luận án tiến sĩ y học tình trạng nhiễm hiv, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - Pdf 25

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
* PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV,
CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Ở PHỤ NỮ BÁN DÂM TẠI 4 QUẬN HÀ NỘI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI, 2013
ii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác

Phạm Thị Minh Phương

iv LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành Luận án Tiến sỹ y học, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Trần Hậu Khang và PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn là hai người
thầy đã tận tâm hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
- GS.TS. Nguyễn Trần Hiển đã tận tình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu cho
bản luận văn.
- GS.TS. Phạm Ngọc Đính đã giúp đỡ tôi những ý kiến quý báu để tôi
hoàn thành bản luận án.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới:
- Khoa phòng chống HIV/AIDS, Khoa xét nghiệm, phòng Đào tạo sau
đại học Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và học tập.

1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm 7
1.4.2. Đặc điểm và các hành vi nguy cơ của phụ nữ bán dâm 13
1.4.3. Liên quan giữa các hành vi và nhiễm HIV/STI 18
1.5. Các biện pháp can thiệp làm giảm nhiễm HIV/STI 20
1.5.1. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD trên thế giới 20
1.5.2. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD tại Việt Nam 24
1.6. Một số đặc điểm về thành phố Hà nội 29
CHƯƠNG 2 33
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
vi 2.1. Đối tượng 33
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
2.3. Thiêt kế nghiên cứu 34
2.3.1. Cỡ mẫu 34
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu: 35
2.4. Các bước tiến hành điều tra 37
2.5. Các xét nghiệm được sử dụng 40
2.5.1. Các xét nghiệm đã được sử dụng 40
2.5.2. Nguyên lý và cách tiến hành của các xét nghiệm được ứng dụng 41
2.6. Các chỉ số nghiên cứu 44
2.7. Biện pháp can thiệp 47
2.8. Nhập và phân tích số liệu 50
2.9. Hạn chế sai số 50
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 51
2.11. Hạn chế của nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3… 55
KẾT QUẢ… 55
3.1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở

4.2.5. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm HIV 115
4.2.6. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm STI 116
KẾT LUẬN… 120
KHUYẾN NGHỊ 122
viii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
ix DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt
AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS Bao cao su
BDĐP Bán dâm đường phố
BDNH Bán dâm nhà hàng
BKT Bơm kim tiêm
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CT Can thiệp
GSTĐ Giám sát trọng điểm
HIV Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
PCR Polymerase Chain Reaction
Phản ứng khuếch đại chuỗi polyme
PNBD Phụ nữ bán dâm
QHTD Quan hệ tình dục

Bảng 3.5. Kiến thức cơ bản về HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 63
Bảng 3.6. Tỷ lệ PNBD làm xét nghiệm HIV 64
Bảng 3.7. Tỷ lệ PNBD nhận biết được các triệu chứng STI trước CT 65
Bảng 3.8. Thái độ xử trí khi có các biểu hiện STI trong lần gần đây nhất 66
Bảng 3.9. Tính sẵn có của bao cao su năm 2005-2006 67
Bảng 3.10. Tỷ lệ PNBD biết các địa điểm cung cấp BCS 67
Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy trong số PNBD có SDMT 69
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi, số tiền nhận được khi bán dâm, số lượng
khách hàng và tình trạng nhiễm HIV của PNBD ở Hà Nội năm
2005-2006 70
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các đặc trưng về nhóm đối tượng, nhóm tuổi,
trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng nhiễm HIV 71
Bảng 3.14. Một số hành vi SDMT và nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm PNBD
trước can thiệp 72
Bảng 3.15. Hành vi SDMT của khách hàng và nguy cơ nhiễm HIV của PNBD
73
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa sử dụng BCS, tiền sử STI và nhiễm HIV trong
nhóm PNBD trước can thiệp (n=499) 74
Bảng 3.17. Phân tích đa biến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV trong
nhóm PNBD ở Hà Nội năm 2005 – 2006. 75
xii Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng của PNBD và nhiễm
Chlamydia (n=499) 76
Bảng 3.19. Tuổi, số tiền thu được khi bán dâm, số lượng khách hàng và nguy
cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006 77
Bảng 3.20. Hiểu biết về STI, tiền sử mắc STI, thái độ xử trí khi nhiễm STI và
nguy cơ nhiễm Chlamydia 78
Bảng 3.21. Hành vi sử dụng BCS và nguy cơ nhiễm Chlamydia của PNBD ở

Biểu đồ 3.11.Tỷ lệ sử dụng BCS của BDĐP trước và sau can thiệp 86
Biểu đồ 3.12.Tỷ lệ sử dụng BCS của nhóm BDNH 87
Biểu đồ 3.13.Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI sau CT 87
Biểu đồ 3.14.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDNH 88
Biểu đồ 3.15.Sự thay đổi tỷ lệ nhiễm HIV và Chlamydia trong BDĐP 88
1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó có HIV là
một trong các vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Theo ước tính của Tổ chức
Y tế thế giới, hiện có trên 34 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm
toàn cầu có khoảng 340 triệu trường hợp mắc các STI bao gồm lậu, giang mai,
Chlamydia và trùng roi [126]. Tất cả các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
bao gồm cả nhiễm trùng có loét hoặc chỉ có viêm đều làm tăng lây nhiễm HIV.
Các STI có loét có nguy cơ làm tăng lây nhiễm HIV tới 300 lần nếu có quan hệ
tình dục không an toàn [71].
Cho đến nay, đại dịch HIV đã lan rộng ra toàn thế giới trong đó khu vực
cận Sahara chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nhiễm
HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong số các bệnh
truyền nhiễm, là căn nguyên gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ tuổi từ 15-49.
Đại dịch HIV là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững của toàn thế giới. Các
nhiễm trùng lây qua đường tình dục là gánh nặng lớn về kinh tế cũng như về
vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng như
kinh tế của từng gia đình. Ở các nước đang phát triển, các bệnh này và biến
chứng của chúng là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu khiến người dân đi
khám bệnh [83]. Để có thể đối phó với dịch HIV và STI, cần có sự kết hợp chặt
chẽ của mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi cá nhân và mọi lĩnh vực của xã hội,

2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV và
các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội giai
đoạn 2005-2010.

3 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
Phụ nữ bán dâm: là những phụ nữ dùng quan hệ tình dục qua đường âm đạo
hoặc hậu môn để đổi lấy tiền hoặc vật chất, quyền lợi.
Phụ nữ bán dâm đường phố (bán dâm đường phố): đón khách ở đường phố,
công viên hoặc những nơi công cộng.
Phụ nữ bán dâm nhà hàng (bán dâm nhà hàng): Đón khách tại quán bar, nhà
hàng, khách sạn, sàn nhảy, cơ sở xông hơi mát xa hoặc các cơ sở dịch
vụ giải trí [70].
Hành vi nguy cơ cao: là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục
không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ
làm lây nhiễm HIV [6].
Hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV: cho rằng chung thủy với bạn tình, luôn sử
dụng BCS khi QHTD làm giảm nguy cơ nhiễm HIV, dùng chung BKT
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, muỗi hoặc côn trùng đốt và sử dụng
nhà vệ sinh công cộng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Địa điểm làm xét nghiệm HIV bí mật tự nguyện: Là nơi khách hàng tự nguyện
đến làm xét nghiệm HIV và các thông tin cá nhân của khách hàng được
giữ bí mật.
HIV: là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh [6].
STI (Sexually Transmitted Infection): là các nhiễm khuẩn lây truyền qua quan

nghề thủ công, được khám, xét nghiệm và điều trị STI [97]. Theo Bộ Lao
động thương binh xã hội, cả nước có tới 86.547 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ
bị lợi dụng để hoạt động mua bán dâm bao gồm khách sạn, vũ trường, quán
5 Karaoke, cơ sở mát xa, quán cà phê. Đội kiểm tra liên ngành và các ngành
chức năng đã có những đợt kiểm tra, xử phạt các cơ sở dịch vụ có hoạt động
bán dâm và phá vỡ nhiều ổ, đường dây bán dâm [5].
PNBD ở Việt Nam được phân làm 3 cấp: Cấp thấp (là bán dâm trên
đường phố, di chuyển ở các khu vực có nhiều khách hàng bằng xe máy, hoặc
thuê xe ôm đưa đón và dẫn khách), cấp trung bình (là PNBD làm ở quán cà
phê ôm, bia ôm, các nhà hàng nhỏ, chòi câu cá, hiệu cắt tóc gội đầu và một số
cơ sở giải trí khác. Họ có thu nhập khá hơn so với BDĐP) và cao cấp (PNBD
làm việc trong các sàn nhảy, quán rượu, karaoke, hộp đêm và những cơ sở
dịch vụ đắt tiền khác. Họ thường có trình độ học vấn cao hơn, hấp dẫn hơn và
có thu nhập cao hơn) [131].

1.3. Các căn nguyên của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Các căn nguyên gây các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bao
gồm cả vi khuẩn, vi rút, đơn bào. Đường lây chủ yếu của các tác nhân này là
quan hệ tình dục không bảo vệ, nhưng cũng có thể lây từ mẹ sang con trong
thời kỳ mang thai, chuyển dạ, lây qua truyền máu và các sản phẩm của máu
hoặc cấy ghép mô [55], [73], [74], [92], [93], [94].
Do vi khuẩn
Neisseria gonorrhoeae (Vi khuẩn lậu): Gây bệnh lậu
Ở người lớn: gây viêm niệu đạo, tiết dịch niệu đạo, viêm tinh hoàn,
mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung, vòi trứng, viêm tiểu
khung, vỡ ối non, vô sinh
Ở trẻ sơ sinh: gây viêm kết mạc, sẹo kết mạc, mù
Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo):
Ở người lớn: viêm niệu đạo (thường không có triệu chứng), viêm âm
đạo, đẻ non, sinh con nhẹ cân
1.4. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở phụ
nữ bán dâm
1.4.1. Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm
 Thực trạng tình hình nhiễm HIV ở PNBD trên thế giới
Đại dịch HIV/AIDS được con người biết đến từ năm 1981 khi tháng
6/1981 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ đã phát hiện 5 người đồng tính
nam bị nhiễm Pneumocystis carinii ở Los Angeles. Sau đó nhiều nơi cũng công
bố lần lượt những trường hợp suy giảm miễn dịch trên những bệnh nhân bị mắc
bệnh ưa chảy máu đã từng truyền máu nhiều lần, hay những người tiêm chích
ma túy [40].
Theo ước tính của UNAIDS, toàn thế giới có khoảng 34 triệu người nhiễm
HIV [112]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD ở các khu vực trên thế giới khác nhau,
nhưng châu Phi vẫn là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao. Trên toàn khu
vực châu Phi, 19% PNBD nhiễm HIV. Một số nước có tỷ lệ này rất cao:49,4%
ở Guinea-Bissau, > 30% ở các nước Benin, Burundi, Cameroon, Ghana, Mali
và Nigeria [109].
Châu Mỹ là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm không
đồng đều. Tại Mỹ La tinh, tỷ lệ PNBD bị nhiễm HIV rất thấp, đặc biệt khu vực
Andean [51]. Ở khu vực Trung Mỹ, cho thấy tỷ lệ này khá cao ở Honduras
(10%), nhưng thấp ở Guatemala (4%) và El Salvador (3%). Guyna là một quốc
gia ở nam Mỹ có tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD khá cao, tới 16,6%. Một số
nước ở vùng Caribe có tỷ lệ nhiễm thấp như ở Haiti l 5,3 % và Jamaica 4.9 %
[111].
8


Ấn Độ là một quốc gia đông dân ở châu Á và cũng là một quốc gia có số
người nhiễm HIV cao. Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, Ấn Độ đang ở
trong giai đoạn dịch tập trung và PNBD là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều
của đại dịch HIV. Điều tra tại 4 bang của Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở
PNBD là 14,5 % [96]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD trên toàn quốc là 5%,
nhưng ở một số bang tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD rất cao, như 18% ở
Maharashtra, and 13% ở Manipur [116]. Điều tra về sinh học kết hợp với giám
sát hành vi đã được tiến hành năm 2006 và năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
giảm đáng kể trong nhóm đối tượng PNBD, từ 17,7% (2006) xuống còn 13,2 %
(năm 2009) [95].
Tại Campuchia, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm
HIV ở PNBD trực tiếp là 23,4% và năm 2006 là 14,7%. Tuy nhiên, ở một số
thành phố như Kampong Speu, Sihanoukville và Banteay Meanchey tỷ lệ có
thể lên tới 26%, 27% và 31% [58]. Tỷ lệ mắc HIV ở PNBD ở đô thị cao hơn
khu vực nông thôn. Từ 1992 tới 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở các đô thị lớn trung
bình là 60% so với khu vực ngoài đô thị là 19,8%. Campuchia là một đất nước
được cho là rất thành công trong công cuộc phòng chống HIV, đã làm giảm tỷ
lệ nhiễm HIV trong cộng đồng từ 3% năm 2007 xuống còn 0,7% năm 2009.
Các thành tựu này được cho là có sự đóng góp rất lớn của chương trình 100%
bao cao su ở Campuchia [57].
 Thực trạng tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990. Phần lớn
các trường hợp nhiễm thuộc nhóm nghiện chích ma túy nhưng lây nhiễm HIV
qua đường tình dục ngày càng tăng đặc biệt thông qua hoạt động mua bán dâm.
Việt Nam đang ở giai đoạn dịch tập trung, có tỷ lệ nhiễm HIV còn thấp ở nhóm
quần thể dân cư và cao trong một số nhóm như nghiện chích ma túy và PNBD
[24], [127]. Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, hiện nay
10
11 nhiều nhiễm trùng không biểu hiện triệu chứng và hệ thống báo cáo không đầy
đủ. PNBD được coi là nhóm có tỷ lệ nhiễm STI cao.
Lậu: là một STI cổ điển. Nhóm tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD khác nhau giữa
các quốc gia, các khu vực. Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD ở Yunnan (Trung Quốc)
là 37,8% [128], ở Quảng Đông là 9,5% [130]. Tại Campuchia, điều tra về STI
ở PNBD ở 3 thành phố lớn là Phnom penh, Battambang và Sihanouk Ville năm
1996 cho thấy 35% nhiễm lậu [100], tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD trong điều tra
năm 2001 là 14,2% [80] và năm 2005 là 12% [72]. Tại Indonesia, tỷ lệ nhiễm
lậu và Chlamydia của PNBD trong những năm 2000 từ 35% - 68% [64], [102];
tỷ lệ nhiễm lậu năm 2005 của PNBD là 28,6% [67].
Giang mai là một STI cổ điển và tỷ lệ nhiễm ngày càng giảm. Tại Trung
Quốc, tỷ lệ nhiễm giang mai của PNBD ở Yunnan là 9,5% [128], ở Quảng
Đông là 8% [130]. Ở Campuchia, điều tra về tình hình STI năm 1996 ở PNBD
cho thấy tỷ lệ có huyết thanh giang mai (+) là 14% [100], năm 2001 là 5,7%
[80] và năm 2005 là 2,3% [72].
Chlamydia là một STI rất thường gặp. PNBD là quần thể có tỷ lệ nhiễm
khá cao. Ở Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở PNBD tại Yunnan năm 2000
là 58,6% [128], tại 5 tỉnh khác năm 2001 là 41% [99], tại Quảng Đông 3,9%
[130]. Ở Campuchia, điều tra năm 1996 ở 3 thành phố Phnom penh,
Battambang và Sihanouk Ville cho thấy tỷ lệ PNBD nhiễm Chlamydia là
22,5% [100], điều tra năm 2001 là 12,1%[80] và năm 2005 là 14% [72].
 Thực trạng tình hình nhiễm STI tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh Viện Da liễu Trung ương, hàng năm
có khoảng 300.000 người mắc các STI do các đơn vị da liễu tuyến tỉnh báo cáo
[15]. Việt Nam chưa có một hệ thống giám sát các STI hoàn chỉnh nên số lượng
cũng như tình hình mắc STI ở các nhóm quần thể trong đó có nhóm PNBD
không được đầy đủ. Tuy nhiên, hình nhiễm các STI ở nhóm PNBD cũng được

Trích đoạn Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI ở PNBD tại Việt Nam Phương pháp chọn mẫu: Các bước tiến hành điều tra Nguyên lý và cách tiến hành của các xét nghiệm được ứng dụng Các chỉ số nghiên cứu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status