy cơ sở đã khó khăn lại càng khó khăn trong việc
triển khai cung cấp dịch vụ CCSKSS.


là một trong những rào cản khiến cho việc triển khai cung cấp dịch vụ còn gặp
nhiều khó khăn. Điều này cần phải tiếp tục nỗ lực trong giai đoạn còn lại của dự
án.
17

3.3.3. Công tác theo dõi giám sát còn chưa được đồng bộ
Mặc dù dự án đã cố gắng thiết lập được hệ thống theo dõi giám sát khá hiệu
quả trong đào tạo tập huấn cán bộ y tế, tuy nhiên một số điểm vẫn còn bất cập.
Hiện nay vẫn chưa đưa ra được những chỉ số để theo dõi giám sát tiến độ, đặc biệt
là các chỉ số quá trình. Điều này cũng là một khó khăn trong việc đánh giá kết quả
can thiệp.
Việc huy động được đội ngũ giám sát viên cam kết vì công việc hiện nay
còn gặp nhiều khó khăn, khiến cho việc hỗ trợ tuyến dưới triển khai công việc rất
khó, đặc biệt những kỹ thuật yêu cầu phải có CBYT nằm vùng lâu ngày.
Mặc dù là công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới
được ghi nhận là rất có hiệu quả, tuy nhiên, về tính khả thi trong nhân rộng thì còn
nhiều băn khoăn do chi phí quá cao. Nếu không có kinh phí thì khó có khả năng
thực hiện được.
3.3.4. Sử dụng dịch vụ tuyến dưới
Xu thế ít sử dụng dịch vụ tuyến cơ sở đã được xác định ở các địa bàn dự án.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc ít sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở. Một
trong những yếu tố chính có liên quan tới địa bàn sống. Người dân sống ở các
vùng miền xa xôi, đường giao thông chưa thuận tiện có xu hướng ít sử dụng dịch
vụ y tế do họ sống xa các trung tâm y tế. Điều kiện kinh tế khó khăn cũng hạn chế
việc sử dụng dịch vụ y tế tại các tuyến y tế cơ sở. Có những huyện như Tu mơ
rông và Kon PLong có trên 90% bà con là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó
việc đi lại rất là khó khăn và không có tiền chi trả dịch vụ là những rào cản chính
khiến cho người dân không sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế.
Bên cạnh yếu tố về kinh tế, đường giao thông thì phong tục tập quán có ảnh
hưởng nặng tới hành vi CSSKSS của người dân địa phương. Ở những địa phương

và sau can thiệp (p<0,001). Chỉ số hiệu quả giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng
trước và sau can thiệp tăng 3589%, nhóm can thiệp (tăng từ 58,5%-99,5%
p<0,001). Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về tiêm phòng uốn ván thêm từ 2 lần trở lên
sau can thiệp ở nhóm đối chứng là 54,5% và 99,5% ở nhóm can thiệp, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu
của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SC) năm 2012 cũng cho thấy có sự cải thiện
rất tốt về kiến thức tiêm phòng uốn ván ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Thừa thiên-Huế và
Vĩnh Long. Các tỉnh có sự cải thiện nhẹ so với đầu kỳ và đạt tỷ lệ phụ nữ hiểu
biết tiêm phòng uốn ván đủ mũi cao hơn các tỉnh khác ở cuối kỳ, tăng từ 77,3%
19

lên 90% sau can thiệp.
4.1.2.3. Thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai và xử trí
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước can thiệp có đến 33,4% bà mẹ không
biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi mang thai nhưng sau can thiệp
chỉ còn 20,4% bà mẹ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào trong khi
mang thai (giảm 13%).
Theo TCYTTG, có 6 dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình mang thai có thể
gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Những dấu hiệu này cần được bản thân
người phụ nữ và/hoặc chồng của họ phát hiện sớm để được cấp cứu kịp thời. Theo
báo cáo cuối kỳ sau can thiệp của UNFPA, ở cuối kỳ, số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu
hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai tăng mạnh (8,1%-31,2%, p<0,001). Hai
dấu hiệu được nhiều phụ nữ đề cập đến nhất có sự cải thiện mạnh nhất là “đau
bụng” (tăng từ 37,1% lên 56,6%) và “sốt cao kéo dài” (từ 19,7% lên 29,2%).
4.1.2.4. Thay đổi về thực hành khám thai
Trong nghiên cứu này chúng tôi không nghiên cứu chất lượng khám thai
như quan sát khám thai có đủ 9 bước như Chuẩn quốc gia về Sức khỏe Sinh sản
qui định nhưng thông qua quan sát và phỏng vấn sâu các cán bộ y tế ở một số cơ
sở y tế tại 5 tỉnh chúng tôi nhận thấy sau can thiệp chất lượng khám thai đã được
cải thiện nhiều hơn. Số lần khám thai và chất lượng khám thai được cải thiện nhờ

hoạt động tốt ở những tỉnh này và đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao kiến
thức cho phụ nữ mang thai.
4.1.3.2. Thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi sinh và xử trí
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ hiểu biết các dấu
hiệu nguy hiểm trong khi chuyển dạ tăng rõ rệt sau can thiệp có ý nghĩa thống kê
với p<0,01. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng đau bụng dữ dội khi chuyển dạ tăng từ
28% trước can thiệp lên 41,4% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng ra
nhiều máu khi chuyển dạ tăng từ 36,7% trước can thiệp lên 53,6% sau can thiệp.
Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng co giật, vỡ ối sớm khi chuyển dạ tăng từ 4,3% và
17,8% trước can thiệp lên 16,8% và 35,2% sau can thiệp. Đặc biệt tỷ lệ bà mẹ
không biết một triệu chứng nào giảm từ 38,6% xuống còn 27% sau can thiệp.
Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi
chuyển dạ chiếm 5,7% và tăng lên 28,1% sau can thiệp. So sánh với kết quả trong
bài báo của tác giả Nguyễn Viết Tiến cũng cho kết quả tương tự với 31,4% phụ nữ
21

hiểu về dấu hiệu đau bụng dữ dội khi sinh, và 33,7% phụ nữ không biết dấu hiệu
nguy hiểm nào.
4.1.3.3.Thay đổi về thực hành chăm sóc trong khi sinh
Sinh con tại cơ sở y tế, đặc biệt là ở các bệnh viện đang là một lựa chọn phổ
biến, đặc biệt ở những khu đô thị, có điều kiện kinh tế và đường xá đi lại thuận
tiện. Mặt khác, sinh con tại nhà còn gặp ở các khu vực miền núi, xa xôi
và có nhiều người dân tộc sinh sống. Hiện nay, tại đa số quốc gia trên thế
giới sinh con ở tại cơ sở y tế hiện trở thành lựa chọn phổ biến, vì đây là nơi có đủ
các trang thiết bị y tế cần thiết và đội ngũ cán bộ y tế có đủ trình độ để chăm sóc
tốt nhất cho sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi.
Việc sinh con tại nhà có thể là bình thường khi có cán bộ y tế đỡ đẻ. Một
nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mong
muốn được sinh tại nhà không làm tăng nguy cơ có hại cho cả bà mẹ và trẻ sơ
sinh. Lý do của việc mong muốn sinh con tại nhà là do khi phụ nữ sinh con ở nhà

2.014 bà mẹ.
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp
4.2.1. Thiếu nhân lực y tế
Số lượng CBYT còn rất thiếu ở tất cả các tuyến. Ở một xã thuộc huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, dân số đông tới 11.760 người, tuy nhiên số lượng biên
chế CBYT xã không được tăng thêm do phía trên cho rằng địa bàn xã gần với
bệnh viện đa khoa huyện, khiến cho việc triển khai công việc gặp khó khăn, trạm y
tế phải ký hợp đồng thêm với CBYT để thực hiện công việc. Cán bộ y tế làm công
tác khám chữa bệnh trong hệ thống Sản Nhi đặc biệt là nhi khoa còn thiếu về số
lượng và hạn chế về chất lượng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn. Cũng theo báo cáo trên 62,9% TYT hiện đã có bác sỹ.
Bác sỹ được nói đến ở đây là bất kể cán bộ nào có trình độ đại học y trở lên, bao
gồm: BSĐK, BSCK I, II hoặc chuyên khoa định hướng Sản/Nhi, và BS chuyên
khoa khác. Tỷ lệ TYT trên cả nước có NHS trung học trở lên là 73,3%. Tỷ lệ TYT
có NHS hoặc YSSN là 93,7% và TYT có NHS trung học trở lên hoặc YSSN là
91,3%.
Bên cạnh thiếu nhân lực, trình độ cán bộ y tế yếu cũng được xác định là một
trong những rào cản trong triển khai các dịch vụ y tế tại cơ sở. Đại đa số bác sỹ ở
tuyến dưới là đào tạo cử tuyển và theo địa chỉ, chuyên tu, không có bác sỹ chuyên
23

khoa sản, cho nên trình độ yếu. Theo báo cáo thống kê y tế năm 2008, tình hình
đào tạo cán bộ địa phương của 5 tỉnh tham gia nghiên cứu cho thấy Hà Giang
(1.310 học sinh), Hòa Bình (1.552 học sinh) và Kon Tum (942 học sinh) có số học
sinh đang được đào tạo tại các trường y tế tương đối cao so với cả nước. Tuy nhiên
tại 2 tỉnh còn lại Phú Thọ chỉ có 91 học sinh đang được đào tạo về y tế và tỉnh
Ninh Thuận là 121 học sinh. Đây là số liệu phản ánh bức tranh về công tác phát
triển nhân lực y tế trong tương lai tại các tỉnh trên.
Đi sâu phỏng vấn và phân tích các khó khăn về cơ sở vật chất, các trạm y tế
không đủ khoa phòng để bố trí theo đúng yêu cầu, phải kết hợp nhiều phòng với

giám sát phải
Công tác giám sát của chương trình can thiệp về LMAT tại 5 tỉnh được thực
hiện theo các tuyến khác nhau. Chương trình can thiệp đào tạo các cán bộ giám sát
tuyến trung ương. Các cán bộ giám sát tuyến này thường là các cán bộ của các
bệnh viện trung ương. Họ có nhiệm vụ đào tạo cán bộ giám sát tuyến tỉnh và trực
tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại tuyến tỉnh là chính nhưng cũng có tham gia các
hoạt động giám sát tuyến huyện và tuyến xã nhưng không thường xuyên. Các cán
bộ giám sát tuyến tỉnh thường là các cán bộ của các bệnh viện tỉnh. Họ có nhiệm
vụ đào tạo cán bộ giám sát tuyến huyện và trực tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại
tuyến huyện là chính nhưng cũng có tham gia các hoạt động giám sát tuyến xã
nhưng không thường xuyên. Tương tự, các cán bộ giám sát tuyến huyện thường là
các cán bộ của các bệnh viện huyện hoặc trung tâm y tế huyện. Họ có nhiệm vụ
trực tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại tuyến xã và phối hợp với cán bộ y tế xã giám
sát các hoạt động của “cô đỡ thôn bản”.
4.2.3. Sử dụng dịch vụ tuyến dưới ngày càng ít
Xu thế ít sử dụng dịch vụ tuyến cơ sở đã được xác định ở các địa bàn dự án.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc ít sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở. Một
trong những yếu tố chính có liên quan tới địa bàn sống. Người dân sống ở các
vùng miền xa xôi, đặc biệt là các huyện vùng núi phía bắc, đường giao thông chưa
thuận tiện có xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế do điều kiện kinh tế thấp, trình độ
dân trí thấp cũng như đường xá đi lại khó khăn ít đi khám chữa bệnh. Điều kiện
kinh tế khó khăn cũng hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế địa
phương. Có những huyện như Tu mơ rông và Kon PLong có trên 90% bà con là
người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó việc đi lại rất là khó khăn và không có tiền chi
trả dịch vụ là những rào cản chính khiến cho người dân không sử dụng dịch vụ tại
25

cơ sở y tế.
Bên cạnh yếu tố về kinh tế, đường giao thông thì phong tục tập quán, ngôn
ngữ có ảnh hưởng nặng nề tới hành vi CSSKSS của người dân địa phương. Ở


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status