Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty Xi măng Hoàng Thạch - Pdf 25

Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cuối năm 2006, nước ta được gia nhập vào WTO. Đây là một sự kiện
quan trọng vì nó đánh dấu được bước nhảy vọt của nền kinh tế nước ta trong
những năm vùa qua. Để theo kịp tiến trình phát triển đó yêu cầu lớn ra cho nước
ta là cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật,… phải được nâng cấp , đổi mới
cho phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy vấn đề xây dựng
đang được coi là lĩnh vực có hiệu quả cao và ngày càng được quan tâm nhiều
hơn do nhu cầu của mọi người cũng đang ngày càng gia tăng. Việc xây dựng cơ
sở hạ tầng góp phần trực tiếp, quyết định đến việc thu hút vốn đầu tư nứơc
ngoài, tạo lòng tin cho những khách hàng nước ngoài. Từ đó, tạo ra uy tín
thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
Do tình hình kinh tế đặt ra như vậy, là một sinh viên đang trong quá trinh
đi thực tập, em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc để phục vụ cho nhiệm vụ trên các
thì các công ty xây dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp với tình hình
kinh tế mới. Vì vậy em đã xin được thực tập ở Công ty Xi Măng Hoàng Thạch,
với mong muốn được hiểu rõ hơn về tình hình chất lượng của Công ty đã và
đang xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như các công trình xây dựng dự
định được xây dựng trong thời gian qua. Quá trình học tập và nghiên cứu ở công
ty đã tạo cho em cơ hội được tìm hiểu thực tiễn và nâng cao các kiến thức đã
học cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế công ty.
Dựa trên những yêu cầu mà trường và khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của giáo
viên hướng dẫn - thầy giáo Đặng Ngọc Sự, kết hợp với các tài liệu được Công ty
cung cấp em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về công ty. Bài báo cáo tổng hợp
này được chia thành 4 phần:
Phần I: Tổng quan về công ty Xi măng Hoàng Thạch
Phần II: Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty.
Phần III: Các hoạt động quản trị của công ty.
Phần IV: Tình hình sản xuất kinh doanh và phương hướng hoạt
động.
Bài viết dù đã hoàn thành xong không thể tránh khỏi những sai xót nhất

càng trưởng thành và phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày
12/8/1993 Bộ xây dựng ra QĐ số 363/QĐ - BXD thành lập công ty xi măng
2
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
Hoàng Thạch, trên cơ sở hợp nhất công ty Kinh doanh xi măng số 3 Hoàng
Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Cái tên công ty xi măng Hoàng
Thạch chính thức hình thành từ đó.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh
nghiệp, công ty đã tiến hành cổ phần hoá xưởng may bao thành công ty Cổ Phần
Bao Bì Hoàng Thạch, và Đoàn vận tải thuỷ thành công ty Cổ Phần Thương Mại
Dịch Vụ Vận Tải Xi Măng Hoàng Thạch.
Tháng 4 năm 2003, theo QĐ của BXD, công ty tiếp nhận Nhà máy Vật
liệu chịu lửa kiềm tính thuộc tổng công ty sành sứ và gốm xây dựng.
Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty xi măng Hoàng
Thạch vẫn xứng đáng với lòng tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm,
đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của các công trình xây dựng
lớn của Nhà nước như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Hoà Bình, Cầu Thăng
Long... và hàng nghìn công trình xây dựng công nghiệp khác trên khắp mọi
miền đất nước. Bên cạnh đó hoàn thành kế hoạch đặt ra của Nhà nước là một
điểm mạnh của công ty, điều đó làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên
chức trong công ty và tạo điều kiện cho công ty đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho
ngân sách Nhà nước, góp một phần vai trò trong sự phát triển của đất nước, nâng
tầm công ty trong thị trường nội địa, theo kịp tiến trình hội nhập của đất nước và
trên thế giới.
2.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty:
Đánh giá về các giai đoạn phát triển của công ty, cũng như các sự kiện,
các thay đổi của từng giai đoạn. Có thể chia hơn 25 năm xây dựng và trưởng
thành của công ty xi măng Hoàng Thạch thành 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 2: công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới
của Đảng (1986 - 1995).
Đi theo sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của cơ chế quản lý từ cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới, cơ chế quản lý
hoạch toán kinh doanh XHCN. Giai đoạn này cũng được phân chia thành các
thời kỳ khác nhau:
4
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
* Thời kỳ đầu thực hiện cơ chế quản lý mới (1986 - 1992).Thời kỳ này
nhà máy gặp không ít khó khăn về việc thay đổi nhận thức và cách làm việc
trong cơ chế quản lý. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ xây dựng, liên hiệp các xí
nghiệp xi măng Việt Nam, sự giúp đỡ của các ngành Trung ương, các cơ quan
đơn vị địa phương, nhà máy đã từng bước khắc phục khó khăn và có những
thành công nhất định:
+ Năm 1985: Điều chỉnh thành công giá tiền lương.
+ Năm 1987: Tổ chức thành công phong trào thi đua phát huy sáng kiến.
+ Tăng cường Phó giám đốc phụ trách công tác an ninh.
+ Công tác Quản lý chất lượng luôn được duy trì và kiểm tra thường
xuyên, đảm bảo chất lượng xi măng luôn theo đúng quy định TCVN và TC Anh
– BS 1758.
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng được đẩy nhanh tiến độ: Công bố cụ
thể lịch giao hàng trong 10 ngày cho khách hàng...
* Thời kỳ tổ chức sản xuất và kinh doanh (1993 - 1995).
Sau khi đổi tên thành công ty xi măng Hoàng Thạch, nhiệm vụ của công ty
lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức
kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh),
Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của

tiền vốn. Chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước.
- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua.
Coi trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ cho
cán bộ công nhân viên.
- Được quyền kí kết hợp đồng kinh tế: được khen thưởng và kỷ luật
CBCNV theo sự phân cấp của doanh nghiệp.
- Phối hợp với Tổng công ty xi măng Việt Nam, làm tốt công tác bình ổn
giá xi măng trên thị trường cả nước.
II - CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY:
6
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
1. Sản phẩm.
Công ty sản xuất rất nhiều chủng loại xi măng có chất lượng cao như:
- Xi măng Pooc lăng truyền thống: PCB 30, PCB 40, PC30, PC40.
- Các loại xi măng khác: xi măng bền sunfat, xi măng dùng cho giếng
khoan sâu và trung bình…
Trong đó xi măng pooc lăng PCB 30 và PCB 40 là sản phẩm chính của
công ty, xi măng PC 40 sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, xi măng PC
30 nay không còn sản xuất nữa.
* Theo thành phần vật chất xi măng Pooc lăng được chia thành 2 loại:
+ Xi măng Pooc lăng không pha phụ gia là sản phẩm thu được bằng cách
nghiền mịn clanke xi măng Pooc lăng với một lượng thạch cao cần thiết để điều
chỉnh thời gian đóng rắn của xi măng. Kí hiệu là PC.
+ Xi măng Pooc lăng có pha phụ gia là sản phẩm thu được bằng cách
nghiền mịn clanke xi măng Pooc lăng với thạch cao và phụ gia. Đây là xi măng
hỗn hợp, kí hiệu là PCB.
Đối với tất cả các loại sản phẩm clanke, xi măng của công ty đưa ra thị
trường tiêu thụ đều thoả mãn tiêu chuẩn: TCVN 7024 - 2002, TCVN 2682 -
1999 và TCVN 6260 - 1997.

- Kết thúc, giờ, max
45
10
45
10
45
6,25
4 Độ ổn định thể tích (độ nở Lechartelier),
mm, max 10 10 10
7
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
5 Hàm lượng MgO, %, max - - 5
6 Hàm lượng MKN, %, max - - 5
7 Hàm lượng SO
3
, %, max 3,5 3,5 3,5
8 Hàm lượng CKT, %, max - - 1,5
Sản phẩm của công ty nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam
chất lượng cao luôn đạt được sự tin cậy của khách hàng, ngày càng đa dạng về
chủng loại để đáp ứng một cách sâu rộng vào thị trường tiêu dùng xi măng. Mọi
sản phẩm cung cấp cho khách hàng của công ty đều được kiểm tra và theo dõi
nghiêm ngặt từ khâu đầu đến khâu cuối của dây chuyền.
2. Thị trường:
Thị trường xi măng Việt Nam nhìn chung những năm gần đây là ít biến
động, giá cả tương đối ổn định. Trên thị trường khu vực phía bắc,là nơi có nhiều
công ty liên doanh và các công ty thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, các xi măng
liên doanh không tăng giá, là cơ hội thuận lợi để xi măng liên doanh xâm nhập
vào thị trường sâu hơn, bền vững hơn nhất.
Ngoài các công ty xi măng có thương hiệu như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm

Trong năm 2006 công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã đạt được một số
kết quả nhất định: Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.567.918 tấn, trong đó khu vực
miền bắc đạt 2.533.810 tấn; khu vực miền trung đạt 967.728 tấn; khu vực miền
Nam đạt 129.380 tấn.
3. Công nghệ sản xuất:
Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất xi măng theo phương pháp khô với
trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Dây chuyền sản xuất chính cũng như các bộ phận
phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá toàn phần.
Hoạt động của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tuân thủ theo sơ đồ sau:
9
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
* Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất xi măng Pooc lăng :
Đá vôi
Đá sét
Máy đập
đá vôi
Máy đập
đá sét
Kho đá vôi, đá sét
máy nghiền nguyên liệu
Xylô chứa đồng nhất
Hệ thông xylô trao đổi nhiệt
Lò nung
Xylô chứa Clanke
Máy nghiền xi măng
Xylô chứa xi măng
Máy đóng bao
Than
Nghiền

giúp.
F.L.Smidth của
Vương quốc Đan
Mạch.
F.L.Smidth của
Vương quốc Đan
Mạch.
F.L.Smidth
của Vương
quốc Đan
Mạch.
3 Công suất 1,1 triệu tấn xi
măng/năm.
1,2 triệu tấn xi
măng/năm.
1,2 triệu tấn
xi
măng/năm.
4 Tổng vốn đầu

78.183.000 USD 97.035.520 USD 97.035.520
USD
5 Chức năng
Kỹ thuật.
Lò quay, phương
pháp khô, chu trình
kín, có hệ thống trao
đổi nhiệt 4 tầng, làm
nguội kiểu hành tinh
gồm 10 lò con, điều

cám 3 và 15% dầu
MFO
100% than cám. 100% than
cám
Trang máy móc thiết bị công ty xi măng Hoàng Thạch bao gồm:
+ Máy nghiền: các máy nghiền nguyên liệu và nghiền xi măng đều làm việc
theo chu trình kín, có hệ thống lọc bụi và thiết bị phân ly, nên sản phẩm đầu ra
luôn đạt độ mịn cao.
12
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
+ Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (trước kia là hệ thống lọc bụi DILAMATIC)
cho cả 2 dây chuyền: Đảm bảo vệ sinh môi trường, lượng bụi sau khi lọc chỉ còn
225 mg/m
2
không khí (dây chuyền I) và 100 mg/m
3
không khí (dây truyền II)
+ Máy đóng bao: Công ty có 10 máy đóng bao, mỗi bao có 12 vòi, công
suất mỗi tháng là 90 tấn/h đảm bảo xuất đủ xi măng cho khách hàng.
+ Lò nung:
Dây
truyền
Đường kính
(m)
Chiều dài
(m)
Công suất
(tấn/ ngày)
Làm lạnh

, %
2. Hàm lượng Al
2
O
3
, %
3. Hàm lượng Fe
2
O
3
, %, min
4. Hàm lượng MKN, %, max
55 - 80
7 - 18
3
12
4.2. Nhiên liệu:
13
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45
Báo cáo tổng hợp
Nhà máy sử dụng lượng than cám 3 lấy từ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) và
dầu MFO nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn điện từ cục Điện lực Miền Bắc.
Than cam số 3 và dầu nặng MFO khi nhập về phải có các chỉ tiêu kỹ thuật
thoả mãn các yêu cầu sau (TCVN 1790 - 1999: Than cám số 3):
Bảng 2.4: Chỉ tiêu kỹ thuật nhiên liệu
Nhiên liệu Các chỉ tiêu Giá trị
Than cám
số 3
1. Độ tro, %, max
2. Chất bốc, %, max

những công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 4 trở lên, và nguồn nhân lực
từ các trường trung cấp.
Theo thống kê năm 2006, toàn công ty có 2.632 công nhân viên chức, trong
đó: 330 người có trình độ kỹ sư đại học; 132 người có trình độ trung cấp và
2.170 người là công nhân kỹ thuật tay nghề cao. Trong đó cơ cấu của lực lượng
cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ sư, cử nhân là:
14
Tô Thị Thanh Huyền Lớp QTCL 45

Trích đoạn Biện pháp thực hiện.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status