Bài dự thi tích hợp liên môn giải quyết tình huống Tôm chết hàng loạt - Pdf 24

1. Tên tình huống: Khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp bố mẹ và người nuôi tôm tìm ra nguyên nhân tại sao tôm chết hàng
loạt.
- Giúp người nuôi tôm khắc phục hiện tượng tôm chết hàng loạt từ đó
nhận ra các yếu tố môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm
như thế nào?
- Giúp mọi người có tài liệu, kiến thức nuôi tôm xúc tích, cô đọng, dễ
hiểu.
- Biết vận dụng các kiến thức Sinh, Hoá, Toán, Lý…đã học để phân tích
làm thí nghiệm và thiết kế mô hình nuôi tôm khép kín.
- Giảm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi tôm.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra lời khuyên: biết tôn trọng
và yêu thương nhau, sống có trách nhiệm với chính mình với mọi người, tôn
trọng pháp luật.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cứu người bị thương đưa đi cấp
cứu.
- Qua việc giải quyết tình huống, bản thân hiểu và vận dụng sâu sắc các
kiến thức đã học từ đó giúp mọi người thay đổi cách nhìn về việc học của học
sinh ngày nay.
- Hình thành cho bản thân tính tự tin trước mọi tình huống, tạo động lực
học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống.
- Đồng cảm trước khó khăn, vất vả của cha mẹ và những người xung
quanh.
- Sử dụng các kiến thức tổng hợp để lập luận và phân tích tình huống từ
đó đưa ra phương pháp để giải quyết tình huống.
- Sử dụng kiến thức môn văn học để thuyết phục người khác, môn giáo
dục công dân để khuyên mọi người làm theo điều hay lẽ phải.
1

2
Các bạn thân mến!
Thế là lại một học kỳ nữa đã trôi qua. Mùa xuân cũng sắp đến, cây bàng
rụng hết lá cũng đang hé ra những chồi non. Hôm nay bọn mình cảm thấy có
nhiều thời gian rảnh rỗi vì vừa thi xong, bọn mình tự thưởng cho nhau một ngày
“xả phanh” không phải làm bài tập như mọi hôm, không phải làm việc nhà vì bố
mẹ cho phép nghỉ ngơi. Bọn mình lại ngồi nhìn lại những việc đã làm được
trong thời gian vừa qua. Tất cả những ký ức đã ùa về, thế là bọn mình quyết
định cùng ngồi với nhau viết thư để kể cho các bạn nghe về những câu chuyện,
những tình huống mà bọn mình đã gặp phải đã giải quyết trong cuộc sống để các
bạn cùng chia sẻ nhé.
Các bạn ạ! Các bạn có biết không? bọn mình sinh ra và lớn lên ở một
vùng quê người dân chủ yếu theo đạo Thiên Chúa Giáo. Mọi người sống rất
thánh thiện, dễ gần và biết yêu thương nhau. Nghề chủ yếu của người dân là làm
muối và đánh cá, nghèo đói đeo đẳng quanh năm vì các công việc này phụ thuộc
rất nhiều vào thời tiết. Đặc biệt là thời gian gần đây do sự biến đổi khí hậu, thời
tiết bất thường, mưa, bão về liên tục khiến bà con nông dân phải chật vật mới lo
được miếng cơm, manh áo. Chính vì vậy mà học sinh như bọn mình ít được
quan tâm về việc học, bởi vì cơm cũng chẳng đủ ăn thì nói chi đến việc học
hành của con cái. Hơn thế là lối sống và suy nghĩ của đa số phụ huynh cho rằng
theo đạo Thiên Chúa Giáo phải chu toàn bổn phận là một con dân của Chúa,
phải đi đầy đủ các lễ trong tuần đặc biệt là ngày lễ thứ bảy, Chủ nhật.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN LÀM MUỐI
3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN ĐÁNH CÁ
Một bộ phận phụ huynh vì không được học hành, kiến thức hạn chế,
quanh năm không ra khỏi làng, hiểu biết xã hội còn kém nên không chú trọng
đến việc học hành của con cái. Họ nghĩ là việc học hành không mang lại đồng
tiền, bát gạo vì hiện nay nhiều người đi học đại học ra trường cũng không có
việc làm, lại phải quay về quê làm cái nghề mà bố mẹ đã và đang làm. Quê bọn

mình là chỉ có mình anh ở nhà, vì nếu có người khác biết chắc là sự việc rất khó
xử. Ban đầu anh ta tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra. Sau một hồi tìm ra
chứng cớ trên chính chiếc xe máy của anh bị vỡ đèn xi nhan và viết thương nhỏ
trên tay anh. Lúc đó anh ta không chối cãi được nhưng lại doạ đánh bọn mình
nếu bọn mình nói cho người khác biết. Bọn mình xin anh để bọn mình băng tay
cho anh và anh đã đồng ý vì vết thương ở trên cánh tay, nên anh không tự băng
được. Trong khi băng cho anh, các bạn của mình bằng cả trái tim chân thành và
những kiến thức văn chương và pháp luật đã thuyết phục anh nhận lỗi. Sau một
thời gian phân tích anh đã nhận ra mọi điều và sau đó đã đến nhà Hà nhận lỗi,
cùng gia đình chăm sóc và chữa trị cho mẹ bạn Hà.
Mấy ngày hôm sau, bọn mình được thầy Hiệu trưởng gọi lên khen ngợi vì
đã làm được việc tốt và đã biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
5
Tấm gương của bọn mình được thầy Hiệu trưởng khen ngợi mấy lần trong các
buổi chào cờ đầu tuần. Rồi cả anh thanh niên đó cũng gặp bọn mình để cảm ơn
vì đã giúp anh thoát khỏi bản án của lương tâm, của pháp luật đặc biệt là anh đã
trở thành người tốt sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người hơn. Hai
bọn mình cảm thấy rất tự hào nhưng trong lòng lại rất buồn vì Hà không được đi
học nữa, Hà phải ở nhà phục vụ mẹ và thay mẹ làm các công việc gia đình.
Nhưng lý do lớn hơn là cũng vì điều kiện kinh tế gia đình Hà lúc này rất khó
khăn, nhà Hà cũng rất giống nhà bọn mình mấy vụ tôm trước không được thu
hoạch vì tôm chết sau một vài tháng thả giống. Đến bây giờ vụ tôm này chỉ còn
khoảng hai mươi ngày nữa là thu hoạch thì tôm có hiện tượng nổi đầu, báo hiệu
tôm sẽ chết hàng loạt. Vì lý do đó mà mẹ Hà vội vớt những con tôm đó đi bán rẻ
gỡ gạc được đồng nào hay đồng đó. Theo bọn mình được biết thì cũng chính vì
lý do đó mà sinh ra tâm trạng buồn chán, lại tinh thần bất ổn dẫn đến lái xe
không vững mới xảy ra vụ tai nạn trên. Khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Bọn mình nhớ lại khoảng một năm trở lại đây cả làng đang tràn ngập
trong tiếng cười vì nuôi tôm đã thắng lợi hoàn toàn, ai nuôi tuôm cũng đều có
lãi. Cả làng rất mừng vì tưởng là đã tìm thấy ánh sáng thoát khỏi bóng tối của sự

ngoại lai coi như đã được kiểm soát vì đầm nuôi đã được rào kín xung quanh bờ
và được xử lý nước trước khi nuôi tôm. Vậy nguyên nhân chính gây ra bệnh
dịch là do ô nhiễm môi trường nước.
Bọn mình xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trong
đầm tôm là do phân tôm, lượng hóa chất dư thừa, các kim loại nặng trong nước,
lượng axit trong nước mưa hay lượng tảo dư thừa. Tất cả các yếu tố đó gây ra
thiếu oxi và bệnh dịch trong đầm.
Ngay sau khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trong
đầm tôm bọn mình đã phân công nhau tiến hành nghiên cứu các tài liệu sách
8
giáo khoa Sinh học 6,7,8,9, Hóa học 9, sổ tay kỹ thuật nuôi tôm cùng báo,
mạng internet để tìm hiểu bản chất môi trường sống của tôm, sự tác động của
các yếu tố gây ô nhiễm như sau:
Mình
đã tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm từ phân tôm:
Phân tôm: Là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng ô
nhiễm nguồn nước. Tôm chân trắng ăn rất nhiều và có thể ăn được liên tục trong
ngày, mặt khác tôm là loài ruột thẳng lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể chỉ
khoảng 30% chuyển hóa thành các chất khác trong cơ thể, còn lại sẽ được đào
thải ra ngoài là phân. Một p hần phân tôm sẽ hòa tan vào trong nước một phần
lơ lửng trong nước phần còn lại sẽ lắng đọng xuống đáy ao. Nếu không được
đưa ra ngoài ao chúng sẽ phân hủy, oxi hóa sinh ra các khí thải như NH
3
, H
2
S,
CO
2
các chất này sẽ phản ứng với tạp chất vô cơ và hữu cơ trong lòng ao là môi
trường thuận lợi để sinh ra các vi trùng vi khuẩn bất lợi cho tôm và bùng phát

tại sao lượng oxi trong nước bị hao tổn:
Hao tổn oxi do các chất sa lắng: Lượng oxi bị tiêu hao do vật sa lắng chủ yếu
là do vi sinh vật, phản ứng hóa học tiêu thụ oxi, khi đó một số kim loại hóa trị
thấp (Fe
2+
, Mn
2+
) tan vào nước và chúng tham gia các phản ứng hóa học. Một số
chất hữu cơ như tảo chết, thức ăn dư thừa, phân khi lắng xuống đáy, trong điều
kiện không đủ oxi sẽ bị phân hủy yếm khí
Tiêu thụ oxi do hô hấp của động vật: Lượng oxi tiêu thụ do hô hấp của tôm,
phụ thuộc kích cỡ của chúng vào nhiệt độ, mức độ hoạt động, thời điểm sau khi
cho ăn. Trên cùng một khối lượng cơ thể, loại tôm bé tiêu thụ oxi nhiều hơn loại
tôm to. Tôm cho ăn no tiêu thụ nhiều oxi hơn là loại tôm đói do quá trình sinh
hóa, tiêu hóa thức ăn xảy ra mạnh.
10
Oxi trong quang hợp và hô hấp của tảo: Ban ngày mức độ quang hợp của tảo
tăng, nhả ra nhiều oxi, nhưng về đêm quá trình hô hấp cũng xảy ra rất mạnh do
đó về đêm lượng oxi sụt giảm làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của
tôm.
Oxi cần thiết cho tôm: Oxi hòa tan trong nước là điều kiện đầu tiên có thể sống
được trong môi trường nước. Khi hàm lượng oxi thấp, tôm sẽ ít ăn hoặc ăn chậm
và dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao điều này sẽ làm biến đổi các yếu tốt chất
lượng nước, tích tụ khí độc, các yếu tốt này sẽ tác động ngược trở lại tôm nuôi
làm cho chúng yếu dần đi và dễ nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt
là bệnh phân trắng. Hàm lượng oxi thấp cũng làm cho tỷ lệ sống thấp, chậm tăng
trưởng và hệ số thức ăn cao. Thời gian nuôi vụ tôm sẽ kéo dài và chi phí để xử
lý những khó khăn gặp phải sẽ tăng cao.
Ngoài ra oxi hòa tan rất cần thiết đối với vi sinh vật có lợi (nấm, xạ khuẩn, vi
khuẩn). Chính vì thế chúng ta phải đưa ra những biện pháp tăng hàm lượng oxi

dựng phương án xử lý nước trên mô hình trong nuôi tôm khép kín như sau:
Bọn mình thiết kế 3 đầm: 1 đầm nuôi tôm, 1 đầm lắng và 1 đầm xử lý
nước thải (nuôi ngao, sò). Cả 3 đầm đều có hệ thống xi phông. Riêng đầm nuôi
tôm và đầm lắng được trải bạt xung quanh và đáy đầm để thuận tiện cho quá
trình xi phông rút chất thải ra khỏi lòng đầm một cách dễ dàng và việc trải bạt
cũng làm giảm thời gian và chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm lòng đầm sau
mỗi vụ nuôi. Còn đầm xử lý nước thải được tận dụng để nuôi ngao, sò tăng thu
nhập đồng thời giảm chi phí cho quá trình nuôi tôm vì lượng phân tôm là nguồn
thức ăn thích hợp với ngao, sò. Riêng đầm này không trải bạt để hiện tượng lọc
nước và thẩm thấu tự nhiên qua đất và cát, phù hợp với sự phát triển tự nhiên
của ngao, sò.
ĐẦM NUÔI VÀ ĐẦM LẮNG ĐƯỢC TRẢI BẠT HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC 4 GÓC ĐẦM
LỚP NHAM THẠCH VÀ SỨ LỌC LỚP THAN HOẠT TÍNH
KHUNG CHE BẠT MÔ HÌNH HOÀN CHỈNH
Ảnh: Mô hình xử lý nước khép kín
Trên đầm nuôi và đầm lắng có thiết kế giàn phun nước để tăng hàm lượng
oxi hòa tan trong nước. Vì khi hàm lượng oxi cao sẽ giúp tôm sinh trưởng và
12
phát triển mạnh đồng thời oxi rất cần thiết cho quá trình oxi hóa các chất độc hại
như: amoniăc (NH
3
), nitơtrioxit (NO
3
), mêtan(CH
4
), Sắt II, mangan II,
Hiđrôsunfua (H
2
S), ) thành những hợp chất không độc.
Dưới giàn phun là hệ thống 3 tầng lọc với 5 lớp lọc đối với đầm lắng (trên

< 0,1 mg/l; oxi hòa tan
> 4,0 mg/l.
Bọn mình đối chiếu so sánh kết quả trước khi xử lý nước và sau khi xử lý
nước ở các giai đoạn phát triển của tôm.
Đối với đầm nuôi truyền thống, không có giàn phun, hệ thống lọc, hệ
thống xi phông, không có đầm lắng và đầm xử lý nước thải thì chất lượng môi
trường không được đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất của tôm.
Vì độ ô nhiễm sẽ tăng theo thời gian sinh trưởng của tôm, do đó tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây dịch bệnh.

Biểu đồ độ ô nhiễm ở ao (đầm) nuôi tôm truyền thống
Còn đối với đầm nuôi tôm khép kín mà bọn mình thiết kế thì môi trường
ao nuôi luôn gần đạt tới điều kiện tối ưu ( môi trường lý tưởng ) khi đó hạn chế
mầm bệnh sinh ra, hạn chế rủi ro khi nuôi tôm.
Biểu đồ độ ô nhiễm ở ao (đầm) nuôi tôm khi xử lý nước
bằng mô hình khép kín
14
Như vậy sự khác biệt lớn nhất giữa đầm nuôi tôm truyền thống với đầm
nuôi tôm khép kín như bọn mình đã thiết kế ở đây là hệ thống phun nước và xử
lý nước (cho đến nay tất cả các đầm mà bọn mình biết đều không có hệ thống
này). Điểm khác biệt thứ hai là không có đầm lắng hoặc có nhưng diện tích nhỏ
và không thường xuyên kiểm tra các chỉ số nước ở trong đầm. Vì vậy khi cần
châm thêm nước vào đầm nuôi (do nước bay hơi) thì không có nguồn nước lý
tưởng. Hơn nữa, cách nuôi truyền thống không có sự tuần hoàn nước liên tục
giữa đầm nuôi và đầm lắng; đặc biệt không có đầm để xử lý nước thải, mà khi
thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, mầm bệnh
được ủ từ vụ trước cho đến vụ sau và không tận dụng được chất thải của tôm để
nuôi ngao, sò tăng thêm thu nhập.
Tóm lại so với đầm nuôi tôm truyền thống thì đầm nuôi tôm khép kín đã
được xử lý nguồn nước ổn định trước, trong và sau quá trình nuôi tôm: Có thể

đề tài của bọn mình được chọn đi thi và đã được giải nhất huyện, được gửi đi thi
cấp tỉnh và đạt giải nhì tỉnh. Trong thời gian này, bọn mình đang hoàn thiện và
nâng cấp đề tài để gửi đi thi quốc gia trong thời gian tới. Phải công nhận tin này
đồn rất nhanh và cả vùng ai cũng biết bọn mình vì được bằng khen của tỉnh và
được đi thi quốc gia. Sự nổi tiếng này là vì từ trước cho đến nay ở một trường
ven biển mà bọn mình học luôn là vùng trũng của giáo dục Hải Hậu, luôn xếp
trong tốp cuối của huyện thế mà học sinh có giải tỉnh và được đi thi quốc gia và
còn được lên tivi nữa chứ. Nhưng đến bây giờ bọn mình không chỉ nổi tiếng vì
điều đó mà bọn mình còn được bà con nông dân biết đến như một chuyên gia
nuôi tôm nhỏ tuổi vì đã khắc phục được hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Rất nhiều bà con ở quê bọn mình đã và đang làm theo mô hình nuôi tôm
khép kín của bọn mình (tuỳ từng điều kiện có thể chưa đầy đủ theo mô hình
nhưng cũng có rất nhiều khả quan). Bà con hay gọi bằng cái tên rất thân thương
“nuôi tôm học sinh”. Hiện nay, bà con nông dân rất tin tưởng vào việc học của
con em mình và đến bây giờ bà con nông dân thường nói bọn mình đã học ra
gạo ra tiền. Bọn mình không làm trực tiếp ra tiền nhưng bố mẹ bọn mình đã có
tiền để trả nợ và đã tiếp tục cho anh em bọn mình đi học. Các anh chị đang học
Đại học cũng rất biết ơn bọn mình vì bọn mình mà các anh chị không phải bỏ
16
học giữa chừng và quan trọng hơn cả là bọn mình không phải ở nhà lấy chồng
sớm. Hạnh phúc biết bao khi ở quê bọn mình đã có nhiều đổi thay, xã bọn mình
được công nhận là xã nông thôn mới. Bọn mình không hiểu rõ lắm về nông thôn
mới nhưng bọn mình thấy rằng ở quê bọn mình mọi người đang sống rất yên
bình và biết yêu thương nhau. Về phía bọn mình, bọn mình cảm thấy rất vui vì
bọn mình đã đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung
của xã hội. Câu chuyện của bọn mình là thế đấy, có được những điều đó bọn
mình rất biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ đặc biệt là thầy giáo dạy bộ môn Hoá -
Sinh. Thầy đã mang niềm tin và hy vọng cho bọn mình và cho cả quê hương bọn
mình nữa. Bọn mình nguyện hứa sẽ học thật nhiều chứ không phải học thật cao
như thầy Hoá - Sinh đã từng nói với bọn mình để phục vụ cho chính bản thân

- Biết liên hệ kết nối các kiến thức ở các môn học khác nhau vào các tình
huống khác nhau.
- Hình thành nên thói quen tự nghiên cứu, tự giải quyết trước mỗi tình
huống, có lối tư duy khoa học lôgíc.
- Khi giải quyết được tình huống sẽ giúp bản thân tự tin trong học tập và
có niềm tin đối với việc học của bản thân mình.
b. Đối với thực tiễn, đời sống kinh tế xã hội.
- Giải quyết tình huống giúp bà con nông dân khắc phục được hiện tượng
tôm chết hàng loạt. Từ đó cải thiện đời sống kinh tế mang lại sự ấm n.o cho đời
sau
- Giải quyết tình huống giúp giảm thiểu tử vong khi tai nạn giao thông.
- Giải quyết tình huống giúp mọi người biết sống có trách nhiệm hơn với
chính mình, với gia đình, với cộng đồng.
- Giải quyết tình huống giúp xã hội có cái nhìn tích cực trước mỗi tình
huống bất lợi. Khẳng định con người đã làm chủ được thiên nhiên.
- Giải quyết tình huống giúp bà con nông tin tưởng vào khoa học.
18


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status