Bài dự thi tích hợp liên môn Âm nhạc - Pdf 25

Phụ lục III
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên dự án dạy học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀO
BÀI 2 TIẾT 6 MÔN ÂM NHẠC LỚP 8 PHẦN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO
2. Mục tiêu dạy học:
- Tích hợp nội dung kiến thức liên môn Lịch sử , Địa lý vào bài 2 tiết 6 môn âm
nhạc 8 nhằm giúp học sinh học sinh cảm thụ đầy đủ hơn về bài hát “Hò kéo pháo”
của nhạc sĩ Hoàng Vân đối với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.
- Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc: Học sinh nắm được giai điệu bài hát "Hò kéo
Pháo" mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc bộ. Nội dung bài hát "Hò kéo pháo" mô
tả lại những hình ảnh các chiến sĩ pháo binh đã đồng sức đồng lòng đưa những cỗ
pháo nặng hàng tấn lên trận địa. Bài hát "Hò kéo Pháo" đã góp phần rất lớn trong
việc động viên, khích lệ tinh thần các chiến sĩ pháo binh vượt qua mọi gian khổ dành
thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu".
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử: Học sinh nắm được diễn biến cuộc chiến tranh
anh dũng của quân và dân ta đánh thắng Thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên
Phủ lịch sử năm 1954.
- Tích hợp kiến thức môn Địa lý: Học sinh nắm được vị trí địa lý căn cứ Điện
Biên Phủ, một căn cứ mà thực Dân Pháp đã dày công xây dựng với sự tài trợ của Mỹ,
Chúng cho rằng đây là một căn cứ qui mô lớn nhất, bất khả xâm phạm tại Đông
dương.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Học sinh lớp 8, trường THCS Tân Lập, Bá Thớc, Thanh Hoá.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Việc tích hợp kiến thức liên môn Âm nhạc, Địa lí, Lịch sử trong bài dạy nhằm
giúp học sinh có kỹ năng cảm nhận sâu sắc bài hát "Hò kéo Pháo" của nhạc sĩ Hoàng
Vân và những đóng góp của nhạc sĩ trong công cuộc kháng chiến chống Thực dân
Pháp xâm lược. Bài hát ra đời đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của
các chiến sĩ Pháo binh trên chiến trận, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện

Phụ lục III
là đường hàng không, trong khi quân đội ta chủ yếu là bộ binh và pháo binh. Tuy gặp
nhiều khó khăn trở ngại như vậy nhưng Bộ chỉ huy quân sự của ta đã táo bạo đưa
ra những phương án bất ngờ: là dùng sức người kéo pháo lên trận địa và Bộ binh thì
đào hầm xuyên qua núi Mọi khó khăn gian khổ cũng không ngăn trở sức mạnh
đoàn kết và lòng căm thù của các chiến sĩ quân đội ta trước hoàn cảnh đất nước bị
xâm lăng, nhân dân lầm than, điêu đứng. Những con người bình thường mà đã đưa
những cỗ pháo nặng hàng tấn lên sườn dốc cao thăm thẳm với tinh thần quyết chiến
quyết thắng, sẵn sàng hi sinh để cứu pháo vì độc lập tự do của dân tộc.
Một vài lược đồ căn cứ Diện Biên Phủ 1954.

Bản đồ Việt Nam. Các can cứ quân sự Pháp trên Điện Biên Phủ
- Học hát: Học sinh nắm được giai điệu bài hát "Hò kéo Pháo" mang âm hưởng
dân ca đồng bằng Bắc bộ. Nội dung bài hát "Hò kéo pháo" mô tả lại những hình ảnh
các chiến sĩ pháo binh hò dô "một hai ba nào" để đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn
nhích lên từng tí một. Sự hi sinh anh dũng cứu pháo của anh hùng Tô Vĩnh Diện đã
thôi thúc nhạc sĩ Hoàng Vân thức trắng đêm với những cảm xúc tuôn trào sáng tác
nên bài hát. "Hò kéo Pháo" ra đời đã được ca sĩ Kim Ngọc đem phổ biến khắp nơi,
Chị đã hát cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe và được Đại tướng rất khen ngợi.
Bài hát đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần các chiến sĩ pháo
binh vượt qua mọi gian khổ dành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ
làm "chấn động địa cầu". Đó là bài ca xanh mãi cùng năm tháng. Ngoài những đóng
góp cho nền âm nhạc cách mạng, nhạc sĩ Hoàng Vân còn có nhiều đóng góp rất quí
báu cho nền âm nhạc Thiếu nhi Với những cống hiến đó, nhạc sĩ Hoàng Vân đã
được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cao quí về Văn học Nghệ thuật
năm 2000.
3
Phụ lục III
- Qua bài học giúp cho học sinh nhận ra tầm quan trọng của âm nhạc đối với con
người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nói chung, và những đóng góp không nhỏ

- Ôn bài hát: LÝ DĨA BÁNH BÒ
- Ôn tập: TĐN số 2 - TRỞ VỀ SU - RI - EN - TÔ
- ÂNTT: Nhạc sĩ HOÀNG VÂN và bài HÒ KÉO PHÁO
3.Tổ chức các hoạt động học tập:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn bài hát:
- Khởi động giọng: GV cho HS đọc thang
âm Cdur.
- GV nhắc lại cách trình bày bài hát Lý dĩa
- HS đọc thang âm theo đàn.
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn và hát
4
Phụ lục III
bánh bò cho HS nghe.
- GV dạo đàn cho HS hát.
- GV cho HS luyện tập theo nhóm.
- GV cho HS luyện tập cá nhân.
- Khi đã ôn xong bài hát, GV gọi nhóm HS
lên kiểm tra.
Em hãy trình bày bài hát Lý dĩa bánh bò ?
Hoạt động 2: Ôn TĐN số 2.
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 2 cho cả lớp
nghe 1 - 2 lần.
- Cho cả lớp đọc bài, GV chú ý sửa sai
cho HS.
- Cho HS đọc theo nhóm, GV sửa sai cho
những HS đọc chưa đúng nhạc.
- Gọi HS đọc bài.
- Kiểm tra bài 1 vài HS, nhận xét và cho
điểm.

- Cả lớp đọc bài TĐN số 2.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Từng nhóm HS đọc bài, các nhóm còn
lại nghe và nhận xét.
- HS được gọi tên đọc bài.
- Nghe GV giảng bài.
- Nghe GV hát mẫu các trích đoạn 1 số
bài hát của NS Hoàng Vân.
- TL: Bài hát viết trong chiến dịch Điện
Biên Phủ 1954.
- Học sinh quan sát lược đồ trên máy
chiếu
- Học sinh xem phim tài liệu.
- HS trả lời .
- HS được gọi tên trả lời.
- HS trả lời.
- Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
5
Phụ lục III
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
- Những hiểu biết của học sinh về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
- Cảm nhận về bài hát Hò kéo pháo.
- Cảm nhận về lòng dũng cảm, hi sinh của các anh bộ đội.
- Nêu những khó khăn hiểm trở của núi rừng Điện Biên Phủ.
8. Những kiến thức cần đạt sau khi thực hiện dự án:
- Việc tích hợp các kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lý vào bài 2 tiết 6 môn Âm
nhạc 8 giúp cho học sinh có kỹ năng cảm thụ đầy đủ ý nghĩa về một tác phẩm âm
nhạc mang đậm dấu ấn lịch sử vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó các
em cảm nhận được giá trị sự lao động sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Vân
cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status