KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ-THÁCH THỨC,CƠ HỘI-NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM - Pdf 24

Nguyễn Hằng Phương lớp DH23nh8
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ-THÁCH THỨC,CƠ HỘI-
NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
I)Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Mỹ
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự
suy sụp của thị trường bất động sản.
Từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền ở ngân hàng mua nhà với thời hạn từ 10 đến 30
năm .Đó là môt việc bình thường.Do đó giữa lãi suất và tình hình của thị trường bất động
sản có một sự liên hệ hết sức chặt chẽ.Khi lãi suất thấp ,dễ vay mượn đương nhiên mọi
người sẽ đổ xô đi mua nhà,giá nhà cửa sẽ được đẩy lên cao ,ngược lại khi lãi suất cao,thị
trường bất động sản giẫm chân tại chỗ ,người bán nhiều hơn người mua,đấy giá nhà cửa
xuống thấp
Bắt đầu từ năm 2001 để giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ ,cục dự trữ liên bang
Mỹ (Fed)đã liên tục hạ thấp lãi suất dẫn đến các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền
mua bất động sản(vào giữa năm 2000 lãi suất của fed là trên 6% nhưng đến giữa năm 2003
chỉ còn 1%).
Hơn nữa lúc bấy giờ chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và nhóm dân
da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà.
Nhiều định chế đặt ra từ sau cuộc khủng hoảng 1929 bị xóa bỏ như việc phân định hai loại
hoạt động riêng biệt là ngân hàng đòi hỏi cẩn trọng ,giảm rủi ro vì là dùng tiền của khách
hàng và công ty tài chính ,nhằm thu hút vốn tư có như phát hành cổ phiếu ,giấy nợ là
những hoạt động có rủi ro cao.
Rõ ràng ngân hàng không thể làm công ty tài chính và ngược lại .cũng thế công ty phi tài
chính không thể lập ngân hàng và ngược lại.nếu có cổ phiếu ở mức độ nào đó thì phải chịu
sự kiểm soát chặt chẽ để tránh tự mình cho mình mượn tiền .Ngoài ra các định chế về vay
mượn mua nhà thí dụ như phải có tỷ lệ vốn tối thiểu bỏ ra,tiền chi trả nợ thường xuyên
không thể hơn một tỷ lệ nào đó so với thu nhập thương xuyên (thí dụ 30%)
Các định chế này đã bị xóa bỏ.Các ngân hàng và các tổ chức cho vay thấy bở ào ạt tạo ra
những hợp đồng cho vay không đủ tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ
khả năng tài chính vay tiên để mua nhà.Gần như ai mượn tiền cũng được với khẩu hiệu

thị trường bất chấp khả năng bảo đảm của mình.
Vay tiền dễ dàng nên nhu cầu mua nhà tăng lên rất cao điều này đã đây giá bất động sản
tăng lên liên tục.Giá nhà bình quân đã tăng 54% chỉ trong vòng 4 năm từ 2001(năm bắt đầu
cắt mạnh lãi suất )đến 2005.Ai cũng tin rằng giá nhà không bao giờ xuống .Kết quả là
người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao bất chấp giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì
nghĩ rằng nếu cần là bán thì vừa trả được nợ vừa có lời
Định luật kinh tế là khi giá quá cao so với thu nhập thì giá phải xuống,nó đã xảy ra ở Nhật
năm 1990 tạo ra cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm.Vậy thì nó phải xảy ra ở Mỹ
Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt,người đi vay đã không
có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ,và kể cả bán được thì
giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không còn khả năng trả nợ
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm MBS là nợ khó
đòi,MBS mất giá thảm hại trên thị trường ,thậm chí không còn mua bán được.Các ngân
hàng ,công ty bảo hiểm các tổ chức tài chính nắm hàng nghìn tỷ USD chứng khoán đó
không bán được ,mất khả năng thanh khoản và mất khả năng thanh toán đi đến gục ngã
hoặc phá sản
Theo ước tính của nhiều chuyên gia thì trong 22000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì
có tới 12000 tỷ USD là tiền đi vay,trong đó có tới khoảng 4000 tỷ USD là nợ xấu.
Điều này không chỉ có ở Mỹ mà các thị trường tài chính nhiều nước châu Âu cũng bắt
chước Mỹ phát hành trái phiếu phát sinh tương tự
Trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS nhiếm độc là chưa tính
hết được.vì vậy tác động của nó trên toàn thế giới là chưa thể đo lường hết được
Bear Stern,Indy Marc,Fannie Mae,Lehman brothers .Meryll lynch…(Mỹ),New century
finnancial,nothern rock,HBOs(Anh),Dexia(Pháp Bỉ Luxembourg) …hoặc bị lung lay hoặc
bị ngã gục
Ở Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD ,và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ
USD (theo ước tính của hiệp hội International swap and Derivatives association)
Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đỗ vỡ một phần là do đầu tư vào
MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính ,nhiều

tế mạnh còn lại là Nhật Bản ,Âu Châu và Trung Quốc đang bị suy trầm với nguy cơ lạm
phát cao.Kịch bản ấy mà xảy ra ,các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ khốn đốn vì
đầu tư nước ngoài giảm mạnh cùng suy trầm sản xuất ,khủng hoảng hối đoái vì đồng bạc
mất giá”
Nhận thức rẳng cuộc khủng hoảng ở Mỹ sẽ ít ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính
Việt Nam,vì ở lĩnh vực này chưa có sự liên thông với thị trường tài chính Mỹ và các nước
phát triển khác và không tham gia mua bán chứng khoán phát sinh này.
Chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra ,do vậy
lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt
Nam chưa nhiều nên ta sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các
nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng ^-^
Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến laĩ suất tín dụng cho vay giữa các
ngân hàng (London Inter Bank offer rate ,singapore Inter bank offer rate thường được dùng
làm lãi suất cơ sở để các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay) .nó có thể ảnh hưởng tới
nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại doanh nghiệp
Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng đối với hệ thống tài chính Việt Nam theo ông
Huỳnh Thế Du(chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright hiện đang có mặt tại Mỹ) chủ yếu
là yếu tố tâm lý. “Thấy Dow jones sụp thì VN-index cũng sụp theo ,trong khi hai thứ
dường như không liên quan tới nhau nhiều”
Đối với nền kinh tế những ảnh hưởng
Ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trước hết là xuất khẩu bởi 60% GDP
Việt Nam dùng để phục vụ xuất khẩu , Mỹ ,EU ,Nhật là những thị trường nhập khẩu quan
trọng các mặt hàng dệt may ,da giày,thủy sản của Việt Nam đều khủng hoảng nên sức mua
giảm.Như vây xuất khẩu có khả năng bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩu có giảm
củng giảm ít hơn xuất khẩu.điều này sẽ làm thâm hụt ngoại thương của Việt Nam gia tăng
Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn bên ngoài chảy vào.Dòng vốn bên ngoài gồm
vốn đầu tư trực tiếp(FDI),vốn đầu tư gián tiếp(ODA),vay nợ và kiều hối.
Vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại ,thậm chí vốn đã cam kết sẽ trễ
hơn bởi 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là vốn đi vay.khi không đi vay được thì nhà đầu tư
sẽ khó giải ngân vào Việt Nam.vốn cam kết thì lớn nhưng vốn thực hiện được thì lại

Tsunami từ biển vào kênh rạch .VN chịu tác động ví như sóng thần qua biển vào con sông
rồi mới qua kênh rạch
TS Nguyễn Quang A viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS ,nhận định “theo dự đoán
của tôi tăng trưởng năm nay đạt 6,5% đên 7% là cùng ,nếu đạt được như vậy là tốt và nễu
xu hướng phục hồi được củng cố ,thì việc đặt ra tăng trưởng của sang năm khoảng 7% đên
7.5% tôi nghĩ không quá lạc quan”


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status