XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN KIẾN THỨC “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC NÂNG CAO LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - Pdf 25

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TUYÊN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC
PHẦN KIẾN THỨC “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG
KHÔNG GIAN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC
NÂNG CAO LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đào Thái Lai THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC

Mở đầu ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
6. Cấu trúc của để tài .................................................................................... 4
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................... 5

2.2.4 Cấu trúc website hỗ trợ dạy học phần “Phương pháp tọa độ trong
không gian” ................................................................................................ 51
2.3. Tổ chức dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” có
khai thác website dạy học .......................................................................... 61
2.3.1 Các hình thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của
website dạy học phương pháp toạ độ trong không gian .............................. 61
2.3.1.1 Hình thức 1: Tích hợp Website dạy học Phương pháp toạ độ trong
không gian vào các giờ dạy truyền thống ................................................... 61
2.3.1.2 Hình thức 2: giúp học sinh tự học ................................................... 65
2.3.1.3 Hình thức 3: Sử dụng Website dạy học trong kiểm tra, đánh giá học sinh..... 70
2.3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Phương pháp tọa
độ trong không gian” có khai thác Website dạy học .................................. 71
2.3.2.1 Quy trình thiết kế tiến trình dạy học .............................................. 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.2.2 Minh hoạ dạy học một tiết học cụ thể có khai thác website dạy học
phương pháp toạ độ không gian.................................................................. 73
2.4. Điều kiện sử dụng website có hiệu quả ................................................ 85
2.4.1 Điều kiện về cơ sở vật chất ................................................................ 85
2.4.2 Điều kiện phần mềm ......................................................................... 85
2.4.3 Yêu cầu về kĩ năng cơ bản ................................................................. 85
Kết luận chương 2 .................................................................................... 87
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ........................................................... 88
3.1. Mục đích của thực nghiệm .................................................................. 88
3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................... 88
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................... 89
3.4. Phương pháp thực nghiệm .................................................................. 89
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 90
3.5.1 Nhận xét về tiến trình dạy học ........................................................... 90
3.5.2 Đánh giá kết quả học tập của học sinh ............................................... 91
Kết luận chương 3 .................................................................................... 96

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) đang xâm nhập vào hầu hết các
lĩnh vực của đời sống con người. Việc đưa CNTT với tư cách là phương tiện
dạy học (PTDH) hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc
tế và đó là một xu thế của giáo dục thế giới.
Do đó việc đưa những thành tựu nổi bật của CNTT vào nhằm đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ thông là một chủ trương lớn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT đã
nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp
học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở
tất cả các môn học”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2000 - 2010
cũng nhấn mạnh: Các ứng dụng CNTT sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo
trong giảng dạy. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc
đổi mới quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của quá trình này đòi hỏi
ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực giáo dục. Vì vậy
một trong những xu hướng đổi mới PPDH hiện nay ở nước ta và trên toàn thế
giới là ứng dụng và phát triển CNTT vào dạy học. Và thực tế trong những
năm gần đây đã cho thấy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã mang lại hiệu
quả cao hơn so với PPDH truyền thống. Một trong những hướng ứng dụng
CNTT vào dạy học là xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học. Các ứng
dụng của website hỗ trợ dạy học với sự trợ giúp của máy vi tính (MVT) và
Internet tỏ ra có nhiều thế mạnh trong việc hỗ trợ giảng dạy của giáo viên
(GV) đồng thời góp phần rèn luyện khả năng tự học của học sinh (HS). Đây
đã thực sự trở thành cầu nối giữa GV và HS, giữa GV và GV, giữa HS và HS.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc thiết kế website hỗ trợ dạy học phần kiến thức
“Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình hình học nâng cao
lớp 12 THPT, nhằm thúc đẩy khả năng tự học của HS và góp phần đa dạng
hóa PTDH.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được Website hỗ trợ dạy học phần kiến thức “Phương
pháp tọa độ trong không gian” đảm bảo tính chính xác khoa học và được sử
dụng phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH môn Toán thì sẽ phát huy tính tích
cực, năng lực tự học của HS trong hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn toán lớp 12 ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
website hỗ trợ đạy học.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phần kiến thức “Phương pháp tọa độ
trong không gian” ở lớp 12 THPT.
- Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần kiến thức “Phương pháp tọa độ
trong không gian” trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 THPT.
- Nghiên cứu các hình thức sử dụng Website đã xây dựng được trong
dạy học phần kiến thức “Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương
trình hình học nâng cao lớp 12 THPT.
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học một số bài
trong phần “Phương pháp tọa độ trong không gian”, tiến hành thực nghiệm sư
phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học đã đặt ra.

5. Phương pháp nghiên cứu
4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Toán
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập đang
đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu giáo dục
trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kỹ
năng có sẵn cho HS mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho HS
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học, cùng
với những thay đổi về mục tiêu, nội dung, cần có những thay đổi căn bản về
phương pháp dạy học (PPDH) (hiểu theo nghĩa rộng gồm cả hình thức,
phương tiện và kiểm tra, đánh giá). Tồn tại của PPDH hiện nay là việc GV
thường cung cấp cho HS những tri thức dưới dạng có sẵn, thiếu yếu tố tìm tòi,
phát hiện; việc GV dạy chay, áp đặt kiến thức khiến HS thụ động trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức. Đây là những lý do dẫn tới nhu cầu đổi mới PPDH
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo con người lao động sáng tạo phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Từ nhu cầu đổi mới PPDH, các nhà khoa học giáo dục nước ta đã khẳng
định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là: "Phương pháp dạy học cần
hướng vào việc tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác,
tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu" [28].
Theo Nguyễn Bá Kim [28] định hướng trên có những hàm ý sau đây:
- Xác lập vị trí chủ thể của HS, đảm bảo tính tự giác, tích cực và sáng
tạo của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Quá trình dạy học là xây dựng những tình huống có dụng ý sư phạm

- Xét về mục đích và nội dung dạy học:
Khi sử dụng máy vi tính (MVT) như một phương tiện dạy học (PTDH),
vấn đề đặt ra là điều chỉnh lại những yêu cầu về kỹ năng trong khi dạy một
loạt chủ đề toán học ở các bậc học, cụ thể như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Trong hoạt động toán học, có những việc đòi hỏi phải tư duy, nhưng
cũng có những việc trung gian chỉ đòi hỏi một loại công việc đơn điệu nào đó
như tính toán, vẽ hình... Những việc này lại cần thời gian, sức lực và kết quả
có thể không chính xác. Có thể lược bỏ yêu cầu rèn luyện thuần tuý các kỹ
năng làm việc có tính đơn điệu, không đòi hỏi tư duy đó. Khi HS được giải
phóng khỏi các công việc này thì khả năng tập trung tư duy vào chủ đề chính
tốt hơn. Như vậy, CNTT&TT đã tác động trực tiếp dẫn đến xu hướng tăng
cường các hoạt động để HS có điều kiện hiểu sâu hơn hoặc mở rộng hơn về
nội dung kiến thức Toán học.
Tuy nhiên, những yêu cầu gắn với việc rèn luyện các thao tác trí óc thì
không thể giảm nhẹ được, dù cho có thể dùng máy tính thay thế chúng. Chẳng
hạn việc tính nhẩm, việc dạy HS thuộc các bảng cộng và nhân trong dạy học
toán vẫn hết sức quan trọng.
Cùng với việc giảm bớt một số yêu cầu, nội dung, do thời gian được tiết
kiệm, ta lại cần xem xét việc đưa thêm các nội dung mới. Các nội dung mới
này được đưa vào tuỳ theo nhu cầu của bản thân môn học và của thực tiễn.
Tóm lại, trong việc xây dựng chương trình môn Toán sẽ có khá nhiều
thay đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học.
- Xét về việc rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức cũ:
Ngày nay các phần mềm dạy học (PMDH) đã trở nên rất phong phú, đa
dạng, trong đó có rất nhiều phần mềm có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng

năng làm sáng tỏ các khái niệm toán học phức tạp bằng những minh họa trực
quan hoàn hảo. Như vậy dạy học toán với hỗ trợ của MVT đã cho phép GV
tạo môi trường để phát triển khả năng suy luận toán học, tư duy logic, tư duy
thuật toán, đặc biệt là năng lực quan sát, mô tả, phân tích so sánh cho HS. HS
sử dụng MVT và phần mềm để tạo ra các đối tượng toán học, sau đó tìm tòi
khám phá các thuộc tính ẩn chứa bên trong đối tượng đó. Chính từ quá trình
mò mẫm, dự đoán HS đi đến khái quát hoá, tổng quát hoá và sử dụng lập luận
logic để làm sáng tỏ vấn đề.
- Về phương pháp và hình thức dạy học:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Khi ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, HS được nhúng vào một môi
trường hết sức mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng và có tính trợ giúp cao. CNTT&TT
mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy
học. Những PPDH theo lý thuyết kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Trước
kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy (dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ
hiểu), thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các
phương pháp học. Trước kia thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ
kiến thức và thành thục kĩ năng vận dụng, nay cần chú trọng đặc biệt đến phát
triển năng lực sáng tạo của HS. Việc chuyển từ “lấy GV làm trung tâm” sang
“lấy HS làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các nhà giáo dục thường nói nhiều tới việc tổ chức hoạt động sáng tạo,
tích cực, tự lực cho HS. Theo Đào Thái Lai [34] trong điều kiện các PTDH
truyền thống những biện pháp nhằm tích cực hoá HS chỉ đạt được những kết
quả nhất định. MVT và internet sẽ tạo ra một môi trường hoạt động cho HS.
HS là chủ thể hoạt động, tác động lên các đối tượng thuộc môi trường, nhờ đó

từng gia đình HS, khi làm bài tập trên MVT, HS sẽ được kiểm soát, được giúp
đỡ và được đánh giá tại chỗ.
Các hình thức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng sẽ có
những đổi mới trong môi trường CNTT&TT. Đó là: cá nhân làm việc tự lực
với máy tính, với Internet, các cá nhân làm việc theo các nhóm linh hoạt.
- Hiệu quả sử dụng các PPDH tăng lên rõ rệt:
Nhờ có MVT, có thể tổ chức các thực nghiệm ảo. Thông qua một loạt
các kết quả hoặc thông qua sự biến thiên của đối tượng, bằng suy luận có lí,
HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Những
PPDH hiện đại có điều kiện phát huy rất hiệu quả khi ứng dụng CNTT&TT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Do sự phát triển của CNTT&TT, chúng ta đã có trong tay nhiều công
cụ tốt hỗ trợ quá trình dạy học đặc biệt là một số PMDH. Nhờ sử dụng các
PMDH này mà một HS trung bình, thậm chí HS trung bình yếu cũng có thể
hoạt động tốt trong môi trường học tập. HS hoàn toàn có khả năng tìm hiểu
các đối tượng, sự kiện toán học… thông qua tác động lên đối tượng, xem xét
và phân tích nó, có thể đưa ra các dự đoán về các mối quan hệ mang tính quy
luật. Người GV sẽ có điều kiện giúp được tất cả HS rèn luyện tốt năng lực
sáng tạo, rèn luyện phương pháp nghiên cứu trong học tập. Đây là một tác
dụng lớn của CNTT&TT trong quá trình đổi mới PPDH. Nếu nhà giáo dục
biết khai thác một cách thích hợp CNTT&TT (trong đó bao gồm các PMDH)
thì có thể tạo ra những đổi mới trong dạy học, sẽ có những thành tựu mới mà
giáo dục truyền thống chưa thể đạt được.
- Giảm vai trò của một số phương tiện dạy học truyền thống:
Do xuất hiện máy tính vạn năng, xuất hiện các sách giáo khoa điện tử
vì vậy các bảng tra cứu, sổ tay toán học, bàn tính gảy, thước tính. . . sẽ được

Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông
(Communication), đặc biệt là viễn thông (Telecommunication) đã tạo ra sự
chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các
hệ thống máy tính. Mô hình tập trung dựa trên các máy tính lớn với phương
thức khai thác theo “lô” (Batch Processing) đã được thay thế bởi một mô hình
tổ chức sử dụng mới, trong đó các máy tính đơn lẻ được kết nối lại để thực
hiện công việc. Một môi trường làm việc nhiều người sử dụng phân tán đã
hình thành, cho phép nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung từ những
vị trí địa lý khác nhau. Các hệ thống như thế gọi là mạng máy tính (Computer
Networks).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Các máy tính được kết nối thành mạng máy tính nhằm đạt được các
mục đích sau đây:
- Làm cho các tài nguyên (thiết bị, chương trình, dữ liệu...) có giá trị
cao và trở nên khả dụng với bất kỳ người sử dụng nào trên mạng (không cần
quan tâm đến vị trí địa lý của tài nguyên và người sử dụng).
- Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố
đối với một máy tính nào đó. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng
thời gian thực.
Những mục tiêu đó thật hấp dẫn, nhưng cũng phải từ thập kỷ 80 trở đi
thì việc kết nối mạng mới được thực hiện rộng rãi nhờ tỷ lệ giữa giá thành
máy tính và chi phí truyền tin giảm đi rõ rệt, do sự bùng nổ của các thế hệ
máy tính cá nhân. Các máy tính được nối với nhau thành mạng theo một cách
thức nào đó được gọi là hình trạng (Topolopy) của mạng, còn tập hợp các quy
tắc, quy ước truyền thông thì được gọi là giao thức (Protocol) của mạng, cả
hình trạng và giao thức mạng tạo nên cấu trúc mạng. Việc phân loại mạng là

tính đã không còn là một phương tiện quá quý hiếm mà đang trở thành một
công cụ làm việc, giải trí thông dụng của con người không chỉ ở công sở mà
ngay ở cả trong gia đình. Thông tin được số hoá ngày càng nhiều hơn, đa
dạng hơn. Không những thế, thông tin đó còn được trao đổi qua lại nhờ các
mạng máy tính đủ loại, được cài đặt ngày càng nhiều hơn, hiện đại hơn. Do
nhận thức được vai trò của thông tin trong hoạt động văn hoá, XH và kinh tế
mà các tổ chức và doanh nghiệp đều tìm các biện pháp để xây dựng và hoàn
thiện các hệ thống thông tin nội bộ của mình. Hệ thống đó phải luôn luôn
chính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt và đảm bảo an toàn, an ninh trong mọi
tình huống. Đặc biệt là hệ thống phải có khả năng truyền thông với thế giới
bên ngoài thông qua mạng toàn cầu Internet khi cần thiết. Để đạt được những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
mục tiêu như vậy, cần phải có sự thiết kế tổng thể mạng thông tin, dựa trên
các yêu cầu nhiều mặt của đơn vị. Từ đó, khái niệm mạng Intranet xuất hiện
một cách chính thức, bên cạnh khái niệm liên mạng Internet và càng ngày
càng thu hút sự quan tâm của cả những người sử dụng lẫn các nhà cung cấp.
Do HTML (Hyper Text Markup Language) với khả năng đặc tả chất
lượng cao, mà đơn giản nhờ phương tiện siêu văn bản, đang trở thành một cái
đích hấp dẫn và có tính khả thi, cùng với nó là giao thức truyền http và ngôn
ngữ lập trình trên mạng-Java (Sun) và các công cụ phát triển Web, nên người
ta đang tiến hành một sự chuyển giao công nghệ từ Internet sang Intranet. Sự
hội tụ về một chuẩn chung như vậy là một thực tế không thể trốn tránh.
Như vậy, các MVT ngày nay không còn bị cô lập như trước đây nữa,
nó có thể được nối vào mạng cục bộ trong một phòng học, một trường, một sở
hay được liên kết vào mạng Internet toàn cầu. Những môi trường học tập theo
những lĩnh vực, những ngành nghề khác nhau không còn quá xa xôi đối với

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều
lĩnh vực hoạt động của con người. Nói riêng trong giáo dục, một loạt khái
niệm mới đã nảy sinh và dần trở nên quen thuộc đối với mọi người. Nhưng
những khái niệm ấy cho đến nay hầu như vẫn chưa được định nghĩa một cách
đầy đủ, chính xác và khoa học.Trong các công trình nghiên cứu ứng dụng
CNTT vào giáo dục hay những sản phẩm của CNTT dành cho giáo dục ở
nước ta, các khái niệm ấy được dùng hoặc là như một tên gọi mặc nhiên, hoặc
là đưa ra khái niệm chỉ dựa vào một vài đặc điểm, thuộc tính của nó mà chưa
lột tả hết ngoại diên và nội hàm của khái niệm. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì
rằng sự phát triển của khoa học Tin học có tính bùng nổ và chưa phải đã đạt
đến đỉnh điểm. Do đó, cùng với sự phát triển của Tin học, các khái niệm cũng
sẽ dần dần được hoàn thiện và chính xác hoá. Hơn nữa, sẽ tồn tại những cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
định nghĩa khác nhau nếu như dựa trên những căn cứ khác nhau.
Về phần mình, chúng tôi đưa ra định nghĩa khái niệm ''Website dạy
học'' chủ yếu dựa vào chức năng dạy học mà không quan tâm đến các yếu tố
kỹ thuật hàm chứa trong nó. Hay nói cách khác, khái niệm được nhìn nhận
dưới nhãn quan của người nghiên cứu khoa học giáo dục.
Trang Web (Web page) là trang thông tin trên mạng Internet. Nội dung
thông tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh
động, phim, âm thanh, tiếng nói ... Mỗi trang Web được đánh dấu bằng một
địa chỉ để phân biệt với các trang khác và giúp mọi người truy cập đến. Bảng
Web (Website) là tập hợp các trang Web được liên kết lại với nhau xuất phát
từ một trang gốc (Home page), hay còn được gọi là trang xuất phát, trang đầu
tiên. Mỗi bảng Web có một địa chỉ riêng và đó cũng chính là địa chỉ của trang
gốc hay trang xuất phát.

Website dạy học được cấu thành từ những Site riêng biệt khác nhau,
mỗi một Site là một siêu văn bản sẽ thực hiện một chức năng hỗ trợ dạy học
nào đó. Với khả năng thực hiện hầu như vô hạn các liên kết giữa các Site với
các dạng thông tin (multimedia) khác nhau, trên một hệ thống vô số các máy
tính liên kết thành mạng, đã tạo nên một đặc trưng riêng biệt của Website.
Đặc trưng nổi bật của Website là có thể hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động
dạy và học.
Đặc trưng thứ hai của Website là không hạn chế năng lực sáng tạo và
phong cách riêng của từng GV khi sử dụng. Tập hợp được sức mạnh trí tuệ,
kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn... của nhiều tầng lớp xã hội để
nâng cao chất lượng dạy và học
Website được thiết kế với giao diện hết sức thân thiện, không yêu cầu
nhiều đến kiến thức Tin học và kỹ năng thao tác, là một phần mềm thân thuộc

Trích đoạn Những hạn chế và chỳ ý khi sử dụng website dạy học Thực trạng ứng dụng cụng nghệ thụng tin và truyền thụng trong dạy học Nhiệm vụ thực nghiệm Đỏnh giỏ kết quả học tập của học sinh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status